‘Tài năng phát triển nhờ tình yêu Tổ quốc’
“Tài năng của các bạn trẻ có thể phát triển đầu tiên nhờ tình yêu Tổ quốc. Sau tình yêu là đam mê, nghị lực vượt khó khăn và không sợ thất bại”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Sáng 12/12, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp mặt đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ hai tại Hà Nội.
Bước vào phòng Hội nghị với nụ cười thân thiện, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bắt tay các đại biểu nhỏ tuổi như “thần đồng” Đỗ Nhật Nam, tài năng âm nhạc Quách Hoàng Nhi. Ông nán lại hỏi thăm về nơi các đại biểu nhỏ tuổi đang học, sau đó mới lên hàng ghế Chủ tịch.
Mở đầu, ông Nguyễn Sinh Hùng nói, nhà Quốc hội được xây dựng trên nền đất của tổ tiên nghìn năm để lại, tiếp nối truyền thống lịch sử của Tân Trào, làm nên Cách mạng Tháng 8 thành công, đưa nhân dân thoát khỏi đêm đen nô lệ, giành độc lập dân tộc.
Phòng họp Diên Hồng mang tên hội nghị “quyết đánh” nổi tiếng trong lịch sử, thể hiện ý chí độc lập, vươn lên của Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gặp gỡ các tài năng trẻ sáng 12/12. Ảnh: Quyên Quyên.
Ôn văn, luyện võ, rèn tài
“Chúng ta gặp nhau ở đây, trong nhà Quốc hội, để tôn vinh các tài năng trẻ Việt Nam, từ nông dân, công nhân, học sinh, sinh viên, trí thức… Tuổi trẻ của chúng ta rất hào hùng. Các bạn ngồi đây và những bạn trẻ khác được tôn vinh, hãy trao đổi, học hỏi để phát huy tài năng của Việt Nam”, ông Nguyễn Sinh Hùng nói.
Đang hăng say phát biểu, Chủ tịch Quốc hội bỗng dừng lại, ân cần hỏi đại biểu Quách Hoàng Nhi: “11 tuổi mang Piano ra đấu trường quốc tế, chắc hẳn cháu phải học từ lúc 4,5 tuổi. Có vất vả lắm không cháu?”.
Video đang HOT
Chủ tịch Quốc hội cho biết, ông rất vui khi được nghe 4 bạn trẻ phát biểu xúc động, nhiệt huyết, đầy tình cảm với Tổ quốc, cũng như ý chí vươn lên không chỉ là công dân Việt Nam tốt, mà còn hướng tới công dân toàn cầu.
Cũng theo người đứng đầu Quốc hội, chúng ta có những danh nhân văn hóa toàn cầu. Nhiều cá nhân, tập thể đoạt giải tại trường thi quốc tế, không chỉ về kiến thức, mà còn ở các cuộc thi tay nghề. Những điều đó góp phần tạo nên sức mạnh của dân tộc.
“Phi thương bất phú, phi trí bất hưng, nếu không có tri thức, đất nước không thể hưng thịnh. Các cụ từng dạy Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Bác Hồ cũng nói, là người trẻ, mai sau các cháu làm chủ nước nhà, người chủ của thế giới, lớp trẻ cần vươn lên. Các bạn phát biểu rất sắc sảo, như Đại biểu Quốc hội”, ông Nguyễn Sinh Hùng nói.
“Thần đồng” Đỗ Nhật Nam phát biểu tại buổi gặp Chủ tịch Quốc hội: “Giới trẻ Việt Nam có thể trở thành công dân toàn cầu”. Ảnh: Quyên Quyên.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, tài năng của các bạn trẻ có thể phát triển đầu tiên là nhờ tình yêu Tổ quốc, gia đình, quê hương, nhưng muốn thành tài năng trẻ trong lĩnh vực nào thì phải say mê. Tình yêu là khởi đầu, tình yêu cũng xuất phát từ sự lăn lộn trong công việc. Sau tình yêu là đam mê, nghị lực vượt mọi khó khăn, trở ngại và không sợ thất bại.
Chủ tịch Quốc hội căn dặn, văn không ôn, võ không luyện, tài năng không tiếp tục phấn đấu sẽ không thành công. Không có con đường nào gian nan, vất vả bằng rèn luyện thành tài.
“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nhưng chúng ta – các bạn trẻ đang ngồi đây – đoạt huy chương vàng quốc tế, đã là hiền tài chưa? Hiền tài càng nhiều, nguyên khí quốc gia càng thịnh. Tôi mong muốn các bạn ngồi đây thực sự trở thành hiền tài, để Việt Nam không chỉ đẹp về tự nhiên, mà còn đẹp về văn hóa…”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.
Các đại biểu tài năng trẻ nhận biểu trưng tuyên dương sáng 12/12. Ảnh: Quyên Quyên.
Hướng tới công dân toàn cầu
Trước phần phát biểu của Chủ tịch Quốc hội, Đỗ Nhật Nam (14 tuổi), du học sinh tại Mỹ, thay mặt các đại biểu dự Đại hội Tài năng trẻ, chia sẻ câu chuyện nỗ lực hướng tới công dân toàn cầu.
Cậu bé được nhiều người gọi là thần đồng này cho biết, em mong ước đi du học từ nhỏ để có thể nâng cao kiến thức, hòa nhập nền văn hóa thế giới. Vì vậy, Nhật Nam cố gắng học Tiếng Anh thật tốt từ rất sớm.
Du học sinh này chia sẻ, mới 13 tuổi đã sang Mỹ học tập, trải qua nhiều khó khăn như nỗi nhớ nhà, quê hương, đất nước. “Nhưng điều khiến em vượt qua là tình yêu với Tổ quốc và muốn chứng tỏ với bạn bè năm châu về khả năng của người Việt Nam”.
Sau khi đạt được một số thành tích trong học tập, kỳ nghỉ hè vừa qua, “thần đồng” Nhật Nam về nước dạy tiếng Anh miễn phí cho học sinh ở Hà Nội.
Nam quan niệm, “giới trẻ Việt Nam có thể trở thành công dân toàn cầu. Tình yêu Tổ quốc, tình yêu hòa bình, như bóng mát. Dưới bóng mát hòa bình, bạn trẻ có thể vượt qua cái nghèo, cái xấu và yếu kém. Việt Nam là nơi để giới trẻ chứng tỏ bản thân mình và trở thành công dân toàn cầu”.
Cũng hướng về câu chuyện hội nhập toàn cầu, doanh nhân trẻ Đinh Thị Bích Châu – top 200 giải thưởng Sao vàng Đất Việt – chia sẻ, những cơ hội của Hiệp định TTP mang lại không chỉ dành riêng cho khối doanh nghiệp, mà cho cả nền kinh tế Việt Nam.
“Tôi ý thức được rằng, tấm vé TPP giống như tấm vé đi bơi, để chìm hay chiến thắng là phụ thuộc vào chính năng lực của khối doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng đối mặt với TPP với tâm thế thoải mái, sòng phẳng với các đối tác trên thế giới”, doanh nhân trẻ nói.
Trước đó, sáng 12/12, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Đoàn đại biểu Đại hội Tài năng trẻ Việt Nam lần thứ hai tham dự Lễ báo công dâng Bác và vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đại hội Tài năng trẻ lần thứ hai năm 2015 do T.Ư Đoàn tổ chức, diễn ra trong 3 ngày (từ 11-13/12) tại Hà Nội, với sự tham dự của 364 đại biểu. Đại hội lần này tôn vinh những người trẻ xuất sắc, có cống hiến to lớn cho xã hội trên nhiều lĩnh vực.
Với chủ đề “Tài năng trẻ Việt Nam chung tay dựng xây đất nước”, Đại hội là thông điệp thể hiện lòng quyết tâm của đội ngũ tài năng trẻ Việt Nam đoàn kết, chung sức, đồng lòng dựng xây và bảo vệ đất nước trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Theo Zing
Trí thức Việt trăn trở khi về nước làm việc
Dù mong mỏi sớm được về nước làm việc, nhưng đối diện với thực tế, nhiều người trí thức Việt lại có không ít trăn trở.
Anh Phạm Tấn Việt, nghiên cứu sinh về cấu trúc phân tử của thực vật tại Đại học Konkuc, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, để nghiên cứu cho "đến đầu, đến đũa", thời gian nghiên cứu 3 năm như trường đại học ở Việt Nam cử đi học quá ít. Nhưng nếu không về đúng thời hạn thì không giữ đúng cam kết với trường.
Anh Phạm Tấn Việt, nghiên cứu sinh tại Đại học Konkuc. Ảnh: Trang Hiền Hòa.
Anh Phạm Tấn Việt nói: "Hết 3 năm không về thì trường kỷ luật. Trong khi đó, giáo sư ở Hàn bảo khóa học phải mất 5 năm mới công nhận và cấp bằng tiến sĩ. Những cơ chế quản lý không mềm dẻo như vậy làm mình ức chế nhiều lắm".
Giáo sư Bùi Hồng Thủy tại Đại học Konkuc cũng khẳng định, nghiên cứu tiến sĩ chỉ là bước đầu tiên trong con đường nghiên cứu khoa học.
"Ai cũng nghĩ tiến sĩ là đủ, nhưng đó chỉ là lý thuyết. Trong quá trình học, anh phải phụ thuộc vào thầy rất nhiều. Nếu may mắn gặp được thầy giỏi, nghiên cứu sinh sẽ làm được rất nhiều việc. Vì thế, tốt nhất học sau tiến sĩ phải có vài năm nghiên cứu sâu. Nếu tốt nghiệp xong đã về Việt Nam thì các em cũng chưa làm được việc gì hết", giáo sư Thủy nói.
Theo VOV
Tranh chấp tại Đại học Hoa Sen: Khổ nhất chính là sinh viên Khi việc phân định hình thức là "tư thục" hay "không vì lợi nhuận" của trường Đại học Hoa Sen còn chưa đi đến kết luận cuối cùng thì đối tượng chịu thiệt nhất trong chuyện này lại rất rõ ràng: không ai khác ngoài sinh viên. Lấy lý do là trường "đại học không vì lợi nhuận" theo công bố tại một...