Tai nghe không dây có an toàn không?
Khi tai nghe không dây trở nên phổ biến thì người ta cũng đặt ra câu hỏi liệu sản phẩm này có gây hại gì cho cơ thể của người sử dụng không. Trường điện từ phát ra từ tai nghe không dây liệu có an toàn?.
Công nghệ không dây đã thay đổi thế giới chúng ta đang sống. Không còn nghi ngờ gì nữa, từ radio và truyền hình đến điện thoại di động, hầu hết mọi thứ chúng ta làm ngày nay đều sử dụng các hình thức truyền không dây. Và mặc dù điều đó mang lại sự tiện lợi phi thường và những lợi ích không thể nghi ngờ, nhưng không phải không có nhược điểm. Vấn đề nằm ở tần số vô tuyến từ hầu hết các thiết bị điện tử tiêu dùng. Chúng lan truyền theo mọi hướng, không chỉ hướng tới người nhận.
Ngay cả bây giờ, khi bạn đang đọc điều này, có thể có một vài tín hiệu mạng Wi-Fi đang đập vào cơ thể bạn. Bên cạnh đó, có hàng trăm loại tín hiệu khác yếu hơn, như đài FM/AM, vệ tinh và tất cả các loại chương trình phát sóng khác bao quanh chúng ta mỗi phút mỗi ngày.
Khi chúng ta ở xa nguồn phát tín hiệu, điều này làm cho các tác động tiêu cực đối với cơ thể không đáng kể. Nhưng có một số thiết bị chúng ta giữ gần trái tim và tâm trí của chúng ta theo nghĩa đen, chẳng hạn như điện thoại thông minh, hay tai nghe không dây, liệu chúng có hại hay không?
Lâu nay, chúng ta có tai nghe không dây (cài một bên tai) để lái xe rảnh tay hoặc nói chuyện khi đang di chuyển. Tuy nhiên, khi Apple giới thiệu AirPods, hãng đã làm cho tai nghe không dây thực sự trở thành xu hướng và tạo ra một làn sóng tai nghe không dây trở nên phổ biến từ đó.
Liệu trường điện từ (EMF) của tai nghe không dây có gây hại cho cơ thể bạn? Bạn nên dùng tai nghe không dây hay có dây, hãy xem bài viết dưới đây.
Tai nghe không dây hoạt động như thế nào?
Cho dù bạn chọn nhãn hiệu tai nghe nào, tất cả đều hoạt động theo cùng một cách: thông qua kết nối Bluetooth. Bluetooth không phải là một số công nghệ khác nhau. Nó chỉ là một tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi để truyền tần số vô tuyến tầm gần.
Dải tần mà Bluetooth hoạt động nằm trong khoảng từ 2,4 GHz đến 2,4835 GHz. Đây cũng là nơi bạn có thể tìm thấy tần số của lò vi sóng – hoạt động ở mức 2,45 GHz. Tất nhiên, sự khác biệt nằm ở công suất: lò vi sóng có công suất trong khoảng từ 600 đến 1200W, trong khi tai nghe Bluetooth được phân loại là máy phát Class 2. Điều này có nghĩa là chúng có thể truyền tới 10 mét và hoạt động ở công suất truyền cao nhất 2,5 mW. Để tiện so sánh, bạn nên biết rằng 2,5 mW nhỏ hơn 240.000 lần so với 600W. Nói cách khác, sẽ mất nhiều tháng để cặp tai nghe phát ra một năng lượng mà lò vi sóng tạo ra trong một phút.
Tuy nhiên, khi nói đến trường điện từ (EMF), nó không chỉ bao hàm công suất, có một khía cạnh khác cần được xem xét.
Tỷ lệ hấp thụ cụ thể – nó có ý nghĩa gì với bạn?
Tỷ lệ hấp thụ cụ thể (SAR) là một phép đo xem có bao nhiêu năng lượng từ Từ trường tần số vô tuyến được cơ thể con người hấp thụ. Nó được đo bằng watt trên mỗi kilôgam (W/kg) và được các cơ quan quản lý sử dụng để xác định xem một thiết bị có an toàn đối với con người hay không.
Vấn đề là không giống như hầu hết các phép đo khoa học khác, SAR khó có thể cho một kết quả chính xác trọn vẹn do óng EMF không lan truyền đồng đều để phép đo đại diện cho năng lượng trung bình được hấp thụ bởi một thể tích mô nhất định. Tại Mỹ, Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) đã đặt giới hạn 1,6W/kg cho điện thoại di động, và giá trị này được đo tại một điểm trong 1g mô đang hấp thụ nhiều năng lượng nhất. Châu Âu tuân theo tiêu chuẩn của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế, kết luận rằng bất cứ tác động gì dưới 2W/kg trên 10g mô là an toàn. Mỗi thiết bị thu nhận sóng vô tuyến có những tiêu chuẩn kiểm tra riêng.
Có một vấn đề là tiêu chuẩn của FCC áp dụng cho thiết bị di động hiện nay không còn thỏa đáng. Nó được áp dụng dựa trên một phép đo được xây dựng từ năm 1989, theo đó người ta sử dụng một chiếc đầu giả tương đương với đầu của một người đàn ông cao 1m8 và nặng 100kg để đo. Bộ não con người được thể hiện bởi một hỗn hợp đơn giản của nước và chất điện giải. Cái đầu giả này chỉ phải chịu 6 phút hoạt động tối đa trước khi thực hiện các phép đo, nó không thể đại diện cho mức sử dụng của người bình thường trong năm 2019.
Video đang HOT
Thiết bị được sử dụng để thử nghiệm SAR (ảnh: Business Insider)
Trở lại với tai nghe không dây
Phóng viên của trang Business Insider đã liên hệ với tiến sỹ Joel Moskowitz, Giám đốc Trung tâm Sức khỏe Gia đình và Cộng đồng tại Đại học California, Berkley để tham khảo về bức xạ điện từ.
Khi được hỏi rằng liệu tai nghe không dây được đặt ở vị trí gần não như vậy có gây ảnh hưởng đến não bộ hay không, xét trên phương diện bức xạ điện từ, ông Joel Moskowitz trả lời: “Có, SAR của AirPods khá cao vì đây là thiết bị Bluetooth”.
Trên trang web của ông Moskowitz, chúng ta có thể thấy số SAR chính xác cho AirPods là 0,581 W/kg cho bên trái và 0,501 W/kg cho bên phải. Điều đó tạo nên mức kết hợp 1,082 W/kg khi bạn có cả hai tai. Để so sánh, SAR cho iPhone XS là 1,19 W/kg, chỉ hơn 10% so với AirPods.
Mặc dù những số liệu này thể hiện mức tối đa về mặt lý thuyết và không phải là lượng hấp thụ bức xạ điện từ mà bạn nhận được trong quá trình sử dụng bình thường, nhưng chúng cho thấy rằng tai nghe không dây không phải là không có ảnh hưởng gì đến con người, đặc biệt khi chúng ta đeo nó để nghe nhạc hàng giờ.
Tất nhiên, mọi sản phẩm bạn đang sử dụng đều được coi là an toàn hoặc ít nhất là kết quả thử nghiệm nằm trong giới hạn yêu cầu. Trường hợp của AirPods cũng vậy. Nếu bạn quan tâm đến chi tiết về thử nghiệm, bạn có thể kiểm tra báo cáo SAR của AirPods do Apple gửi cho FCC tại đây.
(ảnh: Business Insider)
Vậy, tai nghe không dây có an toàn không?
Hiện chưa có câu trả lời chính xác cho việc này. Tiến sỹ Moskowitz nói rằng việc sử dụng bất kỳ tai nghe không dây nào là không nên, và cá nhân ông không sử dụng các thiết bị như vậy vì bức xạ từ trường của chúng. Ông Moskowitz không phải là người duy nhất lo ngại về điều này. Một nhóm gồm hơn 240 nhà khoa học từ khắp thế giới đã ký một kiến nghị đệ trình lên Liên Hiệp Quốc, kêu gọi tăng cường quy định bảo vệ người dùng trước trường điện từ không ion hóa.
Nội dung kiến nghị có đoạn:
Cần lưu ý rằng mối quan tâm của các nhà khoa học hướng vào các thiết bị sản sinh EMF, từ bộ phát Wi-Fi cho đến thiết bị theo dõi trẻ nhỏ. Tác động từ các thiết bị điện tử xung quanh chúng ta làm gia tăng các nguy cơ đối với sức khỏe con người.
Quay trở lại với tai nghe không dây. Hiện không có bằng chứng thuyết phục nào về việc chúng có hại cho con người vì chưa có nghiên cứu nào về tác dụng lâu dài của tai nghe không dây. Có sự bất đồng giữa các chuyên gia về mức độ ảnh hưởng tiêu cực của thiết bị này. Một số người đang kêu gọi những quy định chặt chẽ hơn, nhưng những người khác lại cho rằng những lo ngại này đã được phóng đại, và EMF từ tai nghe quá yếu để gây tác hại đối với cơ thể con người. Đây là một quan niệm khá phổ biến.
Tất nhiên, các nhà sản xuất cũng giữ lập trường tương tự. Business Insider đã liên hệ với Apple, Samsung và Bose để hỏi về mức độ an toàn của tai nghe không dây. Chỉ có Samsung phản hồi rằng sản phẩm của họ đáp ứng tất cả các quy định cần thiết. Các bài test EMF của họ đã chứng minh rằng nó an toàn để sử dụng hàng ngày.
“Tai nghe không dây của chúng tôi được thiết kế để giảm thiểu mức độ hấp thụ và thậm chí ở công suất tối đa nó cũng không tạo ra mức phơi nhiễm điện từ đáng kể”, Samsung cho biết.
Tóm lại
Dù tai nghe không dây không gây hại nhưng có một điều chắc chắn là nó cũng không tạo ra một ảnh hưởng tốt nào đến cơ thể của bạn. Trong khi điện thoại thông minh đã trở nên phổ biến không thể thay thế, thì tai nghe không dây chỉ có lợi ích là sử dụng thuận tiện hơn một chút so với tai nghe có dây.
Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng tai nghe để nghe nhạc, giải trí hoặc làm việc, thì bạn nên dùng tai nghe có dây. Tất nhiên, bất kỳ tác động tiêu cực nào mà tai nghe không dây mang lại chỉ là một giọt nước trong biển cả các thiết bị công nghệ đang hiện diện xung quanh chúng ta, trong nền văn minh công nghiệp 4.0 của thế kỷ 21.
Tóm lại, người dùng sẽ quyết định sử dụng công nghệ nào và thực hiện như thế nào. Có lẽ các cơ quan chức năng cần bắt kịp với tốc độ phát triển của thế giới công nghệ để đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp hơn, giúp người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định sáng suốt.
Theo viet times
Sử dụng tai nghe không dây thường xuyên có an toàn không?
Công nghệ không dây đã thay đổi cuộc sống của con người rất nhiều. Điều này mang lại nhiều lợi ích nhưng không phải là không có nhược điểm.
Vấn đề lớn nhất ở đây chính là việc môi trường sống xung quanh bị bao quanh bởi tần số vô tuyến từ các thiết bị điện tử mà chúng ta sử dụng hàng ngày.
Trong hầu hết trường hợp, tuy chúng ta đã cách xa nguồn phát tín hiệu, nhưng vẫn có những thiết bị ở rất gần như smartphone hay tai nghe không dây. Khi Apple công bố AirPods, công ty đã biến tai nghe không dây trở thành xu hướng chủ đạo và tạo nên một làn sóng các sản phẩm khác xuất hiện sau đó.
Vậy liệu tai nghe không dây có thực sự là một sự bổ sung cần thiết tới mức người dùng phải tiếp xúc với trường điện từ (EMF) ở khoảng cách rất gần? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Phương pháp hoạt động của tai nghe không dây
Cho dù bạn chọn nhãn hiệu tai nghe không dây nào thì tất cả chúng đều hoạt động thông qua Bluetooth. Bluetooth là một tiêu chuẩn được áp dụng rộng rãi cho việc truyền tần số vô tuyến tầm gần. Bạn có thể ngạc nhiên khi biết dải tần Bluetooth hoạt động vào khoảng 2.4 - 2.4835 Ghz, nằm trong khoảng này cũng là tần số của lò vi sóng (2.45 Ghz).
Đương nhiên, sự khác biệt lớn nhất nằm ở công suất. Lò vi sóng hoạt động trong khoảng từ 600W - 1.200W, còn tai nghe Bluetooth được phân loại là máy phát Class 2, có thể truyền trong khoảng cách 10m và hoạt động ở công suất cao nhất là 2.5 mW. Tuy nhiên khi nói đến trường điện từ, có một khía cạnh khác cần được xem xét.
Tỷ lệ hấp thu cụ thể (SAR) có nghĩa là gì?
Tỷ lệ hấp thu cụ thể là thước đo để biết lượng năng lượng đến từ tần số vô tuyến của trường điện từ được hấp thu bởi cơ thể con người. Nó được đo bằng đơn vị W/kg và được sử dụng bởi các cơ quan quản lý để xem liệu một thiết bị có an toàn để sử dụng hay không.
Sóng trường điện từ không lan truyền đồng đều vì thế phép đo chỉ đại diện cho lượng năng lượng trung bình được hấp thụ bởi một thể tích mô nhất định. Ở Mỹ, FCC đã đặt ra giới hạn 1.6 W/kg cho điện thoại di động, và giá trị này được đo ở 1g mô đang hấp thụ nhiều năng lượng nhất.
Bài kiểm tra của FCC với SAR được áp dụng cho đầu hình nhân nên không thể hiện được mức độ an toàn khi người bình thường sử dụng tai nghe không dây
Có một vấn đề lớn hơn ở đây là bài kiểm tra của FCC với SAR là không thỏa đáng. Bài kiểm tra này được thiết kế vào năm 1989 và đầu hình nhân được thử nghiệm trên phép đo tương đương với đầu của một người nặng 100 kg. Điều này không thể hiện được độ an toàn trong việc sử dụng của một người bình thường.
Mức độ ảnh hưởng của tai nghe không dây
Theo tiến sĩ Joel Moskowitz - một chuyên gia trong lĩnh vực bức xạ điện từ và ảnh hưởng của nó lên cơ thể con người, khi được hỏi liệu khoảng cách tiếp xúc rất gần với tai nghe không dây thì có tăng ảnh hưởng của sóng điện từ hay không, câu trả lời là "Có". SAR của AirPods là khá cao vì đây là thiết bị Bluetooth.
Chỉ số SAR của iPhone Xs chỉ hơn tai nghe AirPods 10%, cho thấy sự ảnh hưởng khi sử dụng tai nghe là khá cao so với điện thoại
Trên trang web của vị tiến sĩ cũng có thể thấy, số SAR chính xác cho AirPods là 0.581W/kg ở bên trái, và 0.501 W/kg ở bên phải. Khi nghe cả hai tai lên đến 1.082 W/kg. Để so sánh rõ hơn, SAR của iPhone Xs là 1.19 W/kg, chỉ hơn 10% so với AirPods.
Tuy chỉ số này đại diện cho con số cao nhất có thể xảy ra trên lý thuyết và không phải là mức độ nhận được khi sử dụng thông thường, nhưng cũng đừng nên đánh giá thấp mức độ ảnh hưởng của tai nghe không dây, dù thiết bị được thiết kế để có thể đeo hàng giờ. Tất nhiên, mọi sản phẩm sử dụng đều được coi là an toàn hoặc ít nhất là kết quả thử nghiệm nằm trong giới hạn yêu cầu.
Vậy tai nghe không dây có an toàn hay không?
Tiến sĩ Moskowitz cho rằng không nên sử dụng tai nghe không dây. Cá nhân ông cũng không sử dụng vì ảnh hưởng của trường điện từ. Không phải chỉ mình ông, mà có cả một nhóm gồm hơn 240 nhà khoa học trên khắp thế giới đã ký đơn kháng cáo quốc tế với Liên Hiệp Quốc, kêu gọi tăng cường quy định và sự bảo vệ khỏi phơi nhiễm trường điện từ không ion hóa.
Mối quan tâm của các nhà khoa học đối với các thiết bị tạo ra trường điện từ bao gồm bộ định tuyến Wi-Fi cho tới màn hình. Hiệu ứng tích lũy từ tất cả những thiết bị xung quanh sẽ tăng nguy cơ gây hại đối với sức khỏe con người.
Mặc dù vậy, hiện vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào về việc liệu tai nghe không dây có hại cho con người hay không. Một phần vì chưa có nghiên cứu nào về tác hại lâu dài của tai nghe không dây.
Có một quan niệm cho rằng ảnh hưởng của trường điện từ là quá yếu để có bất kì tác động đáng chú ý nào lên cơ thể con người, tức là người dùng có thể bỏ qua ảnh hưởng của chúng. Tất nhiên, các nhà sản xuất tai nghe cũng giữ lập trường như vậy. Như Samsung cho biết, tai nghe không dây Galaxy Buds của hãng đã được thiết kế để giảm thiểu mức độ hấp thụ, thậm chí là ở công suất tối đa để không tạo ra mức phơi nhiễm đáng kể.
Tạm kết
Tai nghe không dây chỉ tiện lợi hơn một chút so với tai nghe có dây. Nếu bạn là một người hay sử dụng tai nghe không dây, lời khuyên là nên chuyển sang tai nghe có dây. Tuy nhiên, việc sử dụng loại công nghệ nào vẫn phụ thuộc vào chính bạn. Vì bất kì hiệu ứng bất lợi nào do tai nghe không dây gây ra cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong bức xạ điện từ bạn nhận được trong môi trường thế kỷ 21 ngày nay.
Nguồn: PhoneArena
Đánh giá tai nghe không dây SoundMAGIC E11BT - Trở lại với những điều căn bản SoundMAGIC từ trước đến nay luôn hiểu được một điều tối quan trọng khi thiết kế một cặp tai nghe: Làm tốt những thứ quan trọng trước khi thêm các tính năng phụ trợ. Khi đánh giá những cặp tai nghe không dây, mình đặt ra 4 tiêu chí: hoàn thiện đủ tốt, thời lượng pin không quá 'hẻo', giữ kết nối chắc...