Tái cơ cấu nguồn lực tài chính ứng phó với dịch COVID-19

Theo dõi VGT trên

Ngày 17/9, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị trực tuyến giữa các Bộ trưởng Y tế và Tài chính thường niên do Ngân hàng Phát triển châu Á ( ADB) tổ chức với sự tham gia của nhiều nước như Hàn Quốc, Sri Lanka, Philippines, Indonesia, New Zealand, Nhật Bản…

Đây là Hội nghị được ADB tổ chức hằng năm với các Bộ trưởng và khách mời cấp cao, đặc biệt trong hoàn cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn tới phục hồi kinh tế và đời sống người dân. Mục tiêu của hội nghị là chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia về và cách ứng phó với COVID-19 từ góc độ y tế và tài chính, cũng như thảo luận về các cách thức để tăng khả năng phục hồi bằng cách tăng cường “Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ toàn cầu” (UHC).

Theo các chuyên gia, COVID-19 là cuộc khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Tác động chưa từng có của nó đến tất cả các khía cạnh của xã hội đã dẫn đến những thiệt hại to lớn về đời sống, sinh kế và sự phát triển kinh tế; ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Với số ca nhiễm toàn cầu vượt qua con số 24 triệu và đang có chiều hướng tăng đều đặn.

Trên thế giới, đã có nhiều lỗ hổng đáng kể trong an ninh y tế và sự thiếu sẵn sàng đối phó với đại dịch đã lộ ra. Đại dịch cho thấy sự mong manh của hệ thống y tế công trên toàn thế giới và cũng cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau của an ninh y tế, an ninh và phát triển kinh tế. Sự hỗ trợ của các Bộ trưởng cho UHC sẽ không chỉ giúp việc xây dựng hệ thống y tế phản ứng tốt và có khả năng phục hồi trong bối cảnh đại dịch đang diễn ra, mà còn giúp tạo khuôn khổ để giảm thiểu tác động của những cú sốc bất ngờ trong tương lai.

Tái cơ cấu nguồn lực tài chính ứng phó với dịch COVID-19 - Hình 1
Điểm cầu trực tuyến Hàn Quốc. Ảnh:VGP.

Các Bộ trưởng Bộ Y tế có vai trò quan trọng trong việc tăng cường hiệu quả các nguồn chi chăm sóc sức khỏe và đảm bảo ưu tiên các can thiệp hiệu quả nhất để tăng cường sức khỏe toàn dân; các Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chung trong việc định hình các chính sách để tài trợ bền vững cho hệ thống y tế và đảm bảo sự phối hợp giữa hai ngành. Qua trao đổi, đại diện ADB đánh giá Việt Nam là một trong những nước thành công trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19 và các nước rất mong muốn học tập kinh nghiệm.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng nhận định, đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, đã lan rộng, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế Việt Nam có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng cũng đã và đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội.

Đại diện ADB đánh giá cao Việt Nam là một trong những nước thành công trong việc ứng phó với dịch COVID-19 và các nước rất mong muốn học tập kinh nghiệm của Việt Nam.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự cố gắng của Việt Nam, tình hình kinh tế – xã hội đã có chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục giữ ổn định; lạm phát được kiểm soát, CPI bình quân có xu hướng giảm dần qua các tháng, bình quân 7 tháng là 4,07%. Thị trường tiền tệ, tín dụng, tỉ giá cơ bản ổn định, mặt bằng lãi suất tiếp tục giảm. Thị trường chứng khoán có dấu hiệu phục hồi.

Tái cơ cấu nguồn lực tài chính ứng phó với dịch COVID-19 - Hình 2
Điểm cầu Hội nghị tại Việt nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đại diện. Ảnh:VGP.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam Đinh Tiến Dũng đã chia sẻ một số giải pháp về cơ chế tài chính được sử dụng ở Việt Nam để ứng phó với đại dịch COVID-19 trong giai đoạn nguồn thu của Chính phủ giảm.

Video đang HOT

Nhấn mạnh tầm quan trọng của y tế dự phòng, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng dẫn câu nói dân gian của Việt Nam “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Bằng cách so sánh hơn, người Việt Nam từ thời xưa đã khẳng định vai trò to lớn của việc phòng bệnh hơn là chữa bệnh đối với mỗi người.

Đại diện phía Việt Nam tại Hội nghị khẳng định, trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam còn thấp, vì vậy, trong nhận thức và hành động, thực sự coi y tế dự phòng là gốc, là căn bản. Hàng năm đều ưu tiên bố trí ngân sách cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung của ngân sách Nhà nước (NSNN); trong đó, dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng.

Thực hiện nguyên tắc y tế công cộng do NSNN bảo đảm là chủ yếu. Khám, chữa bệnh do bảo hiểm y tế và người dân chi trả. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu do bảo hiểm y tế, người dân và NSNN cùng chi trả.

Việt Nam đang đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại NSNN trong lĩnh vực y tế để có nguồn lực triển khai toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, nhất là đối với các đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới, hải đảo.

Đại diện Bộ Tài chính Việt Nam cũng cho biết, Việt Nam sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ. Ngay từ khi thế giới xuất hiện ca bệnh COVID-19 đầu tiên, Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch; chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị; bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho phòng, chống dịch theo phương châm 4 tại chỗ, dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ; cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ; nhân lực tại chỗ. Qua đó đã đảm bảo kịp thời nguồn lực cho phòng, chống dịch.

Đồng thời, phát huy truyền thống của dân tộc, trách nhiệm xã hội, ủng hộ và cùng tham gia phòng, chống dịch COVID-19.

“Chính phủ Việt Nam kiên trì thực hiện “mục tiêu kép” vừa quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19, vừa tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội, không để đứt gãy các hoạt động kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và tiếp tục đảm bảo an sinh xã hội”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay.

Bộ Tài chính cũng phối hợp triển khai thực hiện gói hỗ trợ an sinh 62 nghìn tỷ đồng cho người dân bị giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn, không đảm bảo mức sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19; thực hiện miễn, giảm, giãn các loại thuế, phí, lệ phí nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19; thuế nhập khẩu đối với nhóm mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch, gồm: khẩu trang y tế; nước rửa tay sát trùng; nguyên liệu để sản xuất khẩu trang y tế; nước sát trùng, thiết bị cần thiết khác; gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để tháo gỡ khó khăn nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu…

Ngoài ra, Việt Nam cũng chủ động dự phòng mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế thiết yếu để đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng đề nghị Bộ Y tế và Tài chính các nước với những thế mạnh của mình tiếp tục hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực y tế dự phòng, chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm điều trị, nghiên cứu, sản xuất vắc xin và thúc đẩy phục hồi, tăng trưởng bền vững.

“Là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, Việt Nam bày tỏ sự quan tâm, chia sẻ, cảm thông và đang hết sức cố gắng, nỗ lực hợp tác, phối hợp kịp thời với các nước, nhất là các nước bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19″, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng khẳng định.

Dồn nén áp lực nợ công

Ứng phó với dịch bệnh khiến kinh tế Việt Nam chịu áp lực lớn về thu ngân sách cho các khoản chi trả nợ công.

Dồn nén áp lực nợ công - Hình 1

Đã bước qua nửa năm 2020, "thiên nga đen" COVID-19 quét qua gần như toàn bộ các nước trên toàn thế giới. Việt Nam tuy là một trong những nước thành công trong việc khống chế đại dịch nhưng cũng gánh không ít hậu quả. Một vấn đề quan trọng trong năm 2020 này là nợ công và ngân sách nhà nước, khi 2 năm tới là điểm "nóng" với những khoản nợ tới hạn.

Áp lực nợ công
Nhìn lại năm vừa qua, Bộ Tài chính cho biết tính đến cuối năm 2019, nợ công ước tính dưới mức 55% GDP (so với mức đỉnh của năm 2016 là 63,7%), trong đó, riêng nợ Chính phủ là khoảng 48% GDP, cũng thấp hơn năm 2016. Trong 4 năm qua, Chính phủ đã hạn chế các khoản nợ chính phủ bảo lãnh cũng như nợ chính quyền địa phương, góp phần giảm bớt áp lực.

Có một điều đặc biệt là trong cơ cấu nợ đã có sự chuyển biến theo hướng tích cực, tỉ trọng nợ trong nước tăng lên 62,3% tổng dư nợ Chính phủ (năm 2016 là 60,1%), trong khi nợ nước ngoài giảm xuống 37,7% (so với 39,9% của năm 2016). Đây là một điểm rất tích cực để hạn chế nhu cầu cần đồng ngoại tệ để trả nợ, nhất là khi Việt Nam khá phụ thuộc vào xuất nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp FDI. Theo ước tính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nhìn chung, mức độ nợ công của Việt Nam vẫn ở mức không quá cao so với các nước trong khu vực ASEAN.

Tuy nhiên, có một điều đáng quan tâm là các khoản nợ đến hạn của Việt Nam trong năm 2020-2021. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, dự kiến nghĩa vu trả nợ của Chính phủ trong năm 2020 khoảng 349.000 tỉ đông, trong đó trả nợ trong nước 287.900 tỉ đông và nước ngoài là 61.100 tỉ đông. Riêng năm 2021, chưa có thông tin chính thức nhưng theo Báo cáo tài chính nhà nước của Chính phủ, riêng khoản phải trả nợ gốc trong nước là 211.000 tỉ đồng, cao hơn 41% so với năm 2020. Đối với trái phiếu chính phủ trong nước, phải trả khoảng 166.000 tỉ đồng nợ gốc với đỉnh nợ xuất hiện vào tháng 10 tới. Con số này trong năm tiếp theo còn cao hơn, lên đến 204.800 tỉ đồng.

Dồn nén áp lực nợ công - Hình 2


Khoản trái phiếu chính phủ phát hành trong nước bằng ngoại tệ trị giá 1,7 tỉ USD sẽ đáo hạn trong 2 năm 2020 và 2021. Các khoản nợ nước ngoài chủ yếu vẫn là các khoản vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ song phương và đa phương với kỳ hạn vay dài, lãi suất ưu đãi. Theo báo cáo nợ công hồi cuối năm 2019 của Bộ Tài chính, các chủ nợ lớn là World Bank (31,8% tổng nợ vay nước ngoài của Chính phủ), Nhật (29,8%), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Châu Á (17,5%).

Dù từ hơn 1 năm nay, Chính phủ không bảo lãnh cho bất kỳ doanh nghiệp nào vay nợ nhưng rất nhiều khoản nợ trước đây được Chính phủ bảo lãnh nay đã đến hạn trả nợ. Rơi vào khó khăn do dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp không trả được nợ, trong đó có những doanh nghiệp đầu ngành. Kể cả doanh nghiệp tự vay, tự trả nhưng theo Luật quản lý nợ công, trường hợp doanh nghiệp không trả được thì nợ đó sẽ biến thành nợ quốc gia và Chính phủ phải đứng ra trả thay. Chẳng hạn, đến trung tuần tháng 5 năm nay, Vietnam Airlines phải trả nợ các ngân hàng trong và ngoài nước gần 800 triệu USD. Đây là số tiền vay mua tàu bay trong thời kỳ 2009-2015, được Chính phủ bảo lãnh.

Ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, Bộ Tài chính, cho biết theo cam kết với World Bank, từ tháng 7.2020, Việt Nam phải trả số nợ gốc gấp đôi so với trước đây cho các khoản vay hỗ trợ phát triển nước nghèo. Danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ chủ yếu tập trung vào 4 loại tiền là SDR, JPY, USD, EUR. Các đồng tiền này hầu như đều biến động lớn cũng như tăng giá trong những thời gian bất ổn như chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hay COVID-19 hoành hành. Do đó, những bất ổn sẽ gây áp lực gấp đôi cho việc trả nợ bằng ngoại tệ.

Tỉ lệ nợ công (% GDP) không quá cao nhưng áp lực trả nợ bằng cả VND lẫn ngoại tệ đều lớn trong năm 2020-2021. Cuối năm 2019, Chính phủ đã dự kiến tỉ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách nhà nước ở mức khoảng 19,5-20,5%. Nhưng đến hiện tại, có lẽ hậu quả của dịch bệnh sẽ làm thiếu hụt khoản thu ngân sách năm 2020 khá nhiều khi Chính phủ đã rất tích cực hỗ trợ người dân bằng các biện pháp giảm nhiều loại thuế, phí. Bên cạnh đó, doanh nghiệp làm ăn khó khăn hơn, ít lãi nên đóng thuế ít hơn.

Dồn nén áp lực nợ công - Hình 3


Vì vậy, có nhiều con số buộc phải điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Chẳng hạn, điều chỉnh chỉ tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình quân năm 2020 khoảng 4% (trước đây là dưới 4%); tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 4% (trước đây là khoảng 7%); đáng chú ý, tổng số thu ngân sách nhà nước giảm 163.000 tỉ đồng so với dự toán được giao. Chính phủ cũng dự kiến bội chi ngân sách nhà nước bằng khoảng 4,75% GDP (tăng 1,31% so với mục tiêu đề ra); tỉ lệ nợ công bằng khoảng 55,5% GDP (tăng 3,2% so với mục tiêu cũ).
Do đó, kịch bản rất có thể sẽ xảy ra trong năm 2020 là tỉ lệ nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ/thu ngân sách nhà nước có thể chạm tới hoặc vượt mức trần cho phép của Quốc hội là 25%.

Phương án trả nợ đầy thách thức
Trong một bài viết "Những thị trường mới nổi nào đang gặp nguy hiểm nhất về tài chính?", The Economist đã xếp hạng tình hình tài chính tại 66 nền kinh tế dựa trên 4 chỉ số sức mạnh tài chính, bao gồm nợ công, nợ nước ngoài, chi phí đi vay và dự trữ ngoại hối. Theo đó, Việt Nam được xếp vào nhóm an toàn sau đại dịch. Công ty Cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) cũng đánh giá dù áp lực trả nợ "dồn nén" trong năm 2020-2021 có thể là rủi ro gây xáo trộn tới thanh khoản cho ngân sách nhà nước nhưng chưa quá lo ngại. Việc kiểm soát nợ công và năng lực trả nợ của Việt Nam vẫn được đảm bảo trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, tình hình thực tế cho thấy, Việt Nam đang chịu nhiều sức ép trên cả 4 chỉ số trên, nhất là trước thiệt hại khó lường của dịch bệnh. Trước tiên phải nói đến ngân sách nhà nước chịu ảnh hưởng tiêu cực do dịch bệnh gây ra. Quốc hội đã phê duyệt dự kiến tổng số thu ngân sách nhà nước năm 2020 là 1.512,3 ngàn tỉ đồng, tăng 3,8% so với ước thực hiện năm 2019.

Trong khi đó, tổng dự chi ngân sách nhà nước năm 2020 là 1.747,1 ngàn tỉ đồng, tăng 7% so với dự toán năm 2019. Ước tính thâm hụt khoảng 235.000 tỉ đồng trong năm 2020 chưa tính tác động của dịch bệnh COVID-19. Nhiều khoản thuế, phí phải thu từ doanh nghiệp cũng như cá nhân đã được giảm cũng như đề xuất giảm. Các khoản này đóng góp hơn 90% thu ngân sách nhà nước nếu giảm sẽ gây áp lực nặng lên ngân sách quốc gia.

Ngoài ra, số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của cả nước đạt 158,94 tỉ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, dịch bệnh chết người đã cho thấy tác động tệ hại của nó khi tính riêng trong tháng 4, trị giá xuất khẩu, nhập khẩu đều giảm mạnh so với tháng trước, trong đó xuất khẩu đạt 17,58 tỉ USD (giảm 27,1%), nhập khẩu đạt 18,52 tỉ USD (giảm 16,4%), cán cân thương mại thâm hụt 0,94 tỉ USD. Điều này gây bất lợi lớn cho các khoản thu từ thuế cũng như 13,8% thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu như dự kiến.

Dồn nén áp lực nợ công - Hình 4


Tại thời điểm công bố dự toán, giá dầu thế giới Brent ở mức 60 USD/thùng nhưng hiện tại giá dầu đã giảm xuống mức quanh 33 USD/thùng. Cộng thêm biện pháp đề xuất giảm giá điện hỗ trợ người dân, ngân sách khó tránh khỏi giảm thu đối với 2 tập đoàn lớn là Tập đoàn Điện lực (EVN) và Pertrolimex. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng gần đây cũng cho biết các mức đề xuất giảm giá điện lần này sẽ giảm trực tiếp vào doanh thu của EVN, như vậy sẽ làm giảm các khoản thu ngân sách từ thuế, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn này so với kế hoạch.

Tuy nhiên, Chính phủ cũng đã có phương án vay thêm và cơ cấu lại các khoản nợ này. Ông Võ Hữu Hiển cho biết, nhu cầu vay của Chính phủ năm 2020 sẽ là 459,4 ngàn tỉ đồng, cao hơn dự toán vay của Chính phủ năm 2019 khoảng 50.000 tỉ đồng, dùng để bù đắp bội chi ngân sách trung ương, trả nợ gốc và nhận nợ bảo hiểm xã hội. Về cơ cấu nợ, chúng ta vay nợ mới để trả nợ cũ nhưng nguyên tắc là đảo nợ mà không làm tăng nợ. Dư nợ vẫn như thế nhưng chỉ giãn nợ để không dồn việc trả nợ vào một thời điểm, không gây áp lực cho ngân sách nhà nước mà vẫn đảm bảo nghĩa vụ trả nợ, ông nói thêm.

Dồn nén áp lực nợ công - Hình 5


Nợ trong nước chủ yếu là các khoản trái phiếu chính phủ, Chính phủ cũng theo xu hướng tăng vay trong nước, giảm vay nước ngoài. Nếu Chính phủ vay thêm trong nước có lẽ cũng sẽ tiếp tục như thế. Nhưng điều phải nói ở đây là nền kinh tế đang cần tiền như một công cụ để phục hồi kinh tế. Nếu Chính phủ phát hành trái phiếu lại để trả nợ thì quanh đi quẩn lại cũng chỉ là một công cụ tài chính, nợ cũng sẽ tăng và trả gốc đến hạn lại sẽ tới.

Nợ nước ngoài chủ yếu vẫn là các khoản vay ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ song phương và đa phương với kỳ hạn vay dài, lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên, ông Hiển cũng cho biết, lãi suất vay ODA đang tăng lên, bình quân 3-4%/năm, thậm chí có khoản vay có lãi suất hơn 4%/năm. Bởi vì Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp từ tháng 7.2017 nên không còn được vay bằng USD với lãi suất thấp nữa. Chưa kể trong mấy năm nay do biến động tỉ giá nên giá trị dư nợ vay ODA hiện tại cũng tăng theo.

Ngân hàng, doanh nghiệp và người dân đã được Chính phủ chỉ đạo cơ cấu nợ vay để cùng nhau đối phó dịch bệnh. Phải chăng Chính phủ cũng cần có những hành động quyết liệt hơn để xử lý nợ công, nếu không, năm 2020-2021 làm sao để giải quyết vấn đề ngân sách dưới áp lực nợ công tới hạn và giảm thu vì kinh tế khó khăn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ngân 98 vén màn gây sốc chuyện gia đình: Bị bố đẻ chiếm 1 tỷ đồng, doạ tung clip nhạy cảm?Ngân 98 vén màn gây sốc chuyện gia đình: Bị bố đẻ chiếm 1 tỷ đồng, doạ tung clip nhạy cảm?
09:46:16 11/01/2025
Loạt ảnh vạch trần sự đối lập khi về già, ở hiện tại, nhìn thấy nên biết sợ!Loạt ảnh vạch trần sự đối lập khi về già, ở hiện tại, nhìn thấy nên biết sợ!
11:31:32 11/01/2025
83 lao động Việt Nam bị công ty Nhật nợ lương với số tiền rất lớn83 lao động Việt Nam bị công ty Nhật nợ lương với số tiền rất lớn
10:17:34 11/01/2025
Tránh ô tô đang đậu, hai cha con bị xe tải tông thương vong ở Bình DươngTránh ô tô đang đậu, hai cha con bị xe tải tông thương vong ở Bình Dương
09:09:39 11/01/2025
Kết bạn trong tù, ra trại rủ nhau lập đường dây ma túyKết bạn trong tù, ra trại rủ nhau lập đường dây ma túy
09:07:27 11/01/2025
Trước scandal đăng ảnh nhạy cảm, Park Sung-hoon nổi tiếng như thế nào?Trước scandal đăng ảnh nhạy cảm, Park Sung-hoon nổi tiếng như thế nào?
08:13:22 11/01/2025
Nguyên nhân Vũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm chung sống?Nguyên nhân Vũ Thu Phương ly hôn chồng doanh nhân sau 13 năm chung sống?
11:42:43 11/01/2025
Lê Giang nói thẳng về mối quan hệ của Khả Như - Huỳnh PhươngLê Giang nói thẳng về mối quan hệ của Khả Như - Huỳnh Phương
10:53:32 11/01/2025

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...
Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.
Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.
Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.
Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.
Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.
Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.
Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.
Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.
VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.
Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Các rạn san hô trên vùng biển Đại Tây Dương của Brazil bị tẩy trắng hàng loạt

Các rạn san hô trên vùng biển Đại Tây Dương của Brazil bị tẩy trắng hàng loạt

Thế giới

14:15:08 11/01/2025
Ông Miguel Mies bày tỏ hiện tượng này không chỉ xảy ra ở Brazil mà xảy ra trên toàn thế giới. Tình trạng tẩy trắng rạn san hô toàn cầu đã lên tới mức kỷ lục trong năm 2024.
Tết về, làm bánh dừa nướng đơn giản mà thơm ngon, giòn rụm để nhâm nhi hoặc biếu người thân

Tết về, làm bánh dừa nướng đơn giản mà thơm ngon, giòn rụm để nhâm nhi hoặc biếu người thân

Ẩm thực

13:57:07 11/01/2025
Chỉ với vài nguyên liệu cơ bản và một chút thời gian, bạn sẽ có ngay những chiếc bánh dừa nướng vàng giòn, thơm nức, sẵn sàng làm say lòng mọi vị khách ghé thăm.
Cứu nam sinh nhảy cầu Vĩnh Tuy trong đêm lạnh

Cứu nam sinh nhảy cầu Vĩnh Tuy trong đêm lạnh

Tin nổi bật

13:16:02 11/01/2025
Ngay lập tức, đơn vị đã xuất cano cùng cán bộ chiến sĩ nhanh chóng đến hiện trường tổ chức cứu nạn, cứu hộ. Thời điểm này, nạn nhân đang chấp chới giữa dòng nước sông Hồng lạnh giá mùa đông trong nền nhiệt độ dưới 10 độC.
Thái Bình: Bỏ lại tờ giấy ghi số điện thoại bố mẹ và xe máy trên cầu, nam thanh niên khiến hàng trăm người hoang mang tìm kiếm

Thái Bình: Bỏ lại tờ giấy ghi số điện thoại bố mẹ và xe máy trên cầu, nam thanh niên khiến hàng trăm người hoang mang tìm kiếm

Netizen

13:04:44 11/01/2025
Do bị ngăn cản chuyện yêu đương, nam thanh niên để lại chiếc xe máy và số điện thoại của gia đình rồi bỏ đi, khiến hàng trăm người hoang mang.
'Hành tinh thứ 9' định hình theo cách khoa học không ngờ đến

'Hành tinh thứ 9' định hình theo cách khoa học không ngờ đến

Lạ vui

13:00:53 11/01/2025
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra một loại va chạm vũ trụ hoàn toàn mới, giúp định hình hành tinh thứ 9 và bạn đồng hành.
Lời mật ngọt Vũ Thu Phương dành cho chồng đại gia trước khi ly hôn

Lời mật ngọt Vũ Thu Phương dành cho chồng đại gia trước khi ly hôn

Sao việt

12:39:01 11/01/2025
Vũ Thu Phương từng dành nhiều lời khen ngợi cho chồng đại gia Trần Thanh Hải trong 13 năm hôn nhân. Cô xem anh là tri kỷ, người thầy trước khi ly hôn vào tháng 11/2023.
Nghe ngay 3 màn collab cực hấp dẫn của album WeChoice 2024: tlinh, Pháo, Pháp Kiều quá slay, "viên ngọc thô của Việt rap" gây kinh ngạc

Nghe ngay 3 màn collab cực hấp dẫn của album WeChoice 2024: tlinh, Pháo, Pháp Kiều quá slay, "viên ngọc thô của Việt rap" gây kinh ngạc

Nhạc việt

12:34:43 11/01/2025
Tính đến 20h tối 10/1, WeChoice Awards 2024 đã thả xích lần lượt 3 ca khúc - A Ă Â, Cái Đẹp và Miền Đất Kỳ Diệu.
Tuổi nào khiến collagen giảm gây lão hóa da và cách khắc phục

Tuổi nào khiến collagen giảm gây lão hóa da và cách khắc phục

Làm đẹp

12:25:23 11/01/2025
Mỗi độ tuổi da sẽ phải đối mặt với những vấn đề khác nhau. Quá trình lão hóa da sẽ trở nên nhanh hơn từ tuổi 25 trở đi và các dấu hiệu lão hóa sẽ rõ ràng từ 30 tuổi.
Lộ diện ông trùm đứng sau đường dây lừa bán hàng trăm diễn viên Trung Quốc sang biên giới Thái Lan - Myanmar?

Lộ diện ông trùm đứng sau đường dây lừa bán hàng trăm diễn viên Trung Quốc sang biên giới Thái Lan - Myanmar?

Sao châu á

12:21:04 11/01/2025
Nhân vật này bị tố cáo là tội phạm đội lốt doanh nhân, đứng sau các công xưởng lừa đảo viễn thông, buôn người xuyên quốc gia khét tiếng.
Xuân Son đang nằm viện, nói đúng 2 câu với vợ lộ hết nội tình hôn nhân trong 10 năm

Xuân Son đang nằm viện, nói đúng 2 câu với vợ lộ hết nội tình hôn nhân trong 10 năm

Sao thể thao

12:15:47 11/01/2025
Những ngày vừa qua, những thông tin xoay quanh về việc điều trị, phục hồi sau ca mổ của cầu thủ Nguyễn Xuân Son (SN 1997, tại Brazil).
Áo dài sequins lấp lánh, lựa chọn hoàn hảo để nàng đón chào năm mới

Áo dài sequins lấp lánh, lựa chọn hoàn hảo để nàng đón chào năm mới

Thời trang

11:59:09 11/01/2025
Rực rỡ và nổi bật, áo dài sequins lấp lánh tôn lên vẻ đẹp yêu kiều và mang đến sự sang trọng, cuốn hút, là lựa chọn hoàn hảo để nàng tự tin đón chào năm mới tràn đầy sắc màu.