Tái hiện nghi lễ phát lịch ngày đầu năm
Du khách đến tham quan di tích kinh thành Huế ngày đầu năm mới được chứng kiến nghi lễ phát lịch từng diễn ra ở triều Nguyễn.
Sáng mùng 1 Tết Dương lịch, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế đã tái hiện nghi lễ Ban Sóc (phát lịch) tại cửa Ngọ Môn, kinh thành Huế. Dưới triều Nguyễn, nghi lễ này được tổ chức định kỳ vào cuối năm âm lịch.
Người Việt xưa lấy kinh tế nông nghiệp làm trọng nên quyển lịch đối với đời sống con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Họ xem lịch để theo dõi thời gian, biết được sự thay đổi tiết trời mà ứng phó, phòng tránh thiên tai.
Lễ Ban Sóc được tổ chức quy mô vào đầu triều Minh Mạng. Sau khi nha Khâm Thiên Giám soạn lịch xong, triều đình tổ chức lễ Ban Sóc dưới sự điều hành của hai viên ở bộ Lễ và Khâm Thiên Giám. Trong ảnh là người dẫn kể lại nghi lễ Ban Sóc cho du khách đến tham quan.
Năm Tân Sửu 1841, lễ Ban Sóc được hoàng đế Minh Mạng chỉ dụ thực hiện ở Ngọ Môn. Lịch được ban ra đến tận thần dân.
Video đang HOT
Trong sách Khâm định Đại nam hội điển sự lệ có chép, vua Minh Mạng định rằng: “Lễ Ban Sóc có khác với ba tiết lớn. Nay đổi định: từ nay về sau làm lễ Ban Sóc ở trước cửa Ngọ Môn”.
Lịch được tiến vào Hoàng Cung để cho Hoàng gia dùng, lịch được phát cho các quan ở Kinh Thành, ở các địa phương và phân phát lại trong dân chúng sử dụng.
Ngày đầu năm mới, nhiều du khách hào hứng khi được đón chào trang trọng trong dịp tham quan di tích Đại Nội, kinh thành Huế.
Trong dịp này, Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế khai trương không gian Ngọ Môn sau thời gian dài trùng tu.
Du khách đổ về Sa Pa, đỉnh Fansipan chật cứng ngày đầu năm mới
Sáng 1/1, lượng khách du lịch lớn tiếp tục đổ về Sa Pa (Lào Cai). Tại các điểm vui chơi, nhiều người chen chân, nhích từng cm.
Ngày 1/1, nhiệt độ Sa Pa vẫn ở mức thấp, kèm theo mưa phùn và bị che phủ bởi màn sương dày đặc.
Bước sang ngày đầu tiên của năm mới 2021, thị trấn du lịch của Lào Cai đón thêm hàng nghìn lượt khách. Nhiều người tranh thủ du lịch ngắn ngày để tận hưởng thời tiết lạnh buốt vùng núi cao Tây Bắc.
Tại một số điểm du lịch như chùa Kim Sơn Bảo Thắng, nhà thờ Đá, quảng trường Sa Pa... chật cứng du khách.
Nhiều người không kịp đặt trước khách sạn, phải chấp nhận với giá phòng ngày lễ từ 1 đến 4 triệu đồng/đêm.
Nhi và Đạt vừa kịp đến Sa Pa vào chiều 31/12. Đôi bạn trẻ đã tận hưởng cái lạnh và đón giao thừa tại đây. "Nghe mọi người nói đi du lịch Sa Pa về là sẽ cưới, vậy nên chúng mình đi thử", cô gái 24 tuổi vui vẻ trò chuyện.
Trái với sự mù mịt giăng kín bên dưới thành phố Sa Pa, sáng nay, phía trên đỉnh Fansipan trời quang. Tuy nhiên nhiệt độ vẫn ở mức 6 độ C và kèm theo gió lạnh. 9h30, nơi này đã chật cứng người.
Du khách vui vẻ chụp ảnh với cột mốc của nóc nhà Đông Dương.
Vân và người yêu đã chuẩn bị sẵn áo khoác dày. Cảm nhận cái lạnh trên núi cao, cô gái đến từ Hà Nội thích thú chia sẻ: "Mặc dù không ngắm được băng tuyết như dự định nhưng thời tiết Fansipan cũng rất đẹp, quả không uổng cho chuyến đi của chúng tôi".
Cô gái đến từ Bắc Ninh cũng hứng thú giơ cao lá cờ tổ quốc để chụp ảnh kỷ niệm lần đầu đến đây.
Vì quá sốt ruột chờ phương tiện di chuyển, nhiều người quyết định leo thang bộ khi gần lên tới Fansipan.
11h30, phía trong nhà chờ, hàng nghìn du khách vẫn xếp hàng, nhích từng bước để được tham gia khám phá vẻ đẹp của đỉnh núi cao nhất Đông Dương.
Đào đường, lọt vào 'kho báu' tráng lệ hơn 2.000 năm tuổi Một kho báu khảo cổ vĩ đại, có thể xuất hiện trước Công nguyên, đã được các công nhân vô tình phát hiện khi họ đang thi công một đường hầm ở Israel. Theo Cơ quan Quản lý Cổ vật Israel, trong quá trình đào đường hầm mới phục vụ cho công trình giao thông, các công nhân đã nhận thấy mình lọt...