Tai nghe True Wireless giá rẻ dễ mua, dễ hỏng
Tai nghe True Wireless giá vài trăm nghìn đồng, dùng lâu sẽ có hiện tượng tiếng bên to bên nhỏ, kết nối chập chờn.
Theo một hệ thống chuyên về tai nghe ở Hà Nội, tổng số sản phẩm TrueWireless tại thị trường Việt Nam trong năm 2020 đã hơn 100 mẫu, chiếm 40% số này là nhóm giá rẻ, từ 1 đến 2 triệu đồng.
Tai nghe không dây nhỏ gọn kiểu True Wireless ngày càng phổ biến ở Việt Nam.
Nếu phân khúc giá hơn 2 triệu đồng tập trung các thương hiệu âm thanh quen thuộc, như Sennheiser, B&O, JBL, Jabra, Audio Technica, Sony, Samsung…, tầm dưới lại rất phức tạp và rộng lớn. Tai nghe giá rẻ có thể chia thành 3 nhóm: Sản phẩm của các hãng âm thanh, tai nghe với những cái quen thuộc, như Soul, Skullcandy, SoundMagic hay Defunc, Mee Audio…; sản phẩm của các hãng phụ kiện điện thoại như Xiaomi, Anker, Remax, Hoco… và tai nghe sao chép, nhái kiểu dáng, tên gọi của AirPods. Một số mẫu giá từ 200.000, 300.000 đồng, nhưng hầu hết đều chưa đến 1 triệu đồng. Nhóm sản phẩm thứ ba thường được bán trên các trang thương mại điện tử. Một số model đạt doanh số trung bình gần nghìn chiếc mỗi tháng.
Theo anh Nguyễn Phương, một người kinh doanh tai nghe lâu năm ở Hà Nội, tai nghe giá rẻ dễ tiếp cận với người tiêu dùng nhất. Dù giá không cao, chúng vẫn có nhiều tính năng, mang lại trải nghiệm không dây mới mẻ cho người dùng điện thoại phổ thông. Nhu cầu của những người này là thay thế cho tai nghe không dây truyền thống, không cần chất lượng âm thanh cao cấp và không muốn đầu tư nhiều tiền.
Tuy nhiên, sự đa dạng khiến cho thị trường tai nghe True Wireless giá rẻ ở Việt Nam khá hỗn loạn. Theo anh Phương, chất lượng âm thanh và kết nối của các mẫu giá vài trăm nghìn đồng có sự chênh lệch lớn với giá tiền 1 – 2 triệu đồng. Tai nghe True Wireless cần chip xử lý, kết nối không dây tốt để giữ ổn định với nguồn phát. Không ít sản phẩm giá rẻ sử dụng một thời gian sẽ có hiện tượng tiếng bên to, bên nhỏ, hay rớt âm thanh.
Ngoài ra, các mẫu dưới 1 triệu đồng không xứng đáng để nghe nhạc vì chất lượng của chúng kém hơn nhiều tai nghe có dây, do nhà sản xuất phải hy sinh phần âm thanh, bù đắp vào việc thêm các tính năng kết nối, pin. “Nếu dùng để chơi game hay xem phim,người dùng nên tránh những model này, do thường độ trễ tín hiệu lớn, gây ra hiện tượng hình trước, tiếng sau”, anh Phương nói.
Nhiều tai nghe giá rẻ, giá vài trăm nghìn đồng nhưng có tính năng tương tự AirPods.
Người mua tốt hơn cả vẫn nên lựa chọn hàng có thương hiệu được đảm bảo, vì sản phẩm True Wireless cần dùng pin. Nếu kiểu dáng quá nhỏ, nên độ bền và tuổi thọ của sản phẩm sẽ kém, dễ trục trặc hơn nhiều tai nghe thông thường.
Tai nghe không dây nhỏ gọn True Wireless bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2017, khi Apple tung ra AirPods. Tuy nhiên, đây là sản phẩm đắt tiền ít người sắm được, vì giá từ 5 đến 6 triệu đồng. Cuối 2018, AirPods vẫn là biểu tượng của tai nghe True Wireless tại Việt Nam vì số lượng model dòng này chỉ trên đầu ngón tay. Hiện tại, số lượng sản phẩm mỗi năm tăng gấp đôi. Giá càng thấp, thương hiệu càng nhiều.
Đánh giá Galaxy Buds plus: Tai nghe true wireless đáng tiền nhất hiện nay, nhưng cần điều chỉnh thì mới dùng "ngon"
Dù thiết kế không đổi so với người tiền nhiệm, nhưng những nâng cấp mà Samsung mang đến cho Buds plus vẫn giúp cho nó trở thành tai nghe TWS cực kỳ đáng giá trong phân khúc.
Sự kiện Apple loại bỏ jack cắm tai nghe trên iPhone và ra mắt AirPods vào năm 2016 đã tạo nên một xu thế mới trên thị trường. Thời gian đầu, người dùng và các nhà sản xuất khác đều tỏ ra bối rối về sự thay đổi đột ngột này.
Thế nhưng, trong khoảng 1 năm trở lại đây, tai nghe true wireless (TWS) đã dần khẳng định được tầm quan trọng của mình. Các nhà sản xuất Android cũng theo chân Apple loại bỏ jack cắm tai nghe, và phản hồi của thị trường với tai nghe true wireless là rất tốt. Lĩnh vực này thu hút ngày một nhiều cái tên tham gia, trong đó bao gồm các hãng sản xuất điện tử tiêu dùng (Apple, Samsung, Xiaomi) và cả các hãng chuyên về âm thanh/phụ kiện (Sony, Sennheiser, Jabra, B&O).
Nếu như Apple đã có được thành công vang dội với AirPods, thì Samsung cũng đã có được chỗ đứng nhất định trên thị trường với Galaxy Buds ra mắt hồi năm ngoái. Năm nay, thay vì một phiên bản mới, Samsung lại quyết định tung ra Galaxy Buds plus với ngoại hình không đổi và thay vào đó hãng chỉ tập trung nâng cấp phần cứng bên trong.
Video đang HOT
Galaxy Buds plus có thiết kế tương đồng so với người tiền nhiệm
Không quá khác biệt so với người tiền nhiệm, liệu Galaxy Buds plus có đủ sức cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường? Hãy cùng phân tích một số ưu và nhược điểm của cặp tai nghe này.
Thời lượng pin tuyệt vời
Nếu như để chỉ ra tính năng đáng giá và hấp dẫn nhất của Galaxy Buds plus , thì đó chắc chắn là thời lượng pin. Galaxy Buds plus cho thời gian sử dụng liên tục lên tới 11 tiếng, gấp đôi so với AirPods (5 tiếng) và lâu hơn so với một đối thủ sừng sỏ khác là Sony WF-1000XM3 (6-8 tiếng). Điều này khiến Galaxy Buds plus là tai nghe true wireless với thời lượng pin hàng đầu hiện nay.
Thời lượng pin của Galaxy Buds plus sẽ khiến cho cặp tai nghe này trở nên cực kỳ hấp dẫn trong con mắt của một số người dùng. Ví dụ, nếu như bạn là người thường xuyên có mặt trên những chuyến bay dài, hay phải đeo tai nghe liên tục mà không có điều kiện sạc, bạn sẽ thấy rằng thời lượng pin "khủng" của Buds plus là rất đáng giá.
Thời lượng pin là điểm mạnh nhất trên Buds plus
Thế nhưng không chỉ với người dùng đeo tai nghe liên tục, mà thời lượng pin của Buds plus còn có ích ngay cả đối với người dùng thông thường (vốn mỗi ngày chỉ nghe khoảng 1-2 tiếng). Bởi lẽ sau một thời gian sử dụng, tất cả mọi tai nghe true wireless, trong đó có Buds plus , sẽ đều bị chai pin. Thế nhưng, do Buds plus có thời lượng pin rất lâu, vì vậy kể cả khi bị chai pin thì nó vẫn có thể đáp ứng tốt nhu cầu của đa số người dùng trong một khoảng thời gian dài.
Chất âm tốt dù không hỗ trợ ANC
Thế hệ Galaxy Buds nguyên bản đã có chất âm tương đối tốt và một sự cải thiện là không quá cần thiết. Ấy vậy, Samsung vẫn quyết định nâng cấp khía cạnh này trên Galaxy Buds plus .
Buds plus là một trong số ít những tai nghe TWS sở hữu thiết kế driver kép (dual driver). So với driver đơn, ưu điểm của driver kép là âm trầm (bass) và âm bổng (treble) được đảm nhiệm riêng rẽ bởi mỗi driver.
Samsung nâng cấp chất âm trên Buds plus nhờ thiết kế dual driver
Điểm đáng tiếc nhất khi xét đến chất lượng âm thanh của Galaxy Buds plus là sự thiếu vắng của công nghệ chống ồn chủ động (ANC). Tuy nhiên, khó có thể coi đây là nhược điểm, bởi lẽ giá của Buds plus (149 USD) là thấp hơn đáng kể so với những cặp tai nghe TWS có hỗ trợ ANC như AirPods Pro (249 USD) và WF-1000XM3 (230 USD). Trong tầm giá của Buds plus , AirPods "thường" cũng không có ANC.
Quan trọng hơn, dù Buds plus không có ANC, nhưng thiết kế in-ear của nó vẫn giúp cách âm tương đối tốt. Khi đeo Buds plus ở điều kiện môi trường thông thường, nguời dùng sẽ khó có thể nghe thấy âm thanh xung quanh. Thực tế, Samsung còn tích hợp cả tính năng "Ambient Mode", hơi giống so với "Transparency Mode" của AirPods Pro, cho phép hoà trộn nhạc và âm thanh của môi trường xung quanh.
Cần phải điều chỉnh mới dùng ngon
Galaxy Buds plus là một tai nghe với chất âm tốt, tuy nhiên để có thể đạt được điều này, người dùng sẽ cần phải điều chỉnh một số thứ thì mới đạt được hiệu quả ưng ý. Bởi lẽ, nếu người dùng sử dụng tất cả mọi thứ theo "mặc định" (nghĩa là bóc hộp xong là dùng luôn) rất có thể họ sẽ cảm thấy thất vọng.
Việc đầu tiên người dùng cần làm là thử hai cặp eartips đi kèm. Rất nhiều người thường bỏ qua bước này vì "ngại", nhưng với Galaxy Buds plus nói riêng và tai nghe in-ear nói chung, việc lựa chọn một cặp eartips phù hợp là rất quan trọng. Nó không chỉ giúp người dùng có được cảm giác đeo thoải mái nhất, mà cũng góp phần cải thiện chất lượng âm thanh đáng kể.
Thử eartips có sẵn trong hộp là việc người dùng nên làm khi sử dụng Buds plus
Tuỳ vào cấu trúc tai của từng người mà họ sẽ chọn một cặp eartips phù hợp cho mình. Cá nhân tôi khi sử dụng eartips mặc định cho cảm giác không thật sự chắc chắn, nhưng khi đổi sang một cặp eartips khác thì điều này đã được khắc phục. Nếu như Galaxy Buds plus có tính năng lựa chọn eartips phù hợp nhất cho người dùng như AirPods Pro thì tốt biết bao, nhưng khó có thể đòi hỏi được thêm gì ở mức giá này.
Thứ hai, người dùng cần cài đặt ứng dụng Galaxy Wearable trên App Store/Play Store và điều chỉnh EQ. Chế độ âm thanh mặc định của Galaxy Buds plus là "Normal" cho chất âm khá "thường", nếu không muốn nói là tệ. Thế nhưng, mọi thứ thay đổi hoàn toàn khi chuyển sang chế độ "Dynamic". Ngoài ra, Buds plus còn một số EQ như "Soft", "Bass boost", "Clear" và "Treble boost"; tuy nhiên đa số người dùng nên lựa chọn "Dynamic" làm chế độ EQ chủ đạo.
Thay đổi EQ sang mức "Dynamic" sẽ giúp cải thiện đáng kể chất lượng âm thanh
Nếu người dùng điện thoại Samsung, một tính năng khác rất đáng để quan tâm là "Game mode". Galaxy Buds plus có độ trễ khoảng 0.5s, khiến cho trải nghiệm chơi game bằng chiếc tai nghe này là rất khó chịu. Chế độ "Game Mode" giúp giảm thiểu tình trạng này thông qua việc sử dụng codec riêng của Samsung, nhưng cũng mang đến hạn chế là nó chỉ hoạt động với các smartphone của Samsung.
Vẫn tồn tại một số nhược điểm
Mặc dù Galaxy Buds plus về cơ bản là một tai nghe TWS rất tốt, tuy nhiên nó không phải là không có nhược điểm.
Đầu tiên, chất lượng thu âm/thoại cuộc gọi của Galaxy Buds plus dù đã được cải thiện đáng kể so với thế hệ đầu tiên, nhưng vẫn chưa thật sự tốt để người dùng có thể tự tin thực hiện cuộc gọi, đặc biệt là trong môi trường ồn ào. Nếu người dùng cần một chiếc tai nghe TWS để nghe/gọi, chúng tôi cho rằng AirPods vẫn là sự lựa chọn hàng đầu, vì thiết kế của AirPods cho phép thu âm tốt hơn so với những loại tai nghe nhét tai.
Dù được nâng cấp về số lượng micro từ 2 lên 3, tuy nhiên Buds plus vẫn chưa đủ tốt để người dùng tự tin thực hiện cuộc gọi ở các điều kiện môi trường khác nhau
Thứ hai, như đã nói ở trên, Buds plus có độ trễ cao khiến cho nó không phù hợp với đối tượng game thủ. Đây cũng là một yếu tố mà AirPods tỏ ra nhỉnh hơn. Dù vậy, nếu bạn thật sự nghiêm túc trong việc chơi game, sử dụng một chiếc tai nghe có dây vẫn là sự lựa chọn tốt nhất.
Tai nghe TWS xuất sắc nhất trong tầm giá
Galaxy Buds plus không hoàn hảo. Như đã nói ở trên, cặp tai nghe này còn một số hạn chế liên quan đến độ trễ và mic thoại. Ngoài ra, người dùng cũng cần điều chỉnh một số thứ thì cặp tai nghe này mới cho hiệu quả tối ưu nhất.
Tuy nhiên, đó chỉ là một số hạn chế nhỏ. Điều quan trọng, đó là Galaxy Buds plus là một cặp tai nghe TWS cho chất âm tốt, thời lượng pin tuyệt vời, đầy đủ tính năng (touchpad điều khiển, cổng USB-C, sạc không dây) đi đôi với một mức giá hợp lý.
Mặc dù giá niêm yết của Buds plus tại Việt Nam là khoảng 4.5 triệu đồng, nhưng theo tham khảo của chúng tôi, hiện không khó để người dùng sở hữu nó với số tiền chỉ khoảng 3 triệu đồng. Khi so sánh với AirPods (bản thường) trong cùng tầm giá, ngoại trừ chất lượng mic và khả năng tương thích với iOS, tai nghe của Samsung vượt trội hơn hoàn toàn so với đối thủ.
Galaxy Buds plus là một chiếc tai nghe TWS tuyệt vời trong tầm giá
Vì vậy, trừ khi bạn là một người dùng iOS mê AirPods hay coi trọng chất lượng microphone thoại, thì xét một cảnh tổng thể, khó có sự lựa chọn nào trong tầm giá tốt hơn Galaxy Buds plus .
Ưu điểm
- Thời lượng pin tuyệt vời
- Chất lượng âm thanh tốt
- Mức giá hợp lý
- Hỗ trợ sạc không dây, cổng USB-C
- Thương hiệu danh tiếng, thị trường phụ kiện phong phú
- Ứng dụng có mặt cho cả iOS và Android
Nhược điểm
- Hệ thống micro vẫn chưa đủ tốt để người dùng thoải mái thực hiện cuộc gọi
- Không có ANC
Theo GenK
Tai nghe True Wireless giá 8,5 triệu đồng của Sennheiser Sennheiser Momentum True Wireless 2 được nâng cấp về chất lượng âm thanh và thời lượng pin so với đời đầu. Momentum True Wireless 2 có hộp đựng không khác nhiều so với "đàn anh" với hai tông màu khác nhau: xám đậm và xám sáng. Hộp đựng thế hệ mới nhỏ hơn phiên bản đầu, nhưng được nâng cấp mạnh về dung...