Tai nghe CM Storm Ceres-400 lên kệ
CM Storm Ceres-400 là tai nghe mới chất lượng nhất của Cooler Master, sản phẩm dành cho cộng đồng game thủ.
CM Storm Ceres-400 – tai nghe cực chất của Cooler Master
Chiếc tai nghe CM Storm Ceres-400 được trang bị loa 40mm chất lượng cao và cực kỳ mạnh mẽ. Được thiết kế cho giới game thủ nên Ceres-400 hướng đến âm thanh chất lượng, nhẹ, tạo sự thoải mái để có thể sử dụng được lâu, điều mà giới game thủ rất cần. Khi dùng, bạn có thể đắm chìm trong thế giới game, phim, nhạc, hoặc những cuộc thoại internet với chất lượng cực rõ.
Trang bị đệm mút cả ở gọng và ở tai nghe
Vành tai rộng có lớp đệm khá êm, ôm kín tai
Vành tai nghe có kích cỡ rộng 90mm, đảm bảo thoải mái cho người dùng thời gian dài với lớp đệm mềm mại. Khung tai nghe là loại có thể điều chỉnh to nhỏ được.
CM Storm Ceres-400 được thiết kế để chỉnh âm lượng ở bộ phận nhỏ đính kèm theo dây, Mic được thiết kế gắn phía loa trái, gạt lên trên để tắt mic khi không sử dụng.
Mic được bố trí ở cạnh trái
Sản phẩm sẵn sàng lên kệ từ ngày 5 tháng 9 với giá 33.6 &euro (hơn 42 USD)
Theo echip
CM Storm Trigger: "Mech Keyboard" nặng 1,2 Kg của Cooler Master
Cho tới nay, hãng phần cứng vốn nổi tiếng với tản nhiệt và case máy tính Cooler Master đã cho ra mắt kha khá các thiết bị chơi game gắn mác CM Storm của mình. Tầm trung có, cao cấp có, thậm chí cả những thiết bị là sản phẩm "đầu tay" nhưng đã khiến các phòng test lab trên khắp thế giới phải ngả mũ thán phục cũng có (đó chính là chiếc headset CM Storm Sirus).
Tuy nhiên trong những dòng Gaming Gear của mình, có lẽ Cooler Master thành công nhất với bàn phím chơi game. Trong bài viết này GenK sẽ đánh giá chiếc CM Storm Trigger, một trong những sản phẩm cao cấp nhất của Cooler Master mới về Việt Nam trong thời gian gần đây.
Thiết kế
Hộp đựng sản phẩm.
Với đầy đủ thông tin được ghi bằng nhiều thứ tiếng.
CM Storm Trigger là mẫu bàn phím cơ (Mechanical keyboard) full-key của Cooler Master. Hiện nay Trigger trên thị trường có bốn loại khác nhau bao gồm phiên bản sử dụng switch CHERRY black, red, blue và brown (để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa các loại switch, ấn vào đây). Phiên bản GenK sử dụng trong bài viết là Trigger Black switch - loại switch cho lực bấm nặng nhất và cũng phù hợp nhất dùng để chơi game.
Mở hộp.
Phụ kiện đi kèm.
Video đang HOT
Gọi là full-key nhưng CM Storm Trigger có nhiều hơn bàn phím thường 5 nút (M1 đến M5, đây là 5 phím profile), sản phẩm dài gần nửa mét (kích cỡ chuẩn 475 x 162 x 25 mm) và khá nặng với trọng lượng 1,2 kg. So với đối thủ cùng hạng cân Filco Majestouch 2, Trigger có phần đồ sộ, hầm hố hơn với những đường góc cạnh mạnh mẽ và nam tính.
Bàn phím trông khá hầm hố.
Khi không sáng đèn, CM Storm Trigger nhìn khá trầm lặng với tông màu chủ đạo xám - đen, nhựa đen bao bọc phần viền bàn phím cùng với khu phím di chuyển (lên, xuống, trái, phải). Những chỗ còn lại trên bề mặt sử dụng lớp nhựa màu xám, và toàn bộ lớp vỏ của bàn phím được phủ một lớp cao su cực mỏng cho cảm giác khá "mịn" khi người dùng vuốt và rê tay qua lại trên bề mặt. Tuy nhiên điểm trừ của lớp phủ này là sau một thời gian sử dụng có thể bám bẩn rất khó lau chùi.
Dải phím Media từ F6 tới F11.
CM Ctorm Trigger có thêm cụm phím profile ở cạnh trái.
Logo CM Storm sẽ sáng lên khi cắm điện.
Dưới mỗi phím là một đèn LED.
Trigger khi lên đèn dường như trông "dữ tợn" hơn khi vẻ trầm lặng bị phá tan bởi cụm đèn LED màu đỏ và khá "rực" bên dưới mỗi phím. Nếu lần đầu tiên sử dụng Trigger trong bóng đêm, ắt hẳn nhiều game thủ sẽ phải trầm trồ trước hiệu ứng ánh sáng khá ấn tượng. Tuy nhiên, xét về góc độ sử dụng thì nếu để độ sáng hết cỡ, chiếc bàn phím này nhìn khá "nóng mắt".
May thay, Cooler Master cho phép người dùng có thể tắt chúng đi. Bốn phím chức năng tích hợp vào cụm phím từ F1 tới F4 lần lượt cho phép người dùng có thể bật/tắt đèn bàn phím - nút F1, giảm độ sáng - F2, tăng độ sáng - F3 (chỉ có 3 mức tăng giảm) và chế độ sáng - F4. Ở đây cũng có 3 chế độ sáng cho game thủ lựa chọn: Sáng toàn bộ bàn phím, chỉ sáng cụm phím WASD, 4 phím di chuyển, phím M1 đến M5 và logo CM Storm, cuối cùng là chế độ Breathing mode (toàn bộ đèn bàn phím sẽ chuyển dần từ độ sáng thấp đến cao, và ngược lại).
Phát sáng trong đêm.
Ngoài những chiếc đèn LED màu đỏ bên dưới mỗi phím bấm, Trigger còn 4 vị trí cũng phát sáng màu đỏ nữa là cụm đèn Num, Caps, Scr và logo CM Storm.
Mặt dưới là 6 chân đế làm bằng cao su.
Thông tin sản phẩm.
Mặt dưới của Trigger là 6 chân trụ bằng cao su giúp thiết bị có thể cố định vững chắc trên bàn. Chắc hẳn bạn không còn lạ gì đôi khi chơi game chúng ta có xu hướng "văng" chuột hay bàn phím theo mục tiêu, hay nghiêng người (nghiêng cả keyboard) đi "né đạn" khiến thỉnh thoảng xảy ra một số sự cố đáng tiếc. Tuy nhiên với độ bám trụ "vững như bàn thạch" của CM Storm Trigger, người dùng có thể yên tâm là sẽ không thể xê dịch được Trigger dù chỉ vài milimet.
Ngoài ra, Trigger còn đi kèm một miếng kê tay bằng nhựa cứng.
Phụ kiện khi lắp vào bàn phím.
Khớp gắn miếng kê tay vào bàn phím.
CM Storm Trigger đi kèm một miếng kê tay bằng nhựa cứng có thể lắp vào bàn phím bằng 3 khớp nhỏ. Việc tháo lắp phụ kiện này rất đơn giản, game thủ chỉ cần ấn nhẹ 3 khớp này để gắn vào bàn phím và vặn ngược lên (như hình trên) để tháo tấm lót tay ra. Tuy nhiên có một lưu ý rằng, mặc dù cũng được phủ một lớp cao su giống như bề mặt của bàn phím, nhưng lớp phủ ở trên miếng kê tay có phần dày hơn và bám bụi hơn rất nhiều, sau một thời gian sử dụng đây chắc chắn là một vị trí "hút bụi" nhiều nhất và có màu khác hẳn so với màu bàn phím.
Ngay phía trên nơi bố trí cụm đèn Num, Caps, Scr là nơi bố trí các cổng kết nối. Tại đây có hai giắc USB phụ kèm theo giắc cắm adapter dòng 5V. Game thủ có thể sử dụng cổng USB ngay trên Trigger để cắm chuột (hoặc một số phụ kiện khác), adapter 5V sẽ làm nhiệm vụ bổ sung điện cho hai cổng USB này khi cần.
Đi kèm với bàn phím còn có cáp kết nối USB dài 2 mét với hai đầu đều được mạ vàng 18K nhằm tăng khả năng tiếp xúc và truyền tải tín hiệu. dây kết nối được thiết kế theo kiểu chống cắt khá dày và cứng cáp.
Phần mềm đi kèm
Thông thường, những driver đi kèm bàn phím (hoặc những Gaming Gear khác) thường có dung lượng không lớn. Tuy nhiên điều đó không đúng với CM Storm Trigger. Riêng bộ driver download trên trang chủ của Cooler Master đã ngốn tới 104,15 MB, đó là còn chưa kể game thủ sẽ phải "giật mình" vì khi cài đặt xong, file chứa driver nặng tới gần 500MB. Tuy nhiên, những gì game thủ thấy được hoàn toàn tương xứng với dung lượng của bộ driver này.
Giao diện Setting của bàn phím Trigger khá trực quan và dễ sử dụng. Ở phía góc dưới bảng cài đặt là 5 profile tương ứng với 5 phím M1 tới M5. Tại mỗi profile, game thủ có thể đặt tên tùy ý (chấp nhận cả tiếng Việt) và chọn một tấm ảnh đại diện tương ứng. Lưu ý rằng ảnh đại diện của profile chỉ được phép là định dạng ảnh.bmp, và để tấm hình không bị kéo dãn và đổi thành kiểu màu "8-bit" thì người dùng cần phải để chính xác size 142x53.
Khi di chuột qua mỗi phím ảo, người dùng có thể tùy chỉnh nút đó thành bất cứ thứ gì bạn muốn.Có 6 sự lựa chọn: Default Key (phím gốc), Single Key (có thể thay phím đó thành bất cứ phím nào khác), Macro (chuỗi Macro mà game thủ đã tạo sẵn trong Macro Studio), Advanced (tại đây có đầy đủ tính năng của các phím Media như tăng/giảm volume, next/previous track, bookmarks, search, mail, calculator...), No Function (vô hiệu) và Launch Program (game thủ có thể chọn bất cứ đường dẫn .exe nào).
Có 6 sự lựa chọn.
Thẻ Profile là nơi quản lý và lưu trữ tất cả các profile game thủ đã tạo. CM Storm tích hợp bộ nhớ trong lên tới 64KB, "đủ dùng" để bạn lưu trữ 5 thiết lập profile vào trong chính bàn phím. Tính năng này khá tiện dụng, người dùng có thể đem Trigger sang cắm vào máy tính khác mà vẫn giữ nguyên 5 profile với hàng chục nút đã thay đổi và tùy biến.
Với mỗi profile, người dùng có thể gán một chương trình .exe. Mục đích của việc này là khi đánh dấu vào ô tick "Auto switch", Trigger sẽ tự động nhảy sang profile tương ứng khi bạn đăng nhập chương trình đó. Ví dụ, GenK gắn file Darksider2.exe vào profile 5. Hiện giờ GenK đang ở profile 4 với các phím bấm chỉ phục vụ mục đích gõ văn bản, nhưng khi ấn vào game Darksider2 thì bàn phím sẽ tự động nhảy sang profile 5 với các thiết lập phím R, T, Y là chùm Marco đã được tạo sẵn.
Thẻ Macro Studio là nơi game thủ có thể tạo cho mình chuỗi combat ưng ý. Khi mới làm quen, có thể người dùng sẽ cảm thấy công cụ tạo Macro khá khó hiểu, nhưng sau một thời gian sử dụng thì mới cảm thấy rằng Cooler Master đã bố trí studio này khá trực quan và dễ dùng. Phần tùy chỉnh này hỗ trợ 25 lần nhấn phím và thời lượng cho mỗi Macro có thể đẩy lên tối đa là 30 giây. Game thủ có thể thêm bất cứ nút nào vào Macro kể cả chuột trái và chuột phải.
Sẽ có bàn phím ảo hiện ra giúp người dùng chọn phím.
Một Macro đơn giản.
Sử dụng
Có lẽ không cần nói thêm về cảm giác sử dụng cũng như đặc tính riêng biệt của từng loại switch (nếu không nhớ, bạn đọc có thể tham khảo tại đây). CM Storm Trigger có bốn phiên bản: Black switch, Red switch, Brown switch và Blue switch. Nếu là một game thủ có rất nhiều thời gian chơi game, GenK khuyên bạn hãy chọn Trigger Black switch. Bởi đặc tính của nó là non-tactile và non-clicky, lực bấm khá nặng (khoảng 60 gram), đảm bảo người dùng sẽ không bao giờ lỡ tay bấm nhầm một phím nào đó. Tuy nhiên loại này không thích hợp với việc gõ văn bản bởi nó khá mỏi tay.
Nếu không nhiều thời gian chơi game và vẫn phải làm những công việc văn phòng khác, game thủ nên chọn Trigger Blue switch. Lực bấm của loại này nhẹ hơn và có đặc tính tactile và clicky (khi bấm phím sẽ phát ra tiếng &'click' kèm theo cảm giác như vượt qua 1 nấc), thích hợp với cả việc chơi game và làm việc. Nếu game thủ hay bị "rối tay" trong combat thì không nên chọn loại Brown switch hay Red switch, bởi lực bấm của hai loại này cực nhẹ, chỉ cần lướt tay qua phím đã khiến thao tác được xác nhận (đặc biệt là Red switch).
Mọi thao tác sử dụng với Trigger đều khá thoải mái. Kích cỡ lớn, miếng kê tay hiệu quả khiến game thủ hoàn toàn không gặp chút khó chịu nào khi đặt tay vào Trigger. Tuy nhiên, mới đầu khi làm việc với chiếc bàn phím này có thể người dùng sẽ chưa quen bởi cụm phím M1 tới M5 được đặt khá sát với các phím tác vụ Ctrl, Shift, Tab khiến bạn đôi khi bấm nhầm.
CM Storm Trigger kết nối với máy tính qua cổng USB nên chỉ có thể nhận được tối đa 6 phím cùng lúc (chứ không phải N-key Roll Over như kết nối bằng cổng PS2 cổ điển). Tuy nhiên game thủ hoàn toàn có thể yên tâm bởi với tính năng anti-ghosting, Trigger nhận diện cực kì chính xác bất cứ tổ hợp phím nào mà không hề sai sót hay bị ghost.
Tuy nhiên có một điểm trừ, đó là cụm phím Media từ F1 tới F11 không thực sự khiến game thủ cảm thấy hài lòng, bởi trông khá thiếu trực quan. Có lẽ Cooler Master nên thiết kế cả một hệ thống phím riêng với nút tăng giảm âm lượng kiểu vặn, hay giống như cụm phím điều hướng trên điện thoại thì có lẽ sẽ ấn tượng hơn.
Kết luận
Với mức giá 125 USD (khoảng 2,5 triệu đồng), CM Storm Trigger về vẻ bề ngoài và chất liệu gia công tương đương với các sản phẩm cùng tầm giá (chả hạn SteelSeries 6FV2) nhưng bộ driver lại tỏ ra khá vượt trội so với những thiết bị khác trên thị trường. CM Storm hiện đang được phân phối chính hãng bởi Cooler Master Việt Nam.
Ưu điểm:
- Thiết kế đẹp, hầm hố.
- Đèn bàn phím có nhiều chế độ ấn tượng.
- Nhận diện tổ hợp phím chính xác, không bị ghost.
- Tích hợp 5 phím profile tiện dụng.
- Tấm lót tay tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng.
- Driver ấn tượng.
- Bộ nhớ trong 64KB tiện dụng.
Khuyết điểm:
- Khá nặng khi đem đi xa (1,2 kg).
- Driver quá nặng (gần 500MB).
- Bàn phím và kê tay phủ cao su dễ bám bẩn khi sử dụng lâu dài.
Theo Genk
CM Storm Skorpion, dụng cụ thiết thực cho game thủ Bạn đã bao giờ bỏ lỡ những khoảnh khắc quan trọng do dây chuột bị kẹt chưa? Bạn có mệt mỏi với việc cứ phải canh dây, kéo và canh? Bạn luôn phiền hà với việc dây chuột lượm thượm khi sử dụng và tính đến giải pháp không dây? CM Storm Skorpion sẽ giúp bạn giải quyết những vướng mắt trên hiệu...