Tài liệu GD địa phương TP.Hải Phòng chậm ban hành gây khó sắp xếp thời khóa biểu
Tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hải Phòng lớp 7 chậm ban hành gây khó khăn trong việc sắp xếp thời khóa biểu và khiến giáo viên lo lắng khi giảng dạy.
Thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, cuốn tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hải Phòng lớp 7 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Sau khi được phê duyệt, Sở đã gửi bản PDF của cuốn sách tới các nhà trường. Trong ngày 13/9, các trường trung học cơ sở đã nhận được sách dưới dạng bản PDF.
Cuốn tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 mới được gửi tới các nhà trường ở dạng PDF (Ảnh: Lã Tiến)
Trước khi cuốn tài liệu được ban hành, một số giáo viên được phân công dạy nội dung Giáo dục địa phương lớp 7 tại Hải Phòng đã phản ánh tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về việc, năm học mới đã bắt đầu song các nhà trường chưa nhận được tài liệu Giáo dục địa phương để phục vụ giảng dạy.
Theo một giáo viên dạy Ngữ văn lớp 7 tại quận Hồng Bàng (Hải Phòng), việc biên soạn tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 thành phố Hải Phòng đã được lên ý tưởng và viết sách từ năm học trước.
Tuy nhiên, năm học mới bắt đầu được hơn một tuần mà giáo viên chưa nhận được cuốn tài liệu này.
“Việc chậm ban hành cuốn tài liệu đã gây khó khăn cho các nhà trường trong việc phân công giáo viên và sắp xếp thời khóa biểu.
Điều đáng nói là, cuốn tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 tích hợp 4 môn học khác nhau: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân nên các nhà trường rất khó phân công giáo viên dạy môn này.
Nếu giáo viên được phân công giảng dạy nội dung Giáo dục địa phương không đúng chuyên môn thì phải mất nhiều thời gian để nghiên cứu tài liệu và soạn giáo án giảng dạy, trong khi đó, học sinh đã học tập được hơn 1 tuần mà các trường chưa có tài liệu”, giáo viên xin giấu tên chia sẻ.
Theo một số giáo viên ở huyện Tiên Lãng (Hải Phòng), các trường trung học cơ sở tại huyện này cũng đã sắp xếp xong thời khóa biểu.
Vì chưa có tài liệu Giáo dục địa phương nên các nhà trường đã bố trí giáo viên dạy môn khác thay thế. Sau khi tài liệu Giáo dục địa phương được ban hành thì nhà trường sẽ bố trí giáo viên dạy bù.
Trao đổi với phóng viên, một hiệu trưởng trường trung học cơ sở tại nội thành Hải Phòng cho biết, theo quy định, Giáo dục địa phương là bắt buộc với thời lượng 1 tiết/tuần.
Chính vì thế, nhà trường đã sắp xếp thời khóa biểu và phân công giáo viên dạy Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân để dạy môn đó.
Video đang HOT
Tuy nhiên, tuần học đầu tiên, do chưa có cuốn tài liệu Giáo dục địa phương, nên nhà trường đã linh hoạt bằng việc phân công các giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em học sinh sinh hoạt tập thể, rèn nền nếp theo quy định của nhà trường.
Trong ngày 13/9, nhiều giáo viên được phân công giảng dạy môn Giáo dục địa phương lớp 7 đã phản hồi lại với phóng viên rằng, họ đã nhận được sách bản PDF.
Vì chưa có tài liệu Giáo dục địa phương lớp 7 nên các giáo viên Hải Phòng lo lắng trong việc sắp xếp giảng dạy môn học này (Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Trao đổi với phóng viên, bà Phạm Thị Thu Hà – Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng) xác nhận, đầu tuần này (thứ 2 ngày 12/9 – PV) Bộ Giáo dục và Đào tạo mới thẩm định xong tài liệu Giáo dục địa phương thành phố Hải Phòng lớp 7.
Theo bà Hà, trước đó Phòng Giáo dục trung học đã trao đổi với Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện về việc nhiều tỉnh, thành phố cũng trong tình trạng sách giáo dục địa phương chậm được phê duyệt.
Do đó, Phòng Giáo dục trung học đề nghị các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện chỉ đạo các nhà trường linh động trong việc phân công giáo viên dạy môn Giáo dục địa phương.
Sau khi cuốn tài liệu được phê duyệt, Sở đã chuyển sách bản PDF xuống các nhà trường và các trường sẽ chuyển tới tay giáo viên, học sinh. Còn việc in ấn sách và phát hành sách sẽ được thực hiện sau đó.
Học bằng sách điện tử vì chưa có SGK, GV không thể giao bài tập về nhà cho HS
Bước sang tuần thứ 2 năm học mới nhưng SGK chương trình GDPT 2018 vẫn chưa 'cập bến' nhà trường, khiến học sinh loay hoay vì phải...
học chay
Dù đã bước sang tuần thứ 2 của năm học mới, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, ở một số địa phương, sách giáo khoa, sách chuyên đề, tài liệu giáo dục địa phương phục vụ triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 vẫn chưa đến tay giáo viên và học sinh, khiến một số môn vẫn đang phải học chay.
Loay hoay vì... học chay
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Phạm Minh Thế, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Yên Châu (thị trấn Yên Châu, Sơn La) cho biết, theo khảo sát của trường, hiện tại, học sinh các khối lớp cơ bản trang bị đầy đủ sách giáo khoa để phục vụ quá trình học tập. Song, trường còn thiếu tài liệu các môn thuộc chương trình giáo dục địa phương đối với lớp 10.
"Sở dĩ thiếu tài liệu chương trình giáo dục địa phương lớp 10 vì tài liệu của môn học này do tỉnh Sơn La ban hành. Hiện, nhà trường vẫn đang chờ kế hoạch hướng dẫn tiếp theo của tỉnh", thầy Phạm Minh Thế chia sẻ.
Nhiều trường sử dụng sách điện tử thay cho sách giáo khoa đầu năm học mới. Song, phương pháp này chỉ nên là tình thế vì nếu kéo dài sẽ có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, nhất là khi đổi mới sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 học sinh cần có sách để tự nghiên cứu.
Sách điện tử được áp dụng trong tiết học Lịch sử lớp 10 của Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. (Ảnh: Nhà trường cung cấp).
Thầy Đặng Văn Việt, giáo viên môn Lịch sử, Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương (huyện Sông Mã, Sơn La) chia sẻ: "Hiện tại, khó khăn lớn nhất của thầy và trò lớp 10 đó là chưa có đủ sách giáo khoa môn Lịch sử theo chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thông thường, nếu học mà không có sách giáo khoa thì sẽ rất khó chưa kể năm nay là năm đầu tiên lớp 10 triển khai chương trình mới, sách giáo khoa mới.
Do chưa có sách nên giáo viên sẽ sử dụng sách giáo khoa điện tử để dạy cho học trò. Song, khi học sinh nghe giảng mà không có sách để theo dõi song song thì việc tiếp nhận kiến thức của các em sẽ kém hiệu quả. Hơn nữa, việc giao bài tập về nhà cũng như học sinh chủ động nghiên cứu bài trước giờ lên lớp sẽ khó thực hiện do các em không có sách và không phải em nào cũng có điện thoại, máy tính để tiếp cận với tài liệu trực tuyến".
Kiến thức học sinh thu nhận được là mục tiêu cuối cùng của việc học, triển khai chương trình mới nhưng không có sách giáo khoa thì không chỉ thiệt thòi cho học sinh mà còn gây khó cho đội ngũ giáo viên.
Tiết học Lịch sử của học sinh lớp 10, Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La chưa có đủ sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018. (Ảnh: Nhà trường cung cấp).
Cùng trao đổi về vấn đề này, thầy Đinh Tiến Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương (huyện Sông Mã, Sơn La) cho biết, năm học 2022-2023 là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10. Do đó, nhằm hỗ trợ học sinh tiếp cận sách giáo khoa, trước khi vào năm học mới, trường tiến hành đặt sách giáo khoa lớp 10 với đơn vị phân phối. Đáng tiếc là tính đến ngày 11/9, trường chưa nhận được đủ số lượng đầu sách dẫn đến việc học sinh thiếu sách ở một số bộ môn.
"Cụ thể, đối với chương trình lớp 10, trường đang thiếu sách giáo khoa ở 3 môn là Lịch sử, Ngữ văn và Hóa học. Nhà trường cũng đã báo cáo để có hướng dẫn chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Trước mắt, giáo viên sẽ sử dụng sách điện tử nhằm đảm bảo tiến độ chương trình, còn tạm thời, học sinh sẽ tiếp tục chờ sách giáo khoa", Phó Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Chiềng Khương chia sẻ.
Thầy Hiệu trưởng thông tin thêm, qua hơn 1 tuần triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với học sinh lớp 10, khó khăn lớn nhất và cũng là thách thức đối với nhà trường đó là kiến thức cấp dưới của học sinh ở một số môn đang bị hổng nhiều khiến các em tiếp cận chương trình mới càng khó khăn hơn.
Lý giải rõ hơn về vấn đề này, thầy Đinh Tiến Dũng cho biết, ở lớp 9, các em học chương trình cũ, lên lớp 10 thì học chương trình mới nên có nhiều nội dung phải tiến hành bổ túc để học sinh có sự kết nối, dễ dàng liên thông kiến thức khi giao thoa giữa 2 cấp học.
Bên cạnh việc thực hiện lịch học chính khóa, trường tổ chức dạy bổ túc kiến thức cho học sinh khối 10 đan xen vào buổi chiều, nhằm tạo thuận lợi, nâng cao hiệu quả dạy và học chương trình giáo dục phổ thông 2018.
"Lo lắng vì học sinh đang "hổng" kiến thức, đến khi học thì lại không có đủ sách nên nhà trường, giáo viên rất vất vả trong quá trình dạy học", thầy Đinh Tiến Dũng chia sẻ.
Không để học sinh "học chay" kéo dài
Thông tin về một số trường trên địa bàn tỉnh chưa đủ sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông 2018, Phó Giáo sư Nguyễn Huy Hoàng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La cho biết, điều này xuất phát từ 3 nguyên nhân cơ bản.
Thứ nhất, phải chờ học sinh lớp 10 trúng tuyển đăng ký môn học xong thì mới đăng ký mua sách giáo khoa nên công tác đặt sách giáo khoa của các trường còn chậm.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ giáo dục cung cấp số lượng đầu sách, trong đó có lớp 10 cho các Nhà xuất bản trước 4 tháng khi vào năm học. Tuy nhiên, phải sau khi hoàn thành công tác tuyển sinh, các cơ sở giáo dục mới định lượng sát với thực tiễn về nhu cầu sách để đặt hàng với Nhà xuất bản. Do đó, đây là một nguyên nhân dẫn tới việc cung ứng đủ sách giáo khoa không đáp ứng kịp theo quy định.
Thứ hai, việc ủy quyền phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản chưa đảm bảo tiến độ.
Do Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học tỉnh Sơn La tạm dừng phát hành Sách giáo dục phục vụ năm học 2022-2023 nên việc phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn.
Cho đến ngày 15/7/2022, sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La đề nghị, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam mới có văn bản gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La về việc lựa chọn Công ty cổ phần Sách và Thiết bị giáo dục Miền Bắc là đơn vị cung ứng sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh Sơn La năm học 2022-2023.
Thứ ba, số lượng sách giáo khoa mà Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cung ứng cho đơn vị được ủy quyền trên địa bàn tỉnh không đủ theo mốc thời gian quy định.
Ngày 22/7/2022, đơn vị được ủy quyền cung cấp sách giáo khoa trên địa bàn tỉnh mới nhận được 40% các sách theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và 90% sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2006 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Tính đến ngày 9/8/2022, các trường thiếu nhiều đầu sách giáo khoa là do đơn vị được cung ứng sách chậm, chưa đủ số lượng dẫn tới việc phân bổ về cửa hàng, đại lý, các cơ sở giáo dục chậm so với kế hoạch.
"Khắc phục khó khăn chung trong cả nước về công tác chuẩn bị sách giáo khoa đầu năm học mới, trong đó có tỉnh Sơn La, ngành giáo dục tỉnh đã chỉ đạo các trường khắc phục bằng giải pháp tạm thời đó là sử dụng sách điện tử.
Đồng thời, Sở chỉ đạo các trường tập trung dạy bù đắp và củng cố kiến thức của năm học trước. Bởi, năm học 2021-2022 tỉnh phải dừng học trong nhiều thời gian để phòng, chống dịch COVID-19, học trực tiếp bị hạn chế, nhất là việc thực hiện chương trình tinh giảm nên hiệu quả học chưa cao.
Không để học sinh loay hoay khi phải học chay vì thiếu sách, lãnh đạo Sở đề nghị các trường chủ động khắc phục với tinh thần sáng tạo, "tất cả vì học sinh thân yêu", Giám đốc Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Sơn La chia sẻ.
Bên cạnh đó, không chỉ thiếu sách giáo khoa lớp 10 mà lớp 11, 12 vẫn chưa có đủ đầu sách theo chương trình 2006, lãnh đạo Sở cho biết, các đơn vị có thể tiếp tục sử dụng sách của năm học trước (ngành giáo dục và đào tạo đã có chủ trương tiếp tục sử dụng sách cũ từ nhiều năm học trước), trong đó có sách giáo khoa được cung cấp tại các thư viện nhà trường.
Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Sơn La, hiện, tình trạng thiếu sách giáo khoa chủ yếu tại một số cơ sở giáo dục cấp trung học phổ thông (chiếm 50%). Các đơn vị còn lại cơ bản đáp ứng khoảng 80%.
Ở cấp học dưới, hiện cơ bản đã đảm bảo sách giáo khoa phục vụ học tập. Cá biệt, một số đơn vị trên địa bàn huyện Vân Hồ, Sốp Cộp đáp ứng khoảng 95%.
Theo báo cáo của Nhà xuất bản và đơn vị cung ứng trên địa bàn tỉnh, việc cung ứng sách giáo khoa sẽ đảm bảo đủ chậm nhất đến ngày 15/9/2022.
Thành phố Hồ Chí Minh cung ứng đủ sách giáo khoa cho học sinh trước ngày 16/9 Tối 14/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, tính đến ngày 14/9, tình hình cung ứng sách giáo khoa cho các trường học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã cơ bản đủ. Phụ huynh và học sinh mua sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tại nhà sách...