Tại sao Assad bất lực trước “đòn đánh” của Israel?
Trong khi hầu hết người Syria chờ đợi chính quyền của họ có hành động trả đũa kiên quyết trước một loạt trận không kích táo tợn của Israel nhằm vào giữa thủ đô Damascus thì Tổng thống Bashar al-Assad chỉ lên án những vụ tấn công đó và đe dọa đáp trả nếu có thêm hành động xâm lược như thế.
Quân đội trung thành với Tổng thống Assad gần đây liên tiếp giành chiến thắng trong cuộc chiến với phe nổi dậy Syria.
Phản ứng quá yếu ớt của chính quyền ông Assad đã khiến người dân Syria tức giận tự hỏi liệu chính phủ hèn nhát hay là có sẵn một kế hoạch khác trong đầu.
Báo chí nhà nước Syria dẫn lời một quan chức giấu tên cho biết, chính phủ đã bật đèn xanh cho người Palestine phát động các cuộc tấn công vào Israel từ khu vực Cao nguyên Golan bị chiếm đóng. Vị quan chức trên cũng nói thêm, chính phủ Syria sẽ cung cấp thêm một loạt vũ khí có chất lượng đến cho nhóm chiến binh Hezbollah ở Li-băng. Cả Palestine và nhóm chiến binh Hezbollah đều là kẻ thù đối đầu quyết liệt với Nhà nước Do Thái.
Giới phân tích ở Syria cho rằng, chính phủ của Tổng thống Assad buộc phải hành động một cách thận trọng trong vụ tấn công của Israel bởi nếu không sẽ dẫn viễn cảnh cả khu vực rơi vào một cuộc chiến tranh toàn diện.
Hơn nữa, chính quyền Syria nghĩ rằng, việc chuyển thêm nhiều vũ khí cho nhóm chiến binh Hezbollah cùng với việc mở mặt trận Golan cho người Palestine sẽ gây ra nhiều tổn thất cho Israel hơn là một cuộc chiến tranh thông thường.
Một chuyên gia chính trị có tên là Hamdi al-Abdullah đã chỉ ra hai nguyên nhân khiến chính quyền của ông Assad buộc phải có phản ứng mềm yếu trước đòn đánh của Israel .
Thứ nhất, nếu ra tay quyết liệt với Israel, chính quyền của Syria có thể sẽ kích động Nhà nước Do Thái tham gia vào cuộc nội chiến đẫm máu và ác liệt ở nước này. Một cuộc chiến với Israel sẽ tạo thêm gánh nặng vô cùng lớn đối với quân của ông Assad khi mà lực lượng này đang phải chiến đấu với phe nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn trên khắp cả nước. Trong khi đó, Israel sở hữu một quân đội được cho là mạnh hàng đầu trong khu vực. “Bất kỳ cuộc chiến tranh nào cũng cần phải được tính toán kỹ lưỡng để sao cho kết quả có lợi cho phía nhà nước chứ không phải cho phe nổi dậy có vũ trang”, nhà phân tích Abdullah cho hay.
Thứ hai, theo ông Abdullah, ” Syria không có quyền phát động một cuộc chiến tranh khu vực mà không tham vấn các đồng minh của họ bởi các đồng minh của Syria có quyền tham gia vào quyết định đó”.
Về khả năng đáp trả của Syria, ông Abdullah đã đề cập đến hai bước đi mà chính phủ Syria vừa tuyên bố, đó là mở Cao nguyên Golan cho người Palestine và tiếp tục vũ trang cho nhóm chiến binh Hezbollah.
Vị chuyên gia trên cho rằng, Cao nguyên Golan có ý nghĩa rất quan trọng và các chiến dịch của người Palestine ở đó có thể gây ảnh hưởng lớn đến Israel, khiến lực lượng của Nhà nước Do Thái ở đó nhụt chí.
Video đang HOT
Ông Maher Murhej,một nhân vật đối lập ở Syria, cũng nhất trí với nhận định của ông Abdullah về bản chất quan trọng của việc mở mặt trận ở Cao nguyên Golan cho người Palestine. Ông này nói rằng, việc cho phép người Palestine chiến đấu ở đó sẽ khiến Israel lo ngại và nó cũng khiến lực lượng của Nhà nước Do Thái bị phân tâm.
Cao nguyên Golan là khu vực rặng núi trải dài dọc biên giới Syria và Israel . 2/3 khu vực Cao nguyên Golan đã bị người Israel chiếm đóng từ cuộc chiến tranh năm 1967.
Trong khi nhấn mạnh tình hình hiện nay không có lợi cho chính quyền Syria để phát động một cuộc chiến tranh thì ông Murhej cũng cho rằng, phản ứng yếu ớt của chính quyền Tổng thống Assad đã phá tan hy vọng của người Syria trong việc giành lại những phần lãnh thổ đã mất.
Trong khi đó, ông Khalid Abd al-Majid – một thủ lĩnh chính trị và quân sự của người Palestine, cho biết, các nguồn tin chính thức từ Syria đã đề nghị lực lượng của ông mở cuộc kháng chiến chống Israel từ phần đất của Syria ở Cao nguyên Golan.
Quân Assad tiếp tục đà chiến thắng
Trong lúc này, quân đội trung thành với Tổng thống Assad vẫn tiếp tục chuỗi trận thắng lợi liên tiếp trong cuộc chiến chống lại phe nổi dậy. Ngày hôm qua (8/5), quân chính phủ đã chiếm được một thành phố chiến lược ở phía nam sau hai tháng giao tranh ác liệt ở đây. Chiến thắng này là một bước tiến để quân đội tiến tới việc giành lại quyền kiểm soát một tuyến đường trung chuyển quốc tế quan trọng.
Sự thất thủ của Khirbet Ghazaleh – thành phố nằm ở vùng đồng bằng Hauran Plain, trên đường cao tốc nối tới Jordan, diễn ra sau khi Hội đồng quân sự đối lập Syria được Jordan hậu thuẫn không thể cung cấp vũ khí cho những chiến binh bảo vệ nơi này.
Diễn biến trên đang khiến các chiến binh nổi dậy tức giận. Họ cho rằng, Jordan không cung cấp đủ sự giúp đỡ cần thiết cho họ trong cuộc chiến chống lại quân của Tổng thống Assad.
Khoảng 1.000 chiến binh nổi dậy đã rút ra khỏi Khirbet Ghazaleh từ ngày hôm qua sau khi mất hy vọng vào sự tiếp tế từ phía Jordan – nước đang tỏ ra thận trọng nhằm tránh đối mặt với đòn trả đũa quân sự từ phía Tổng thống Assad.
“Quân của ông Assad bắt đầu tiến vào từ phía bắc và phía tây. Tôi vẫn có thể trở lại Khirbet Ghazaleh nhưng tôi chẳng có thể làm gì ở đó. Tôi có thể đưa một nghìn chiến binh quay trở lại nhưng điều đó vô ích bởi chúng tôi không có vũ khí trong tay”, ông Abu Yacoub – chỉ huy lực lượng phe nổi dậy ở Khirbet Ghazaleh cho hay.
Ông Abu Yacoub cho biết đã liên lạc với ông Ahmad Nemaah, người đứng đầu hội đồng quân sự do Jordan hậu thuẫn, trước khi rút quân nhưng ông Nemaah nói rằng ông ta chẳng thể làm được điều gì.
“Nếu chúng tôi thua trận, điều đó không có nghĩa là chúng tôi sẽ thua mãi. Nhưng tất cả mọi người đang quay lưng lại với Nemaah”, ông Abu Yacoub nói.
Chiếm được Khirbet Ghazaleh là một thắng lợi rất có ý nghĩa đối với quân đội Syria nhưng là một thảm kịch lớn đối với phe nổi dậy. Theo lời ông Yacoub, “ngày mai, thảm kịch lớn sẽ xảy ra, tuyến đường cung cấp của chính quyền tới Deraa sẽ được mở lại, các sĩ quan sẽ trở lại và vũ khí tiếp tục được đưa vào đây. Vì thế, các cuộc oanh tạc sẽ lại diễn ra không ngừng. Chúng tôi đã phong tỏa họ trong 61 ngày qua nhờ kiểm soát được Khirbet Ghazaleh”.
Theo vietbao
Quân đội và học giả Trung Quốc nói gì về chiến tranh với Nhật?
Vụ tranh chấp đảoSenkaku/Điếu NgưgiữaTrung QuốcvớiNhậtđang kích động tinh thần dân tộc của dân chúng cả hai nước lên cao, nhất là phía Trung Quốc.
Sự kiện ngày 5/2, Nhật tố cáo tàu chiến Trung Quốc hai lần chĩa radar ngắm bắn vào tàu chiến và máy bay Nhật. Sau đó Thủ tướng Shinzo Abe lên tiếng coi đó là hành động khiêu khích nguy hiểm và yêu cầu phia Trung Quốc phải kiềm chế.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì phủ nhận việc này trong lúc các tướng lĩnh quân đội lại nói đó là tại tàu Nhật đi gần tàu Trung Quốc nên họ tự đi vào tầm ngắm của hỏa lực Trung Quốc chứ không phải tàu Trung Quốc cố ý ngắm bắn. Hơn nữa còn lớn tiếng lên án Nhật «hiếu chiến" vu vạ Trung Quốc. Nhật mới đầu nói sẽ công bố chứng cớ radar ngắm bắn của tàu chiến Trung Quốc chĩa vào phía Nhật, nhưng sau đó lại không công bố vì e ngại việc đó sẽ tiết bộ bí mật công nghệ quân sự của phía Nhật.
Cảnh sát Biển Nhật Bản phun vòi rồng chặn tàu cá Trung Quốc đi vào khu vực đảo Senkaku.
Nhân dịp này, bộ máy tuyên truyền chiến tranh của Bắc Kinh ầm ỹ la lối. Báo Giải phóng Quân sau đó lập tức đăng trên trang nhất bài «Chuẩn bị đánh nhau, trước hết phải xử trảm Thói quen hòa bình lâu ngày», có ý phê phán lâu nay quân đội Trung Quốc đã quen hòa bình, không có tinh thần chuẩn bị chiến đấu. Ngụy Văn Hào, Trưởng ban Quân huấn quân khu Bắc Kinh nói: Lâu ngày không đánh nhau, một số cán bộ chiến sĩ dần dần có thói quen hòa bình. Nhân vật này cảnh báo thói quen đó «tiềm ẩn trong mọi ngóc ngách của việc huấn luyện quân đội, khi đánh nhau thì sẽ thua to!». Báo Giải phóng quân bình luận: Quân đội chỉ có hai trạng thái là «đánh nhau» và «chuẩn bị đánh nhau», mà «chuẩn bị đánh nhau» là trạng thái thường ngày. Tướng Hứa Kỳ Lượng Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Trung Quốc mới đây yêu cầu phải «cố rèn luyện được một loạt sư đoàn tinh nhuệ, bộ đội quả đấm thép, dao nhọn át chủ bài, bảo đảm một khi cần đến thì kiên quyết bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia, lãnh thổ nguyên vẹn» ...Những lời lẽ nói trên rất làm vừa lòng những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, đồng thời làm cho các quốc gia xung quanh Trung Quốc cảm thấy lo lắng.
Một số tướng lĩnh quân đội tập họp thành «bè hợp xướng» đồng thanh kêu gọi Trung Quốc phải cứng rắn hơn với Nhật, làm như Trung Quốc đang bị Nhật «bắt nạt».
Hôm 22/2 vừa qua, tướng La Viện lần đầu chính thức ra tay trên Microblog mạng Tân Lãng bằng một bài viết sặc mùi thuốc súng, được dư luận Trung Quốc gọi là «Lời hịch chiến đấu. Trong có 2 ngày, ông tướng này viết 8 bài trên blog, thu hút hơn 200.000 cổ động viên, đề cập tới vấn đề đảo Senkaku/Điếu Ngư, vấn đề hạt nhân Triều Tiên và lập trường của Trung Quốc.
Hiện nay dân mạng Trung Quốc đang bàn thảo ầm ỹ về nhân thân của vị tướng phái diều hâu này. Năm 2008, La Viện từng mở Blog cá nhân nhưng năm 2010 phải đóng blog do «Điều lệ nội vụ Quân Giải phóng Trung Quốc» sửa đổi ban hành năm ấy không cho phép. Gần đây lại có quy định «Một số học giả quân đội» có thể mở Microblog cá nhân, chỉ cần «không vi phạm kỷ luật, không tiết lộ bí mật quân sự ». Thế là La Viện đăng đàn ngay. Trong bài đầu tiên viết trên Blog hôm 22/2/2013, La Viện tuyên bố phải «chiếm lĩnh trận địa dư luận quan trọng» «Chúng ta không thể im lặng được nữa không phải là chết trong im lặng mà là nổ trong im lặng» Và viên tướng này «nổ»: «Chúng ta phải chiến đấu vì tổ quốc thân yêu, vì đảng thân yêu, vì quân đội thân yêu, vì nhân dân thân yêu». Ông ta giải thích: Nhà nước, đảng, quân đội và nhân dân, 4 cái này là một thể thống nhất, «chiến đấu» là nói bên ngoài phải bảo vệ quyền của đất nước, bên trong phải trừng trị giặc trong nước, tấn công tham nhũng, chấn hưng Trung Quốc.
Người Trung Quốc thường có thói đại ngôn. Bên cạnh những lời lẽ hùng hổ của các tướng lĩnh hiếu chiến, một số học giả nước này có tâm trạng bình tĩnh hơn thì lại lo lắng nếu nổ ra chiến tranh với Nhật thì chắc gì Trung Quốc đã chiếm được lợi thế, dù có nhiều vũ khí và quân đội hơn?
Dưới đây là quan điểm của Xue Yong, một học giả Trung Quốc thuộc loại biết người biết ta, từng là nhà báo làm việc tại tờ Bắc Kinh Buổi chiều và cán bộ Viện Chính trị học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, Tiến sĩ sử học đại học Yale từ 2006, hiện là Phó giáo sư ĐH Suffolk.
Vụ tranh chấp lãnh thổ hải đảo giữa Trung Quốc với Nhật đang làm cho tình cảm chủ nghĩa dân tộc ở hai nước ngày một lên cao, những tiếng la ó đòi «đánh» vang lên nhức nhối.
Nếu xét tới các lợi ích lớn về chính trị và kinh tế của hai nước thì có thể thấy vụ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư khó mà có khả năng dẫn đến xảy ra cuộc chiến tranh Trung - Nhật lần thứ ba. Thế nhưng một khi cuộc chiến tranh này nổ ra, nó sẽ đem lại ảnh hưởng có tính hủy diệt đối với Trung Quốc. Vì thế ở đây cần nghiêm chỉnh phân tích tác hại và hậu quả của khả năng xảy ra chiến tranh.
Mỹ đã tuyên bố rõ ràng đảo Senkaku/Điếu Ngư nằm trong phạm vi quản lý của hiệp ước phòng thủ Nhật-Mỹ. Nếu nổ ra chiến tranh Trung- Nhật thì Mỹ rất khó không bị cuốn vào. Nhưng những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc ít nhất vẫn có quyết tâm là nếu Mỹ không tham chiến thì sức mạnh quân sự hiện có của Trung Quốc đủ sức để dạy cho Nhật một bài học.
Lối nói này là một dạng tự vả cho sưng mặt mình để người ngoài tưởng mình to béo, có thể là hợp với ý muốn của phái hữu Nhật Bản. Hiện nay còn rất khó đánh giá so sánh sức mạnh quân sự của hai nước Trung Quốc-Nhật Bản. Có điều, cho dù giả thử Trung Quốc mạnh hơn Nhật thì chúng ta cũng chẳng thấy đâu là lý do để Trung Quốc thắng trong cuộc chiến này.
Trước tiên, trong khuôn khổ tình hình quốc tế hiện nay, hai bên không có khả năng tiến tới một cuộc chiến tranh toàn diện, tức là có ném bom các đô thị lớn của đối phương, mà chỉ có thể triển khai chiến tranh cục bộ tại địa điểm có lợi cho mình. Điều này đem lại ưu thế rất lớn cho Nhật. Bởi lẽ xung đột xảy ra bởi nguy cơ tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư cho nên chiến tranh chủ yếu chỉ có thể diễn ra trên biển xa. Lực lượng quân sự Trung Quốc hiện nay vẫn lấy lục quân làm chủ yếu, còn hải quân Trung Quốc thì xưa nay chưa hề đánh một trận thắng nào ra trò. Sau nhiều năm hiện đại hóa, dĩ nhiên tình hình quân sự Trung Quốc hiện nay đã khác xưa nhưng công nghệ và vũ khí hiện đại đã nắm được sẽ có thể sử dụng như thế nào trong chiến tranh trênbiển xa? Về mặt này, kinh nghiệm của Trung Quốc chỉ là con số không tròn trĩnh.
Trong khi đó đối thủ của Trung Quốc lại là nước Nhật vốn có truyền thống hải quân kiêu hãnh. Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật năm 1905, Nhật lấy yếu thắng mạnh, chiến đấu trênbiển có tác dụng quyết định chiến thắng đó. Sau đó trong cuộc chiến tranh Thái Bình Dương với Mỹ, cho tới trước trận hải chiến ở đảo Midway, hải quân Nhật đánh trận nào cũng thắng. Đấy là chưa kể, hải quân Nhật hiện nay về cơ bản đều sử dụng vũ khí Mỹ. Tuy rằng nhiều năm qua Nhật không có chiến tranh, nhưng bộ máy quân sự Mỹ thì chưa một ngày nào nghỉ ngơi, vũ khí của họ được kiểm định nhiều lần trên chiến trường. Nhật có thể trực tiếp được sư phụ Mỹ truyền thụ đích thực cho cách sử dụng và phối hợp các loại vũ khí. Vì vậy có thể thấy cho dù sức mạnh quân sự tổng hợp của Trung Quốc hơn hẳn Nhật thì trong trận hải chiến này, Trung Quốc chỉ có thể ở vào thế yếu kém mà thôi.
Thứ hai, nếu đem trận hải chiến đó đặt lên bản đồ địa lý vĩ mô của hai nước mà xem xét thì thế yếu kém của Trung Quốc lại càng lộ rõ. Phần lớn nước Nhật đều nằm ở phía sau bán đảo Triều Tiên. Tại phía Bắc bán đảo này, Trung Quốc không có lối ra biển, cho nên không đủ sức vươn xa. Lãnh thổ Nhật hẹp mà dài, phía Đông nhìn ra Thái Bình Dương, các cảng biển chủ yếu đều ở bờ biển phía Đông, nhìn sang bên kia đại dương là nước Mỹ. Vì thế chiến tranh Trung - Nhật không có nhiều khả năng ảnh hưởng tới vùng trọng tâm kinh tế này của Nhật.
Ngược lại, bờ biển của Trung Quốc vốn có chiều dài hữu hạn, lại đều lộ ra trong diện tấn công của hải quân Nhật. Nếu cuộc chiến giằng co, hai bên đều không muốn tiến đến chiến tranh toàn diện có đánh phá các đô thị lớn, thì chiến lược hay nhất là phong tỏa và chốngphong tỏa. Cho dù Nhật không thể hoàn toàn cắt đứt đường giao thông thương mại trên biển của Trung Quốc thì ít nhất họ cũng có thể quấy rối hữu hiệu con đường đó. Ngược lại, hải quân Trung Quốc còn chưa có đủ thực lực và kinh nghiệm vươn xa ra Thái Bình Dương để phong tỏa bờ biển phía Đông của Nhật, ngay cả tuyến Okinawa cũng khó có thể chọc thủng.
Trong một cuộc chiến tranh lâu dài như vậy, việc buôn bán của Nhật sẽ vẫn bình thường như cũ. Cứ cho là Mỹ không trực tiếp tham chiến thì họ vẫn có thể đàng hoàng tiếp tế cho Nhật và phối hợp với Nhật để phong tỏa sự thông thương của Trung Quốc. Nếu con đường chở dầu trên biển bị cắt đứt thì Trung Quốc sẽ rất khó có thể đứng vững, lại càng không thể nói tiếp tục xuất khẩu hàng hóa. Hiện nay Trung Quốc không còn là Trung Quốc thời đại Mao Trạch Đông, mà về kinh tế đang phụ thuộc nhiều vào toàn cầu hóa. Nếu bị cắt đứt thông thương với thế giới thì cơ cấu kinh tế-xã hội Trung Quốc hiện nay sẽ rất khó có thể đứng vững tiếp.
Vì vậy «sự đe dọa của Trung Quốc» thực ra là cái mà phái hữu ở Nhật đang muốn thấy nhất. Có «sự đe dọa của Trung Quốc» thì Nhật có cớ để phục hồi sức mạnh quân sự. Nếu «sự đe dọa» ấy thực sự trở thành chiến tranh thì phái diều hâu ở Nhật càng có quyết tâm tất thắng và tin tưởng rằng nhờ thế sẽ có thể triệt để chuyển hóa địa vị của Nhật tại vùng Đông Á. Hậu quả là tiến trình hiện đại hóa của Trung Quốc sẽ bị phá hủy.
Theo vietbao
Mỹ "tiêm" 10 tỷ Usd vũ khí, Israel mạnh nhất khu vực? Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Israel hôm qua (22/4) đã công bố một hợp đồng mua bán vũ khí trị giá lên tới 10 tỷ USD nhằm tăng cường sức mạnh của quân đội Nhà nước Do Thái ở Trung Đông trong bối cảnh bất ổn trong khu vực đang ngày một gia tăng. Tái khẳng định cam kết không thể lay...