Tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng đang ‘giết chết’ sự sáng tạo của giáo viên
Thực tế giảng dạy sẽ buộc người thầy phải biết chỗ nào là quan trọng để nhấn mạnh cho học sinh, chỗ nào không quan trọng có thể lướt qua được.
Sách hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 12 (Ảnh minh họa: classbook.vn).
LTS: Thẳng thắn cho rằng, sách Chuẩn kiến thức kỹ năng hiện nay đang vô tình là vật cản cho sự phát triển của ngành giáo dục và đặc biệt là những người giáo viên, tác giả Thanh An đã đưa ra quan điểm của mình trước vấn đề này.
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Kể từ ngày 25/8/2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 7394/BGDĐT-GDTrH yêu cầu các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông trong cả nước phải áp dụng dạy học theo sách Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng cho tất cả các môn học.
Từ đó đến nay, giáo viên đều phải bám vào cuốn sách chuẩn này để giảng dạy và ra đề kiểm tra, thi cử cho học sinh.
Tuy nhiên, có một thực tế là sách chuẩn kiến thức kĩ năng mà Bộ ban hành nhiều khi đã được các lãnh đạo của ngành, trường dập khuôn máy móc, chưa khuyến khích được sự sáng tạo của người thầy.
Có nhiều giáo viên dạy lớp rất không đồng tình với việc đang phải sử dụng sách chuẩn kiến thức kĩ năng do Bộ Giáo dục phát hành. Nhất là đối với một số môn xã hội bởi vì sách chuẩn kiến thức, kỹ năng yêu cầu giáo viên phải bám vào cuốn sách này để giảng dạy trên lớp.
Tuy nhiên, nội dung cuốn sách có phần sơ sài, mỗi bài học chỉ được hướng dẫn có vài dòng theo ý chủ quan của người viết sách nên giáo viên không hứng thú.
Bởi thực tế giảng dạy sẽ buộc người thầy phải biết chỗ nào là quan trọng để nhấn mạnh cho học sinh, chỗ nào không quan trọng có thể lướt qua được.
Nhưng nếu không bám vào cuốn sách này lại không đúng với yêu cầu hiện nay của ngành.
Và điều dĩ nhiên các tiết dạy khi có giáo viên, ban giám hiệu dự giờ hay thi giáo viên giỏi mà không bám vào chuẩn kiến thức kĩ năng thì không đạt yêu cầu.
Nhưng bám vào chuẩn kiến thức, kỹ năng thì dạy vô cùng chán ngán. Bởi vì chuẩn kiến thức mới là cái chuẩn tối thiểu của nội dung bài học.
Trong khi, lớp học có nhiều đối tượng học trò: em giỏi có, em khá có, những em yếu kém cũng không hiếm.
Người thầy muốn được quan tâm hết cho học sinh nhưng cũng rất muốn nâng cao, mở rộng vấn đề cho các em khá giỏi có thể phát huy khả năng của mình.
Nếu chỉ dạy theo chuẩn kỹ năng thì các em học sinh khá giỏi học rất nhẹ nhàng nhưng chưa có điều kiện giúp các em tiến xa hơn.
Nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng là cái chuẩn tối thiểu của 1 bài học mà giáo viên phải thực hiện.
Tuy nhiên, lãnh đạo nhà trường và lãnh đạo ngành của một số địa phương lại quá cứng nhắc máy móc vào chuẩn kiến thức kỹ năng nên đã có những chỉ đạo, nhận xét không đúng với nội dung chuyên môn khi dự giờ hay kiểm tra giáo án, đề kiểm tra của giáo viên.
Video đang HOT
Tôi có một anh bạn kể rằng trong một lần đi thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện. Hôm đó, anh phải dạy ở đơn vị bạn nên đã chuẩn bị rất kĩ càng, chu đáo. Ngày lên lớp dạy, anh cảm thấy rất tự tin sau khi kết thúc tiết dạy của mình.
Thế nhưng, khi được ban giám khảo nhận xét, đánh giá tiết dạy thì giám khảo hội thi nhận xét: Kiến thức của thầy rộng quá, không phù hợp với học sinh, dạy không đúng chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ.
Nghe nói vậy anh bạn của tôi cảm thấy rất bất bình. Bởi là một tiết giảng văn thì ngoài kiến thức bài học, người thầy còn phải liên hệ mở rộng vấn đề cho học sinh có cái nhìn đa chiều.
Hơn nữa, đây là tiết thi giáo viên dạy giỏi thì người thầy phải cung cấp nhiều kiến thức hơn, quan tâm nhiều hơn đến mọi đối tượng học sinh.
Nếu là giáo viên dạy trên lớp bình thường thì có thể chỉ cần dạy ngang chuẩn kiến thức. Nhưng khi thi giáo viên giỏi thì phải dành một lượng thời gian nhất định để mở rộng và tạo điều kiện cho những em khá giỏi phát huy khả năng của mình nữa chứ.
Tuy nhiên, với cách dạy “rộng quá” nên anh bị góp ý rất nhiều cho phần thực hành của mình.
Trong công tác dự giờ của một số ban giám hiệu hiện nay cũng vậy, nhiều thầy cô trong ban giám hiệu đi dự giờ giáo viên trong trường những môn không phải môn đào tạo của mình thì thường xách theo cuốn chuẩn kiến thức kỹ năng lên lớp để vừa dự giờ vừa so sánh chuẩn kiến thức với nội dung mà giáo viên giảng dạy trên lớp.
Khi thấy giáo viên dạy có một chút khác kiến thức là góp ý, bắt bẻ, nhiều khi xếp loại “không đạt”.
Chính từ cách chỉ đạo và đóng góp như vậy nên nhiều khi chưa thể thúc đẩy sự sáng tạo của người thầy trong những tiết dạy. Nhiều giáo viên dần dần cũng phải tự co mình theo chuẩn kiến thức, kỹ năng để phải bị phiền toái đến bản thân.
Chúng tôi không phản bác, không có dụng ý chê trách sách chuẩn kiến thức kỹ năng mà Bộ Giáo dục đã ban hành.
Tuy nhiên, từ cách chỉ đạo, hướng dẫn như vậy nên rất nhiều giáo viên co dần vào những chiếc áo đồng phục đã được sách Chuẩn kiến thức kỹ năng “mặc sẵn”.
Những bài kiểm tra thường xuyên, định kì thì được hướng dẫn là không được quá chuẩn kiến thức kỹ năng nên các dạng đề kiểm tra giáo viên cũng chỉ ra ở mức trung bình. “Sân chơi” cho học sinh khá giỏi gần như không có.
Những đề kiểm tra như vậy thì đối tượng học sinh khá giỏi làm rất đơn giản và mất rất ít thời gian nên khó phát huy được tính sáng tạo, tìm tòi của nhiều em học trò.
Sự máy móc, áp đặt của nhiều cán bộ nơi cơ sở họ chỉ căn cứ vào những kết quả tổng kết hàng năm mà chưa chú trọng đến việc phát triển tư duy, sáng tạo của học trò nên đã có những chỉ đạo mang tính áp đặt.
Chính vì vậy, sách Chuẩn kiến thức kỹ năng vô tình lại đang là vật cản cho sự phát triển của ngành giáo dục hiện nay.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hướng tới việc phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh nhưng cách chỉ đạo của Bộ và cơ sở nhiều khi vẫn chưa thực sự cởi trói cho giáo viên.
Trong khi ngành đang hướng tới việc tự chủ trong giáo dục, khuyến khích giáo viên sáng tạo nhưng cán bộ cơ sở lại bắt giáo giáo viên phải thực hiện giống nhau từng cái kế hoạch, từng hoạt động dạy học trong giáo án, từng nội dung trong Chuẩn kiến thức kỹ năng. Vô tình đang tự đánh mất đi những khâu đột phá, sáng tạo của cả thầy và trò.
Theo Giaoduc.net
Chương trình môn Khoa học tự nhiên: Chú trọng thực hành thí nghiệm
Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lý, Hoá học, Sinh học và Khoa học Trái Đất,... Đồng thời, sự tiến bộ của nhiều ngành khoa học khác liên quan như Toán học, Tin học,... cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển không ngừng của Khoa học tự nhiên.
ảnh minh họa
Thông tin về chương trình môn Khoa học tự nhiên được PGS.TS Mai Sỹ Tuấn - Chủ biên chương trình môn Khoa học tự nhiên - với báo Giáo dục và Thời đại.
3 trục nội dung
Chương trình môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học - Các nguyên lý/khái niệm chung của khoa học - Hình thành và phát triển năng lực. Trong đó, các nguyên lý/khái niệm chung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình.
Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn Khoa học tự nhiên gồm:
Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học các chất;
Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và tiến hoá;
Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các quá trình vật lý, lực và sự chuyển động;
Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hê Măt Trơi, Ngân Hà, hóa học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh - địa - hóa, Sinh quyển.
Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lý, quy luật chung của thế giới tự nhiên.
Các nguyên lý chung của khoa học tự nhiên trong chương trình môn Khoa học tự nhiên gồm:
Tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, sự vận động và biến đổi. Các nguyên lý chung, khái quát của khoa học tự nhiên là nội dung cốt lõi của môn Khoa học tự nhiên.
Các nội dung vật lý, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời được tích hợp, xuyên suốt trong các nguyên lý đó.
Các kiến thức vật lý, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời là những dữ liệu vừa làm sáng tỏ các nguyên lý tự nhiên, vừa được tích hợp theo các logic khác nhau trong hoạt động khám phá tự nhiên, trong giải quyết vấn đề công nghệ, các vấn đề tác động đến đời sống của cá nhân và xã hội.
Hiểu biết về các nguyên lý của tự nhiên, cùng với hoạt động khám phá tự nhiên, vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên ở học sinh.
Các phương pháp giáo dục chủ yếu
Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng sau: dạy học bằng tổ chức chuỗi hoạt động tìm tòi, khám phá tự nhiên; rèn luyện được cho học sinh phương pháp nhận thức, kỹ năng học tập, thao tác tư duy; thực hành thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, thực tiễn đời sống cá nhân và xã hội; tăng cường phối hợp hoạt động học tập cá nhân với học hợp tác nhóm nhỏ; kiểm tra, đánh giá, đặc biệt đánh giá quá trình được vận dụng với tư cách phương pháp tổ chức hoạt động học tập.
Dạy học môn Khoa học tự nhiên chủ yếu sử dụng các phuong pháp dạy học tích cực, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, huớng dẫn hoạt đọng cho học sinh, tạo môi truờng học tạp thân thiện và những tình huống có vấn đề.
Phát triển kỹ năng tiến trình rất quan trọng trong hình thành và phát triển năng lực tìm tòi, khám phá tự nhiên, hình thành và phát triên thê giơi quan khoa hoc cho học sinh. Trong đó, quan sát, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết, lập kế hoạch và thực hiện, xử lý và phân tích dữ liệu, đánh giá, trình bày báo cáo là những kỹ năng cần được rèn luyện thường xuyên và có trọng số thích đáng trong đánh giá kết quả học tập.
Các hoạt đọng học tạp của học sinh chủ yếu là học tập chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Các hoạt đọng học tạp nói trên đuợc tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà truờng, thông qua mọt số phương pháp dạy học chủ yếu: tìm tòi, khám phá; phát hiện và giải quyết vấn đề; dạy học theo dự án; bài tập tình huống; dạy học thực hành và thực hiện bài tập; tự học,... Trong đó, nhấn mạnh hơn tới dạy học thông qua các bài thực hành thí nghiệm và khảo sát thực tế.
Đánh giá kết quả giáo dục
Kết quả giáo dục đuợc đánh giá bằng các hình thức định tính và định luợng thông qua đánh giá quá trình, đánh giá tổng kết ở co sở giáo dục, các kỳ đánh giá trên diện rộng ở cấp quốc gia, cấp địa phuong và các kỳ đánh giá quốc tế. Kết quả các môn học tự chọn đuợc sử dụng cho đánh giá kết quả học tập chung của học sinh trong từng năm học và trong cả quá trình học tập.
Việc đánh giá quá trình do giáo viên phụ trách môn học tổ chức, dựa trên kết quả đánh giá của giáo viên, của phụ huynh học sinh, của bản thân học sinh đuợc đánh giá và của các học sinh khác trong tổ, trong lớp.
Việc đánh giá tổng kết do cơ sở giáo dục tổ chức. Viẹc đánh giá trên diẹn rọng ở cấp quốc gia, cấp địa phuong do tổ chức kiểm định chất luợng cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh, thành phố trực thuọc trung uong tổ chức để phục vụ công tác quản lý các hoạt đọng dạy học, phát triển chuong trình và nâng cao chất luợng giáo dục.
Điều kiện thực hiện chương trình
Giáo viên dạy học môn Khoa học tự nhiên cần được bồi dưỡng về phương pháp dạy học tích hợp, dạy học phân hoá; kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực; bồi dưỡng kiến thức vật lý, hoá học, sinh học để vừa nắm vững các nguyên lý khoa học tự nhiên, các nguyên lý ứng dụng công nghệ, vừa hiểu sâu các khái niệm, quy luật tự nhiên,...
Khoa học tự nhiên có điều kiện giáo dục những vấn đề toàn cầu như phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, biến đổi khí hậu, dân số, bảo vệ môi trường, an toàn, năng lượng, giới và bình đẳng giới, bảo vệ đa dạng sinh học,...
Tiềm năng này của môn Khoa học tự nhiên cần được khai thác qua các chủ đề tích hợp với sự cố gắng thể hiện của chương trình, sáng tạo của giáo viên. Giáo viên cần nhận ra đây là điều kiện thuận lợi để linh hoạt, sáng tạo lựa chọn các hình thức, phương pháp và biện pháp dạy học phù hợp.
Khoa học tự nhiên chú trọng thực hành thí nghiệm. Vì vậy, nhà trường phổ thông cần được đầu tư trang thiết bị, vật liệu, hoá chất, phòng học bộ môn. Cùng với các trang thiết bị này, giáo viên phải được tập huấn kỹ năng làm việc trong phòng thực hành và các quy tắc an toàn.
Giáo viên cần dành thời gian thích đáng giới thiệu cho học sinh cách sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, các cách học phổ biến và đặc thù môn học, các quy tắc an toàn cho bản thân khi thực hành thí nghiệm, các trang thiết bị, dụng cụ học tập và cách sử dụng an toàn, cách thực hiện một số kỹ năng, các nguồn tra cứu tài liệu tham khảo.
Trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các nhà trường còn hạn chế, việc tổ chức cho học sinh tiếp cận, tìm hiểu thế giới tự nhiên gặp nhiều khó khăn thì cần lưu ý tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ ở những địa phương. Ở những nơi khó khăn, có thể tổ chức cho học sinh quan sát qua các phương tiện nghe nhìn hiện đại.
Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Vì vậy, trong môn Khoa học tự nhiên những nguyên lý/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung.
Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lý của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng mạch nội dung.
Xây dựng môn học Khoa học tự nhiên trên cơ sở các kiến thức vật lý, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất là phù hợp với định hướng dạy học tích hợp, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện về kiến thức, hình thành kỹ năng và phát triển năng lực của học sinh.
Theo Giaoducthoidai.vn
Thầy giáo trẻ tích cực đổi mới trong giảng dạy Vật lý "Mục tiêu dạy học theo xu thế hiện đại không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ đầy đủ những kiến thức, kĩ năng đã có của nhân loại cho người học mà quan trọng hơn là bồi dưỡng cho họ có năng lực nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo giải quyết các vấn đề, đáp ứng được những đòi hỏi đa dạng...