Tai nạn 29 người thương vong: Không đâm vào núi, sẽ rơi xuống vực
Theo một cán bộ ở Ban An toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa thì tài xế này xử lý rất tốt, nếu không lao vào vách đá thì xuống khoảng 20 mét nữa thì xe đã lao xuống vực, lúc này chắc không còn ai sống sót.
Vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra vào lúc 9g45 sáng nay (7/6) trên đường đèo Khánh Lê- Đà Lạt, thuộc địa phận xã Sơn Thái, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa), chiếc xe khách 30 chỗ mang biển số 43S-6320 của công ty Hoàng Hải Tùng (Đà Nẵng) chở đoàn giáo viên Trường tiểu học Hòa Phước 2 (Hòa Vang, Đà Nẵng) đi du lịch do mất thắng đã đâm mạnh vào vách núi làm 6 người chết và 23 người bị thương.
Tại khoa cấp cứu, anh Đinh Viết Quang, 46 tuổi trú Hòa Vang, Đà Nẵng, giáo viên trường tiểu học Hòa Phước 2 cho biết: Trường tổ chức cho giáo viên đi tham quan trong dịp hè, chuyến đi này gồm có giáo viên, người thân của giáo viên và con cái.
Anh Quang đi cùng vợ là Nguyễn Thị Liễu, cũng là giáo viên vợ anh bị gãy xương vai, còn anh thì bị thương nhẹ ở chân và ngực bị tức. Lúc xe mất thắng anh ngồi hàng ghế 6 hay 7 gì đó hiện anh không nhớ rõ.
Đau lòng nhất là chị Phùng Thị Thu Hương, 36 tuổi trú Hòa Xuân, Cẩm Lệ Đà Nẵng, cũng là giáo viên của trường tiểu học Hòa Phước 2, chi đi cùng mẹ ruột là Nguyễn Thị Phú (77 tuổi) và đứa con gái Lê Thị Anh Thư (7 tuổi) mặc dù chị và đứa con gái chỉ bị xây xát nhẹ nhưng mẹ chị đã không may mắn như thế.
Cô giáo Hương đau khổ với cái chết của mẹ
Tại bệnh viện chị Hương ôm mặt khóc nức nở vì chuyến đi này mà mẹ chị đã mãi mãi ra đi, đứa con gái còn ngây thơ nằm bên cạnh thì chưa hiểu gì đã quá hoảng sợ .
Chị cho biết: Chuyến đi có tất cả 33 người, sau khi tham quan Đà Lạt có 4 người đi Vũng Tàu chơi, trên xe còn lại 29 người nhưng 6 người đã ra đi mãi mãi trong đó có mẹ chị.
Theo chị Hương, lúc xuống đèo xe đang cua thì bị mất thắng, tài xế đã cố gắng xử lý nhưng không được, cuối cùng phải đâm vào vách núi.
Theo một cán bộ ở Ban An toàn giao thông tỉnh Khánh Hòa thì tài xế này xử lý rất tốt, nếu không lao vào vách đá thì xuống khoảng 20 mét nữa thì xe đã lao xuống vực, lúc này chắc không còn ai sống sót.
Tương tự, anh Nguyễn Quang Sinh, 42 tuổi, trú Cẩm Lệ, Đà Nẵng là chồng của cô giáo Nguyễn Thị Ánh Tuyết, anh cùng vợ và 2 đứa con đi trong chuyến tham quan này.
Video đang HOT
Anh Sinh đang được cấp cứu tại bệnh viện
Hiện vợ nằm một nơi, anh nằm một nơi còn 2 đứa trẻ hiện giờ không biết ra sao. Anh Sinh bị chấn thương ở vùng đầu và tay, anh nói mà nước mắt cứ muốn tuôn rơi trên khuôn mặt sung húp.
Theo ghi nhận của PV, vào cuối giờ chiều vẫn còn một số người đang hôn mê, nằm ở phòng cấp cứu hồi sức như vợ chồng thầy giáo Trịnh Bảy và cô giáo Đinh Thị Thu Thủy…
Vẫn còn nhiều người hôn mê, trọng thương đang được cấp cứu
Khi nghe tin cha mẹ bị tai nạn giao thông, anh Lê Vịnh Phúc (con rể của Thầy Bảy, cô Thủy) đã có mặt tại bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa để chăm sóc cho cha mẹ mình.
Anh Phúc cho biết anh chở hàng từ Đà Nẵng vào Cam Ranh, nghe được tin anh đã vội vàng đón xe ra Nha Trang để vào bệnh viên xem chăm sóc cha mẹ vợ. “Đau lòng quá, cha mẹ làm cả mất năm mới được đi du lịch một chuyến, ai ngờ lại gặp cơ sự này”, anh Phúc bần thần nói.
“Dù đau đớn, nhưng tôi rất hiểu rằng tài xế đã rất cố gắng’, cô giáo Nguyễn Thị Minh Nguyệt nói. Trong chuyến đi này, cô Nguyệt đi cùng con trai Trần Viết Hưng (10 tuổi), cháu bé cũng bị chấn thương vùng vai và lưng.
Đến 17h chiều cùng ngày, theo bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa, danh sách 6 người chết gồm 3 giáo viên là Phan Thị Thủy, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Minh, hai người là thân nhân của giáo viên là Nguyễn Thị Cúc, Đinh Thị Lý và một bé trai con của cô Thủy chưa rõ họ tên.
Danh sách những người bị thương: Nguyễn Thành Phú – 9 tuổi trú Đà Nẳng. Vũ Thị Kim Anh – 53 tuổi trú Vĩnh Hải, Nha Trang, Khánh Hòa. Trần Thị Ánh Tuyết – 37 tuổi – trú Đà Nẳng. Đinh Thị Bích Huyền – 45 tuổi – trú Đà Nẳng. Nguyễn Văn Sinh – 40 tuổi – trú Đà Nẳng. Nguễn Quang Sinh – 42 tuổi – trú Đà Nẳng. Đoàn Thị Cường – 58 tuổi – trú Khánh Hòa. Tôn Thất Hoài – 33 tuổi – trú Đà Nẳng. Nguyễn Thị Ánh Tuyết – 45 tuổi – trú Đà Nẳng. Nguyễn Thị Liễu – 44 tuổi – trú Đà Nẳng. Lê Hoàng Quốc Thuật – 24 tuổi – Đà Nẳng. Đinh Triệt Quang – 46 tuổi – Đà Nẳng. Nguyễn Thị Ánh Mai – 10 tuổi – Đà Nẳng. Nguyễn Thị Ánh Dương – 5 tuổi – Đà Nẳng. Tán Thị Diệp – 24 tuổi – Đà Nẳng. Đinh Thị Thu Thủy – 46 tuổi – Đà Nẳng. Nguyễn Thị Nguyệt – 40 tuổi – Đà Nẳng. Trịnh Bãi – 40 tuổi – chưa rõ. Phùng Thị Thu Hương -36 tuổi – Đà Nẳng. Lê Thị Anh Thư – 7 tuổi – Đà Nẳng. Nguyễn Văn Hải – tài xế. Một người nam chưa rõ tên. Một người nữ chưa rõ tên.
Theo Dantri
Những đứa trẻ nghèo trong ngày Tết thiếu nhi
Trong cái nắng gay gắt giữa trưa hè, đi về những vùng quê nghèo, không khó để bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ chỉ mới lên 5, lên 6 quần áo xộc xệch, mặt mũi lấm lem bươn chải với công việc đồng áng cùng cha mẹ.
Nếu như với trẻ em thành phố, ngoài giờ học các em được đi chơi, đi du lịch thì những đứa trẻ vùng quê nghèo lại dành thời gian để lăn lộn mưu sinh.
Gặp cậu bé Lương Văn Quân quê ở xã Hoằng Khánh- huyện Hoằng Hóa giữa cái nắng chói chang như đổ lửa một ngày tháng 5. Thế nhưng với đầu trần, chân đất, cậu vẫn dang tấm thân nhỏ bé ngoài trời nắng, chẳng thèm lau những giọt mồ hôi đang túa ra trên khuôn mặt, em cứ mải miết làm việc. Nhà Quân nghèo, bố mất từ khi em mới chưa đầy 1 tuổi. Bốn mẹ con em sống trong cái đói cái nghèo từ đó cho đến giờ. Vì thế tuổi thơ của em là những ngày lên núi nhặt củi và ra đồng cùng mẹ.
Giữa trưa nắng chang chang, em bé này vẫn đầu trần phơi rác giúp bố mẹ
Năm nay cậu bé mới chỉ lên 10 tuổi thế nhưng em còn khoe đã theo mẹ ra đồng xách lúa từ năm 6 tuổi rồi. Em tâm sự: "Những ngày đi học thì một buổi đi học còn một buổi em đi chăn bò rồi móc cua, ngày mùa thì phải theo mẹ đi đẩy xe thồ, đi xách lúa. Bây giờ nghỉ hè thì phải đi cả ngày. Ở đây, bạn nào cũng phải đi làm như em hết".
Những đứa trẻ xem việc phải lao động như vốn dĩ sinh ra phải thế
Cũng giống như Quân, Nguyễn Thị Mai cũng sinh ra từ vùng quê nghèo của xã Quảng Thành, bố cũng mất sớm, em phải làm tất cả những công việc mà mẹ vẫn làm như đi cấy, đi gặt, phơi lúa... Sau một ngày với một buổi đi học, một buổi đi làm thì buổi tối em lại cùng mẹ và em gái rong ruổi khắp các con đường để kiếm những chiếc vỏ chai, lon bia về bán lấy tiền đi học.
Bố mất sớm, từ khi lên 7 tuổi Mai đã phải làm tất cả những việc đồng áng cùng mẹ
Ai cũng biết trẻ em là tương lai của đất nước, thế nhưng vì cuộc sống khốn khó, vì miếng cơm manh áo và vì con chữ, nhiều trẻ em ở những vùng quê nghèo vẫn sống một cuộc sống kham khổ và cơ cực.
Không giống như Quân và Mai, Lê Thị Nga quê ở Hà Trung vẫn còn cả bố và mẹ và dù bố mẹ em quanh năm lam lũ cái nghèo vẫn mãi quẩn quanh. Nghèo khổ nên bố mẹ cứ mải miết mưu sinh khiến từ khi em mới 5 tuổi đã biết theo mẹ ra đồng. Em kể: "Lần đầu tiên mẹ bảo em nhổ cỏ ngô còn mẹ đi tháo nước vào ruộng. Lúc đó cây ngô còn nhỏ em cứ nghĩ nó cũng là cỏ nên nhổ cả cỏ lẫn ngô mà không biết gì cả cho đến khi mẹ phát hiện thì em đã nhổ hết 2 luống ngô rồi". Bây giờ cô bé đã 12 tuổi và đã làm thoăn thoắt công việc của người lớn.
Dù đã học lớp 6 nhưng Nga còi cọc nhỏ thó như đứa trẻ tiểu học vì em sớm vất vả
Ở quê vào thời gian này đang là thời điểm mùa màng, cũng là lúc các em được nghỉ hè vì thế khắp các ngả đồng làng quê, đâu đâu cũng thấy hình ảnh những đứa trẻ đang trong độ tuổi đến trường bì bõm dưới ruộng hay vắt vểu trên chiếc xe chở lúa sau một ngày lao động, trong đó có cả những đứa trẻ chỉ mới học lớp 1, lớp 2.
Không những thế, ngay cả những ngã đường trên thành phố cũng thấy nhiều hơn bóng dáng những đứa trẻ nhem nhuốc, đen nhẻm, quần áo lếch thếch mang theo những hộp đánh giày hay hình ảnh những đứa trẻ rửa bát thuê trong các quán ăn giữa lòng thành phố rồi nhan nhản những gương mặt nhếch nhác xin ăn, những gương mặt lầm lũi trong đêm vắng... Nhiều lắm những hình ảnh trẻ quê giữa chợ đời. Chúng đều là những đứa trẻ đi ra từ mảnh đất quê nghèo lam lũ và cũng bởi để kiếm miếng cơm, manh áo hay con chữ đến trường.
"Có những buổi tối rao khản cổ vẫn không bán xong được số bánh mua vào, bụng đói meo mà cũng không dám ăn một chiếc" - Đó là tâm sự rơi nước mắt của Vũ Văn Huấn (quê Quảng Xương), cậu bé bán bánh bao dạo buổi tối. Năm nay Huấn mới chỉ mới 13 tuổi thôi nhưng em đã có 3 năm "trong nghề" rồi.
Những đứa trẻ nông thôn là vậy, lớn lên từ lấm lem bùn đất, cơ cực. Tuổi thơ của chúng hoặc là những buổi theo cha mẹ ra đồng hoặc là "quăng mình", lăn lộn giữa chốn thị thành mưu sinh.
Trong khi đó, những đứa trẻ ở TP đang háo hức đón một ngày Tết thiếu nhi đầy đủ, vui tươi. Từ tối qua 31/5, các khu vui chơi, công viên ở TP Đà Nẵng đã đông hơn hẳn ngày thường. Các em nhỏ đều rất háo hứng với những trò chơi như: đi tàu điện, câu cá, vẽ tranh, đu quay, chơi nhà banh, nhà phao...
Nhiều em nhỏ được bố mẹ cho đi khu vui chơi nhân ngày Tết thiếu nhi Dịp này Nhà thiếu nhi thành phố Đà Nẵng tổ chức nhiều hoạt động thu hút hàng trăm thiếu nhi tham gia như: Ngày hội vào hè cho thiếu niên, nhi đồng với chủ đề "Thiếu nhi Đà Nẵng chung vui cùng thế giới"; Hội thi giọng hát măng non và Nhịp điệu tuổi thơ, thiết kế đồ vật trang trí, thủ công quà lưu niệm... Hội nạn nhân chất độc da cam cũng đã tặng hàng trăm suất quà cho các em nhỏ là nạn nhân chất độc da cam, trẻ em khuyết tật trên địa bàn. Cũng nhân dịp Tết thiếu nhi này, hàng nghìn em nhỏ TP Đà Nẵng cũng được xem xiếc miễn phí do đoàn Xiếc Việt Nam biểu diễn. (Khánh Hồng)
Theo Dantri
Kiện lên cấp tòa tối cao vì tranh chấp... con heo nái Con heo nái đến lúc động dục xổng chuồng chạy mất, bà Gái qua chuồng heo nhà bà Thọ thì thấy con heo nái của mình nằm trong đó, nên ngỏ ý xin về nhưng bà Thọ không cho, bảo là heo của bà. Bà Gái chỉ chuồng heo - nơi con heo nái động dục nhảy khỏi chuồng, bị lạc qua nhà...