Tái mặt khi con bật lại ‘mẹ biết gì mà nói’
“Mẹ biết gì mà nói” là câu mà không ít phụ huynh đã phải nhận từ chính những đứa con mình chăm nuôi khôn lớn.
Sững người vì bị con chê
Chị Thu Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) nhớ đến cảm giác xấu hổ với câu nói ngây thơ của cậu con trai lớp 3 “Nhưng đây là tiếng Anh mà mẹ”.
“Đó là khi con thấy con tìm bố để hỏi bài tập, tôi nói đưa mẹ xem nào thì nó trả lời thế. Phải nói là lúc đó tôi cảm thấy ngượng với con vô cùng, vì sự kém cỏi của mình”.
“Nó “bỉ” mình đấy, phải chấp nhận” – đây là lời khuyên của chị Ngọc Anh (Đống Đa, Hà Nội), một bà mẹ ba con “dày dạn” kinh nghiệm hơn.
“Chuyện đấy cứ nhận luôn, chẳng có gì. Mình coi đấy là điểm yếu của mình, bởi tuổi của mình nó thế. Bọn trẻ con nhà tôi cũng coi đấy là chuyện bình thường. Tôi bảo thế này, nếu mẹ không kém sao mẹ phải đầu tư như thế? Nếu mẹ có tiếng Anh tốt, mẹ đã không mất nhiều cơ hội. Nếu tiếng Anh giỏi mẹ đã không ở đây, đã bay rất xa. Các con phải biết tiếng Anh cần như thế nào, vì mẹ đã phải trả giá cho việc đấy.
Những việc như vậy, không chỉ với tiếng Anh mà có thể còn nhiều chuyện khác nữa, phải nhận ngay là thua con và, phân tích cho con.
Ảnh minh họa
Có nhiều gia đình vì bố mẹ kém con mà con trở nên hỗn là không được. Khi con nhỏ, mình mới chỉ cảm nhận đó là nỗi xấu hổ. Nhưng nếu không “chỉnh đốn”, rồi có ngày con sẽ tương ngay một câu “Bố/ mẹ thì biết gì” và trở nên coi thường bố mẹ”.
Lý lẽ của bà mẹ “nói nhiều”
Video đang HOT
Họa sĩ Mai Hoa (Hà Nội) cho biết chị đã phản ứng cực kỳ gay gắt khi nhận được câu “Mẹ biết gì mà nói” từ cậu con trai cả.
Khi đó hai mẹ con đang tranh luận. Nghe xong câu này, chị Hoa không nói gì, đi ra vườn. Một lúc sau con ra hỏi “Đang nói chuyện sao mẹ đi ra đây?”.
Chị trả lời thế này:
Thứ nhất, nói về bằng cấp con chẳng hơn gì mẹ. Mà nói cho con biết tất cả những năm học phổ thông lúc nào mẹ cũng là học sinh giỏi, mẹ vào thẳng cấp 3. và mẹ là người đầu tiên vào đại học trong lớp. Riêng chuyện học của mẹ không ai dám kêu, con cũng đừng so sánh. Con đã từng thấy ai được cả 10 văn lẫn toán chưa?
Còn nói về trí thông minh con không thể bằng mẹ.
Nói về tài ba, con có chưa? Con không thể bằng mẹ được.
Đấy là tất cả những điều mẹ nói với con. Hiện nay con so với mẹ con chẳng là cái gì.
Nhưng điều mẹ muốn nói với con lại quan trọng hơn. Cho dù mẹ chỉ là một bà nông dân, mẹ không có tất cả những cái đấy, kể cả mẹ không biết thật, con cũng không có quyền nói với mẹ câu đấy. Nếu mẹ không được học, đúng là mẹ không biết. Nếu mẹ không giỏi, đúng là mẹ không biết. Biết hay không là do hoàn cảnh, do chính tố chất của mẹ không bằng người ta.
Nhưng điều đấy không có nghĩa là con được hỗn. Mẹ không biết con sẽ phải góp ý bằng cách khác, không được nói hỗn với mẹ. Có những điều mẹ không biết bằng con nhưng có những điều mẹ biết hơn con.
Con biết không bao giờ là đủ. Nhưng rõ ràng các con thấy có những điều mẹ không biết như con, và mẹ luôn nói rõ ràng với con là mẹ không biết, và mẹ vẫn nghe các con góp ý và không cự lại, như tiếng Anh, công nghệ thông tin… mẹ vẫn trông cậy vào các con. Mỗi người có thế mạnh và thế yếu, nhưng không có nghĩa là với những gì mình mạnh mình có quyền phỉ báng người yếu hơn.
Để so sánh ai giỏi hơn ai, thì mẹ giỏi hơn con 10 thứ, con giỏi hơn mẹ chỉ 1, vậy mà con dám ném vào mặt mẹ cái câu “Mẹ biết gì mà nói”.
Bây giờ chẳng may mẹ là nông dân thất học thì con còn coi thường mẹ đến đâu? Con nhìn bà ngoại đấy, bà chỉ là một bà nông dân, mà mẹ yêu bà đến thế nào. Mẹ biết rằng, bà không giỏi toán giỏi văn bằng mẹ, vẽ đẹp bằng mẹ, không đánh đàn được như mẹ. Thậm chí không hiểu biết xã hội bằng mình. Nhưng đấy là mẹ của mẹ và mẹ vẫn tôn trọng. Con biết không vì bà có vô vàn cái đáng tôn trọng mà mẹ không có. Bà nấu ăn cho các con, không có tuổi trẻ vì chỉ hầu các con. Trí thông minh của bà có thừa chỉ là không được học. Con đừng đánh giá con người qua một hiện tượng…”.
“Đấy, tôi tuôn ra một tràng như thế. Nghe xong, con tái mặt xin lỗi mẹ luôn. Mình lại nói chuyện bình thường, bởi vì con đã hiểu, và nó trông cậy vào mình” – chị Hoa kết luận.
Theo Ngân Anh/Báo Vietnamnet
Tranh cãi bí quyết dạy con của mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam
Ngay sau khi bài báo "Mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam chia sẻ 8 bước dạy con khi 3 tuổi" được đăng tải trên VTC News, cộng đồng mạng đã bàn tán, tranh cãi về bí quyết giáo dục con của chị Phan Hồ Điệp - mẹ em.
Theo đó, trong chuyên mục "Dạy con" của báo điện tử VTC News, chị Phan Hồ Điệp - mẹ của em Đỗ Nhật Nam, đã chia sẻ bí quyết dạy con trong độ tuổi 2-3 tuổi.
Cụ thể, chị Điệp chia sẻ: "Giai đoạn 2-3 tuổi có thể coi là bước tiến vượt bậc trong phát triển ngôn ngữ của trẻ. Nó làm cho đứa trẻ trở nên "yêu ơi là yêu" vì sự líu lo, ríu rít suốt ngày. Chính vì thế, tận dụng để dạy ngôn ngữ cho trẻ là điều rất tuyệt.
Khi Nam 2 tuổi, sau một giai đoạn "im lặng" không nói năng, Nam bắt đầu nói thành câu, cả câu đơn và câu ghép. Ví dụ, buổi sáng khi tỉnh dậy, Nam nói: "Mẹ ơi, em xuống giường, em đi đánh răng". Hoặc khi mình đưa Nam đi chơi công viên, Nam nói: "Em chơi cát nhé, em không chơi cầu trượt đâu". Chính vì thế, mình có thể dạy Nam khá nhiều điều về ngôn ngữ ở giai đoạn này mà không lo "Nam chưa hiểu". Những cách mình thường làm là: Đọc sách cho con, chơi diễn kịch cùng với con, nói chuyện với con càng nhiều càng tốt, cùng con xemphim, gọi tên các đồ vật gắn kèm với chức năng, dạy cho Nam về những tính từ, độ tuổi này giao tiếp của con rất nhạy cảm, thường xuyên cùng con ghi nhật kí".
Nhiều người nhận xét mẹ Đỗ Nhật Nam tuyệt vời, có cách giáo dục con khoa học. Ảnh minh họa.
Ngay sau khi thông tin này được đăng tải, nhiều người đã tranh luận sôi nổi về các phương pháp của chị Điệp. Người ủng hộ, người phản bác cách giáo dục của chị.
Không ít dân mạng ủng hộ và cho rằng cách giáo dục của chị Điệp là thông minh và nuôi dạy con tốt.
Một dân mạng bình luận: "Một người mẹ rất thông minh, rất biết cách giáo dục con. Không như mấy người lúc nào cũng chỉ biết ghen tị với người khác rồi lại tự dìm những ngân tài của đất nước. Sau đó lại than thở tại sao những nước khác phát triển rồi giàu có này nọ mà ViệtNam vẫn cứ nghèo. Đó là nhờ sự ghen ăn tức ở với người khác. Bản thân chẳng làm được gì mà cứ đi chỉ trích mấy đứa nhỏ chỉ vì nó giỏi hơn mình".
Hay bạn trẻ Kim Anh nói: "Nói gì thì nói, mẹ nuôi dạy rất tốt, dạy con biết cư xử và học những điều tốt từ bé. Con khôn hay hư là từ mẹ mà ra, cách dạy dỗ không nói tới thời gian mà là cách nói chuyện hằng ngày đối với con. Một đứa bé tuyệt vời như thế, hỏi cả cái nước này có đứa thứ 2 không..."
Bạn Dien Pham thán phục bình luận: "Cháu này đúng là thiên tài, làm presentation ở Mỹ trước cử tọa cả ngàn người, nói tiếng Anh lưu loát như người bản xứ". Bạn BN Quỳnh khen: "Cảm ơn những chia sẻ chị! Thật chi tiết và thú vị, phải theo dõi facebook để lĩnh hội thêm."
Hay: "Cũng là một phần công lớn của người mẹ này. Rất hiếm gặp được những người như vậy. Hiểu tâm lí con cái, xem con như một người bạn thân". Bạn Mũm Mĩm thì ca ngợi: "Người mẹ tuyệt vời".
Trong khi đó nhiều người lại tỏ vẻ thờ ơ, phản đối cách giáo dục của mẹ Nam. Bạn trẻ cóc nickname Ngộ Không nói: "Sau này có con tôi chỉ cần nó ngoan ngoãn, khỏe mạnh và dạy nó trở thành người tốt là được rồi". Bạn Phát Nguyễn lại tỏ vẻ thờ ơ: "Chẳng quan tâm! Chỉ cần có con ngoan là được rồi".
Hạy bạn Kiên Vũ Trí thì thẳng thắn: "Sinh ra làm con người bình thường hạnh phúc hơn là làm ông thần này thần nọ. Có những phụ huynh không nghĩ thế. Kệ".
Bạn Tô Hồ thì tỏ vẻ nghi ngờ: "Còn quá sớm để khẳng định bất cứ điều gì".
Nhiều người lại cho rằng, Nam thành công như vậy là nhờ vào tố chất và gen thông minh chứ không phải nhờ phương pháp dạy con của mẹ, đồng thời cũng phản đối cách so sánh trẻ với nhau. Bạn Xuân Hoàng nói: "Bản thân mình thấy không nên quá chú trọng vào Nam và cũng chẳng cần phải đưa ra phương pháp. Phương pháp của mẹ Nam hoàn toàn rất bình thường chẳng có gì gọi là ghê gớm. Quan trọng là tố chất của cháu 1% phần sót của người khác! Nhưng như vậy để làm gì? So sánh các cháu với nhau có phải chăng là sự ganh tị, ăn thua của người lớn với nhau? Nam bây giờ là nhân tố tốt, nổi trội thật đấy! Nhưng tương lai thìNam sẽ ra sao? Chẳng ai biết cả. Tốt nhất ta đừng nên bàn tán, Gato làm gì với Nam và gia đình cả. Họ có quyền và xã hội có quyền (được thế thì tốt) "hưởng" thành quả đào tạo của mình!"
Bạn Đại Thánh lại nói: "Tương lai không biết được, đừng bao giờ đem con mình so sánh với con người khác. Bởi lẽ không đứa trẻ nào thích như thế cả, mỗi bé có một tố chất tiềm ẩn khác nhau, lúc nhỏ giỏi chưa chắc lớn lên sẽ giỏi và ngược lại".
Điều quan trọng là con cái chúng ra sẽ lãnh hội gì khi nhận được cách giáo dục đó. Liệu con bạn có "hạnh phúc" mỗi ngày với cách giáo dục của bố mẹ, gia đình? Ảnh minh họa.
Dù có nhiều ý kiến khen, chê về cách giáo dục của chị Phan Hồ Điệp - mẹ em Đỗ Nhật Nam nhưng thực tế rằng, mỗi người, mỗi gia đình có một cách giáo dục con cái khác nhau trong hoàn cảnh khác nhau. Có thể với người này cách dạy con là đúng là hay nhưng với người khác lại không hợp lý. Điều quan trọng là con cái chúng ra sẽ lãnh hội gì khi nhận được cách giáo dục đó. Liệu con bạn có "hạnh phúc" mỗi ngày với cách giáo dục của bố mẹ, gia đình? Khó có thể đánh giá được khi mà với mỗi người, phạm trù "hạnh phúc" lại hoàn toàn khác nhau! Vì thế hãy xem như đó là cách để chúng ta học hỏi điều hay thay vì chỉ trích, chê bai để thụt lùi với xã hội.
Theo Phapluatdoisong
Nghe chửi cũng là cách để người ta lớn khôn? Từ nhỏ tôi đã quen nghe ba chửi. Những điều ông nói thậm chí xúc phạm con cái nhưng ông bảo nghe chửi cũng là cách để người ta lớn khôn. Tôi nhớ mỗi lần thấy bạn bè tôi thành đạt, ba tôi lại nói: "Người ta làm được, mình làm được. Chỉ những kẻ không có đầu óc mới suốt ngày theo...