Tài sản của các doanh nghiệp lãi trên 10.000 tỷ đồng: Vinhomes, Vietcombank, PV GAS, Techcombank và Vinamilk
Tổng tài sản của Vinhomes, Vietcombank, PV GAS, Techcombank và Vinamilk là bao nhiêu?
Ảnh: PV.
Theo số liệu được công bố và trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong năm 2019, trong số các doanh nghiệp trên sàn, có 5 doanh nghiệp có lãi sau thuế lớn hơn 10.000 tỷ đồng.
Trong đó, dẫn đầu là Vinhomes (HoSE: VHM) với hơn 24.200 tỷ đồng lãi sau thuế trong năm 2019. Đứng vị trí thứ 2 về lợi nhuận là Ngân hàng Vietcombank (HoSE: VCB) với hơn 18.500 tỷ đồng lãi sau thuế.
Tiếp đến là Tổng Công ty Khí Việt Nam (PV GAS, HoSE: GAS) với khoản lãi hơn 12.100 tỷ đồng năm 2019. Lần lượt giữ vị trí số 4 và số 5 về mức lãi sau thuế là Ngân hàng Techcombank (HoSE: TCB) và Vinamilk (HoSE: VNM).
Bên cạnh lợi nhuận cao, thì những doanh nghiệp này cũng sở hữu khối tài sản khá khủng.
Cuối năm 2019, Tổng tài sản của Vietcombank là hơn 1,22 triệu tỷ đồng. Ảnh: PV.
Cụ thể như Vietcombank, Tổng tài sản của Ngân hàng này vào thời điểm cuối năm 2019 là hơn 1,22 triệu tỷ đồng. Tiếp đến là Ngân hàng Techcombank với hơn 383.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do đặc thù của ngành Ngân hàng là hoạt động như một trung gian tài chính, huy động và cho vay để hưởng chênh lệch lãi suất. Do đó, vốn chủ sở hữu của các Ngân hàng này luôn ở mức khá thấp, mà thay vào đó là tổng nợ phải trả cũng gần như là tổng tài sản của Ngân hàng. Trong đó, chủ yếu là các khoản tiền gửi của khách hàng.
Tiêu biểu như Vietcombank, vốn chủ sở hữu của Ngân hàng này chỉ hơn 85.753 tỷ đồng, trong khi tổng nợ phải trả tới hơn 1,13 triệu tỷ đồng, trong đó hơn 928.400 tỷ đồng là tiền gửi của khách hàng.
Video đang HOT
Do đặc thù của ngành Ngân hàng, Tổng nợ phải trả của Techcombank chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng này. Ảnh: PV.
Tương tự, tổng nợ phải trả của Techcombank là hơn 321.600 tỷ đồng, trong đó hơn 231.000 tỷ đồng là tiền gửi của khách hàng. Vốn chủ sở hữu của Techcombank cũng chỉ ở mức hơn 62.000 tỷ đồng.
Chính do đặc thù kinh doanh như vậy, nên những chỉ số về nợ xấu và đặc biệt là chỉ số CAR luôn được quan tâm hàng đầu. CAR là hệ số an toàn vốn, phản ánh mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số CAR là thước đo quan trọng để đo mức độ an toàn hoạt động của ngân hàng.
Ngoài Ngân hàng, thì doanh nghiệp khác cũng có khối tài sản khủng.
Vinamilk có cơ cấu tài chính khá lành mạnh, khi nợ phải trả chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của Công ty. Ảnh: PV.
Vinhomes có mức lãi sau thuế hơn 24.200 tỷ đồng năm 2019, gần gấp đôi so với những doanh nghiệp còn lại. Ảnh: PV.
Tổng tài sản của PV GAS năm 2019 là hơn 62.254 tỷ đồng. Cơ cấu tài chính của GAS cũng theo hướng lành mạnh khi tổng nợ phải trả chiếm phần nhỏ, chỉ ghi nhận hơn 12.570 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.
Theo nhipcaudautu.vn
Nhìn lại một thập kỷ lợi nhuận của những 'anh hào' trên sàn HoSE
Năm 2019 sắp qua đi, khép lại thập kỷ thứ hai của thế kỷ thứ 21. Lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết lớn nhất sàn HoSE cũng ghi nhận nhiều thay đổi đáng chú ý sau 10 năm.
Nhìn lại một thập kỷ lợi nhuận của những 'anh hào' trên sàn HoSE
Lên sàn tháng 5/2018, "tân binh" Vinhomes - át chủ bài của tỷ phú Phạm Nhật Vượng - nhanh chóng chiếm lĩnh ngôi vị quán quân với 17.347 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế 9 tháng năm 2019, cao hơn đáng kể á quân Vietcombank với lợi nhuận 14.127 tỷ đồng.
Trùng hợp, đầu thập kỷ, Vietcombank cũng là doanh nghiệp giữ ngôi á quân lợi nhuận sàn HoSE, xếp sau PV GAS.
9 tháng năm nay, PV GAS đạt lợi nhuận sau thuế 9.060 tỷ đồng, giữ vị trí số 3 sàn HoSE.
Ước tính giai đoạn 2010 - 2019, lợi nhuận Vietcombank tăng gấp khoảng 4 lần; trong khi PV GAS tăng khoảng 2,5 lần.
Trong top 10 doanh nghiệp có lợi nhuận lớn nhất sàn HoSE, ấn tượng nhất phải kể đến trường hợp của VPBank khi thập kỷ qua, lợi nhuận sau thuế của ngân hàng này ước tính tăng tới trên 15 lần. Hòa Phát cũng là trường hợp gây ấn tượng khi ghi nhận mức tăng lợi nhuận gấp khoảng hơn 5 lần.
Tăng trưởng lợi nhuận của Techcombank và MB cũng khá cao so với mặt bằng chung khi tăng khoảng từ 4 đến 5 lần sau một thập kỷ.
"Nữ hoàng ngành sữa" Vinamilk ghi nhận mức tăng lợi nhuận khoảng 3 lần giai đoạn 2010 - 2019. Trong khi đó, VietinBank và BIDV cũng trong top 10 lợi nhuận nhưng chỉ tăng gấp đôi trong thập kỷ qua.
Mở rộng ra ngoài top 10, gây ấn tượng nhất là MWG khi đạt tăng trưởng lợi nhuận giai đoạn 2010 - 2019 lên đến khoảng 35 lần. HDBank cũng gây chú ý khi lợi nhuận tăng gấp khoảng 14 lần. Bên cạnh đó, TPBank hay Đất Xanh Group cũng ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận hàng chục lần trong thập kỷ qua.
Biểu đồ diễn biến VN-Index và P/E giai đoạn 2010 - 2019. Nguồn: FiinTrade (số liệu từ ngày 4/1/2010 đến ngày 23/12/2019)
10 năm qua, chỉ số VN-Index đã tăng 85%, từ mức 517,1 điểm chốt phiên 4/1/2010 lên mức 959,4 điểm chốt phiên 23/12/2019.
Tuy nhiên, chỉ số giá trên lợi nhuận (P/E) lại giảm, từ mức 18,2 lần hồi đầu thập kỷ xuống còn 15,7 lần chốt phiên 23/12/2019, phần nào cho thấy mức định giá hiện nay của thị trường rẻ hơn so với 10 năm trước xét trên khía cạnh lợi nhuận.
Trong khi đó, ra đời đầu năm 2012 với xuất phát điểm 449,4 điểm, đến nay, chỉ số VN30-Index - đại diện cho những doanh nghiệp lớn nhất sàn HoSE - đã tăng 93% lên 868,2 điểm chốt phiên 23/12/2019. Song song, P/E của nhóm VN30 tăng từ khoảng 12 lần lên khoảng 17 lần, cho thấy định giá nhóm này đắt lên xét theo khía cạnh lợi nhuận.
Về triển vọng năm 2020, theo báo cáo công bố gần đây bởi JP Morgan, cơ quan này đánh giá tích cực với thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm sau trên cơ sở tăng trưởng kinh tế cao, vĩ mô ổn định.
Cụ thể, JP Morgan dự báo VN-Index sẽ đạt 1.105 điểm vào năm 2020.
Theo quan điểm của JP Morgan, sự cải cách chính sách, cán cân thanh toán thặng dư và sự thay đổi chuỗi cung ứng sẽ tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng cũng như giữ lạm phát ổn định vào năm tới.
Tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp được dự báo ở mức 15%.
Ở kịch bản tích cực, JP Morgan cho rằng VN-Index có thể đạt mức 1.220 điểm nếu lợi nhuận toàn thị trường tăng 17% và P/E sẽ tăng thêm 10%. Các yếu tố hỗ trợ kịch bản này gồm: tăng trưởng toàn cầu mạnh hơn dự kiến; tình hình nâng hạng tích cực; dòng vốn ngoài đổ vào thị trường mạnh sau khi được nâng hạng và Chính phủ đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng.
Ở kịch bản tiêu cực, JP Morgan dự báo VN-Index sẽ về 865 điểm. Kịch bản này được xây dựng dựa trên lợi nhuận toàn thị trường sẽ giảm 10% so với kỳ vọng và P/E giảm 20%. Những yếu tố để diễn ra kịch bản này gồm tăng trưởng toàn cầu chậm hơn dự kiến; các cải cách quan trọng bị trì hoãn và căng thẳng thương mại toàn cầu ảnh hưởng tiêu cực đến Việt Nam.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
PV GAS đứng thứ 3 trong Top10 doanh nghiệp lãi cao nhất sàn chứng khoán Top 10 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoan Việt Nam mang về gần 5 tỷ USD lợi nhuận và Tổng công ty Khí Việt Nam - PV GAS đứng thứ 3 trong số đó. Bảng xếp hạng doanh nghiệp có lợi nhuận cao nhất trong 9 tháng đầu năm nay tiếp tục là những cái tên quen thuộc đứng đầu từng...