Tài chính đại học: Đâu là lối thoát?

Theo dõi VGT trên

Có ba vấn đề cần bàn liên quan tới đề xuất được chú ý nhất của nhóm Đối thoại giáo dục (VED) về vấn đề tài chính cho giáo dục đại học (GDĐH). Đó là tính khả thi của nguồn tài trợ công trong bối cảnh ngân sách thiếu hụt, hiệu quả sử dụng tài chính công và khả năng chi trả của người dân.

Tài chính đại học: Đâu là lối thoát? - Hình 1

Sinh viên mới ra trường tìm kiếm cơ hội việc làm ở ngày hội “Phỏng vấn – tuyển dụng” TP.HCM – Ảnh: QUANG ĐỊNH

Có ba yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến bức tranh tài chính ĐH. Trước hết, đại chúng hóa GDĐH đã tạo ra những thay đổi sâu sắc trong quan niệm về ĐH: từ chỗ là đặc quyền của tầng lớp tinh hoa trở thành một đòi hỏi phổ biến của công chúng; từ chỗ được xem là lợi ích công, ngày càng được nhấn mạnh khía cạnh là một dịch vụ và là một khoản đầu tư cho tương lai của cá nhân.

Bối cảnh đại chúng hóa này khiến đầu tư của Nhà nước cho GDĐH sụt giảm mạnh trên toàn cầu, kể cả những nước có truyền thống bao cấp mạnh mẽ cho GDĐH như Pháp, Đức, Thụy Sĩ… Nhiều nước đã phải tăng học phí một cách đáng kể và ngày càng dựa vào nguồn thu từ người học, thậm chí xem việc thu hút sinh viên quốc tế là một hình thức xuất khẩu dịch vụ giáo dục có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế như Úc, New Zealand.

Học phí ĐH ở Hoa Kỳ tăng gấp ba lần trong vòng ba thập kỷ qua (đã điều chỉnh theo mức lạm phát). Tổng nợ của sinh viên Mỹ hiện nay là 1,3 ngàn tỉ USD, đầu tư công cho GDĐH ở Mỹ trung bình giảm hơn 50% so với năm 1987. Đây là xu hướng chung ở nhiều nước và đó là lý do GDĐH tư ở khu vực Đông Á phát triển rất mạnh trong mấy thập kỷ qua.

Thứ hai là lạm phát bằng cấp và tình trạng thất nghiệp của sinh viên, đặc biệt ở những nước mà GDĐH tăng trưởng quá nóng, tiêu biểu là Trung Quốc. Từ năm 1998-2008, số sinh viên Trung Quốc tăng từ 3,4 đến 21,5 triệu. Bộ GD Trung Quốc công bố tỉ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp trong ba năm qua là khoảng 30%, những người có việc thì lương không đủ sống. Chính quyền Bắc Kinh cho biết riêng ở thành phố này đã có 160.000 “bộ lạc kiến”, từ mà nhà nghiên cứu Lian Si gọi những cử nhân thất nghiệp tụ họp thành nhóm nhỏ sống lang thang ngoài phố và kiếm sống bằng những việc tạm bợ.

Việt Nam đã mở rộng hệ thống GDĐH nhằm tăng số người được đào tạo ở bậc ĐH. Tuy nhiên, sự mở rộng quá nhanh về số lượng đã phải trả giá bằng sự sụt giảm về chất lượng. Ngoài tấm bằng, những người học xong ĐH không khác biệt bao nhiêu so với những người không được học ĐH, thiếu hụt những thứ mà họ cần để thích ứng trong thị trường lao động toàn cầu. Hệ quả là họ không đủ sức làm thay đổi cơ cấu hiện tại của nền kinh tế, vốn đang dựa vào lao động giản đơn nhiều hơn là lao động chất xám.

Video đang HOT

Yếu tố thứ ba là sự phát triển vượt bậc của công nghệ truyền thông khiến nhà trường không còn là nơi độc quyền cung cấp tri thức nữa.

VẤN ĐỀ CỦA VIỆT NAM

GDĐH Việt Nam cũng tăng trưởng quá nóng trong hai thập niên qua, và cũng đang đối mặt với tình trạng cử nhân thất nghiệp. Số người vào ĐH giảm liên tục từ năm 2011 đến nay, nhiều ngành ở một số trường đã phải đóng cửa do không tuyển đủ người học. Nếu chính sách không kịp thời can thiệp, sự phát triển của GDĐH sẽ chựng lại và chúng ta sẽ không có đủ lực lượng lao động kỹ năng cao cần thiết cho hội nhập kinh tế toàn cầu.

Liệu ngân sách có thể tăng thêm nguồn tài trợ?

Từ năm 1998 đến nay, Chính phủ đã tăng dần đầu tư cho giáo dục, từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước và hiện nay chiếm khoảng 5% GDP (trong lúc Trung Quốc, Philippines, Thái Lan và Hàn Quốc lần lượt là 2,5; 3,2; 4,2; 4,2% GDP). Với tỉ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỉ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới. Nếu chỉ tính riêng GDĐH thì khoản chi này chiếm 11,2% tổng chi của ngân sách nhà nước (tăng dần từ 9,1% năm 2001 đến nay) và chiếm 1,2% GDP (so với Thái Lan 0,6%, Indonesia 0,5%, Hàn Quốc 0,9%, Nhật Bản 0,8%, 2010). Đầu tư ngân sách cho mỗi sinh viên tăng từ 1,051 triệu đồng (năm 2001) đến 6,133 triệu đồng (năm 2010), hiện vào khoảng 7 triệu đồng/năm/sinh viên (1).

Trong lúc đó, theo The Economist ngày 3-5-2015, nợ công của Việt Nam đang ở mức 89,07 tỉ USD, chiếm 46,6% GDP. Các chuyên gia Viện Kinh tế Việt Nam cho biết mức chi tiêu công của Việt Nam đang ở mức rất cao so với các nước, chiếm hơn 30% GDP. So sánh với Hong Kong, Đài Loan, Singapore, Indonesia, mức chi tiêu các chính phủ này chỉ từ

15-18% GDP. TS Lê Đăng Doanh cho rằng ngân sách dùng để trả nợ công trong năm 2015 khoảng 282.000 tỉ đồng, tương đương 31% tổng thu ngân sách. Trong khi chi thường xuyên ngân sách khoảng 72%. Cộng lại là hơn 100% tổng thu ngân sách. Rõ ràng là không còn đồng nào để đầu tư. Báo cáo của Viện Kinh tế cũng nêu rõ thu ngân sách lại thiếu bền vững. Vì vậy, khả năng để tăng thêm đầu tư nhà nước cho GDĐH là ít khả thi.

Có một thực tế là học phí ở trường công hầu như không tăng trong hai thập niên qua nếu ta điều chỉnh theo tỉ lệ lạm phát. Hiện mức học phí trung bình của trường ĐH công lập vào khoảng 560.000 đồng/tháng, trường tư là 2.395.980 đồng/tháng. Nhìn vào mặt bằng giá cả hiện nay, mức học phí này còn thấp hơn cả tiề.n gửi trẻ ở nhà trẻ.

Vậy chúng ta có thể nói gì về khả năng chi trả của người dân? Nếu tính gộp các chi phí liên quan đến học ĐH, tổng chi phí cho việc học ở ĐH công chiếm đến 97% tổng thu nhập của các gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp (dưới 5 triệu đồng/tháng) và chiếm 38,5% đối với nhóm thu nhập trung bình (từ 5-10 triệu đồng/tháng). Nếu học trường tư, tỉ lệ này lên tới 122% thu nhập của gia đình nhóm thu nhập thấp và 58,6% đối với nhóm thu nhập trung bình (2). Điều này có nghĩa là bất kỳ chính sách tăng học phí nào cũng cần quan tâm thích đáng đến việc hỗ trợ sinh viên từ các gia đình có thu nhập thấp, nếu không sẽ làm giảm lập tức số người được đào tạo bậc cao, và quan trọng hơn làm giãn rộng khoảng cách về cơ hội và tạo ra bất ổn xã hội.

Điều này đã được đề cập nhiều lần trong các thảo luận về chính sách, kể cả trong bản khuyến nghị của VED. Điều đáng nói hơn là cơ chế để thực thi điều này. Bản khuyến nghị của VED đã nêu ra một điểm đáng chú ý, chúng tôi cho rằng nó cần được thể chế hóa bằng quy định, là bắt buộc các trường công cũng như tư dành ra một tỉ lệ nhất định trong tổng thu học phí cho quỹ học bổng, với các tiêu chuẩn và quy trình xét chọn học bổng công khai. Cách làm này thực chất là dùng tiề.n của người giàu để chi cho người nghèo, và mở ra một cánh cửa cho bất cứ ai cũng có thể bước vào ĐH nếu có nỗ lực xứng đáng.

Nhưng còn những giải pháp khác vốn ít được bàn đến hơn, đó là tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn lực ở khu vực công và chính sách đối với khu vực tư.

HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN LỰC Ở CÁC TRƯỜNG CÔNG LẬP

Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2011 (trong một dự án do Ủy ban Tài chính – ngân sách Quốc hội chủ trì), hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước cho giáo dục trong giai đoạn 2000-2010 ở Việt Nam là thấp và thuộc loại thấp nhất trong khu vực và trên thế giới (3).

Tài chính đại học: Đâu là lối thoát? - Hình 2

Sở dĩ mọi đề xuất tăng học phí đều vấp phải phản ứng mạnh mẽ của xã hội không hẳn chỉ vì mọi người đã quen với tư duy bao cấp, mà một phần quan trọng là vì niềm tin của công chúng đối với các trường công lập nói riêng và khu vực công nói chung rất yếu. Điều này là hệ quả trực tiếp của việc thiếu một cơ chế hữu hiệu về trách nhiệm giải trình. Yêu cầu về “Ba công khai” của bộ (tài chính, đội ngũ và cơ sở vật chất) đã ban hành từ năm 2009 nhưng có rất ít trường thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc, những trường không có báo cáo “Ba công khai” trên trang web hoặc có một cách sơ sài thì cũng không sao cả.

Mặc dù mức thu học phí ở các trường công hiện rất thấp, chỉ khoảng 5,6 triệu đồng/năm/sinh viên, nhưng cộng với chi ngân sách khoảng 7 triệu đồng/năm/sinh viên, thành hơn 12 triệu đồng/năm/sinh viên. Đó là chưa tính khoản bao cấp về đất đai, trường sở. Hiện chưa có con số chính thức nào cho biết nếu tính thành tiề.n đất đai và cơ sở có sẵn của các trường công thì con số này trung bình là bao nhiêu. Nếu tạm ước tính dựa trên số tiề.n thuê cơ sở vật chất của một trường tư thì con số này không dưới 3 triệu đồng/năm/sinh viên. Như vậy, suất đầu tư ở trường công hiện nay xấp xỉ 15 triệu đồng, tức khoảng 50% GDP đầu người, một con số không nhỏ so với các nước. Con số này của Việt Nam, theo thống kê năm 2012 của UNESCO là 41,24% GDP đầu người, trong lúc ở Hoa Kỳ là 20,08%, Pháp và Phần Lan 37%, Úc 20%, Nhật 24,1%, Hong Kong 30,3%, Campuchia 27% và Malaysia là 60,9% (4).

Vì vậy, giải pháp hợp lý cho các trường công không phải chỉ là tăng học phí, mà còn là, và chủ yếu phải là, cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn lực.

Một nhà quan sát nhận định rằng ở một số trường ĐH công hiện nay, nếu có tiề.n, lãnh đạo không chắc là biết tiêu vào đâu để mang lại hiệu quả cho lợi ích chung, vì thật ra họ không hiểu ĐH phải vận hành như thế nào thì có chất lượng. Không sửa được điều này thì rất khó kêu gọi sự đồng thuận của xã hội trong việc tăng học phí và hỗ trợ các trường ĐH.

Hiệu quả sử dụng nguồn lực ở các trường công lập là hệ quả trực tiếp của cơ chế quản trị ở cấp trường và cấp hệ thống. Cùng với đề xuất tăng đầu tư, VED khuyến nghị tăng cường tự chủ tài chính cho các trường, cụ thể là “được toàn quyền quyết định các vấn đề như số lượng tuyển sinh, mức học phí, chương trình và chất lượng đào tạo, chi tiêu (…). Có cơ chế giám sát nội bộ và từ bên ngoài để chống lạm dụng quyền tự chủ này. Có cơ chế cung cấp thông tin cho người dân lựa chọn trường”. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng tự chủ tài chính mà không gắn với quyền tự chủ trong việc lựa chọn lãnh đạo nhà trường, trong quản trị nội bộ, và không gắn với cơ chế giải trình trách nhiệm với các bên liên quan thì không có mấy ý nghĩa trong việc cải thiện chất lượng và hiệu quả.

Cần gắn việc cung cấp tài trợ của Nhà nước cho các trường công với việc đán.h giá hiệu quả hoạt động của các trường, thông qua những thước đo hợp lý và công khai. Và đán.h giá chất lượng công việc của lãnh đạo các trường bằng kết quả đạt được (về chất lượng người học, thành tích nghiên cứu, đóng góp phục vụ cộng đồng…) trong tương quan với chi phí mà Nhà nước đã cấp, học phí đã thu, thông qua công khai báo cáo thường niên của các trường.

(1), (2): Nguồn: Nguyễn Ngọc Anh, 2012. Cơ chế phân bổ ngân sách cho ĐH công lập: hiện trạng và khuyến nghị.

(3): Nguồn: Trịnh Tiến Dũng, 2012.

(4): Nguồn: http://data.uis.unesco.org.

Theo TTO

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin đang nóng

Bà Trương Mỹ Lan xin HĐXX trả lại hai chiếc túi Hermes bạch tạng
11:07:22 27/09/2024
Sốc khi thấy tài khoản tăng lên 5 tỷ đồng, cô gái đến ngân hàng xin sao kê, tìm người trả lại thì được khẳng định: Số tiề.n này là của cô!
12:10:01 27/09/2024
Hoa hậu Ý Nhi về nước, rạng rỡ khoác tay bạn trai ở sân bay
14:13:01 27/09/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên khẳng định đẹp tự nhiên, không phẫu thuật thẩm mỹ
14:57:12 27/09/2024
An Dĩ Hiên lộ diện sau 2 năm ở ẩn
15:13:19 27/09/2024
Lý do Hồ Ngọc Hà không còn đăng nhiều về hai con Lisa - Leon lên mạng xã hội
15:05:31 27/09/2024
Nữ luật sư kể chi tiết việc ngoạ.i tìn.h với sếp trong group chat công ty
12:13:32 27/09/2024
Ngày 28 tháng 9 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 28/9/2024
11:23:23 27/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ý Nhi khoe cảnh nhễ nhại mồ hôi trên sân pickleball, lộ chi tiết phải gọi tên Xemesis

Netizen

16:31:09 27/09/2024
Trên trang cá nhân, cô nàng đều đặn đăng ảnh đi tập pickleball trong những bộ trang phục gợi cảm, khoe trọn vóc dáng cân đối. Bên cạnh đó, Bò Chảnh cũng không ngại chia sẻ khoảnh khắc mồ hôi mồ kê nhễ nhại

Tổng thống Mỹ Biden lên tiếng về kế hoạch chiến thắng của Ukraine

Thế giới

16:30:30 27/09/2024
Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định lại cam kết hỗ trợ của Washington dành cho Kiev sau khi nghe trình bày của người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky về kế hoạch chiến thắng .

Chân dung vị tướng "thất bại" bậc nhất của Riot, Fearless Draft cũng không cứu được

Mọt game

16:29:40 27/09/2024
Trong lịch sử LMHT, có rất nhiều vị tướng được cho ra mắt và cũng một số lượng lớn trong số đó vẫn còn thông dụng cho đến thời điểm hiện tại.

Con gái rủ mẹ tham gia hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Pháp luật

16:19:55 27/09/2024
Qua điều tra, từ cuối năm 2018 Duyên đã sử dụng mạng xã hội Facebook tìm hiểu và liên lạc với một số đối tượng là thành viên của tổ chức khủn.g b.ố Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời để được hướng dẫn tham gia.

Đừng chỉ ăn quả, lá loại cây này quý như 'nhân sâm của người nghèo', ở quê có đầy

Sức khỏe

16:15:12 27/09/2024
Theo y học cổ truyền, đậu bắp có vị ngọt, tính mát, không độc, có công dụng hỗ trợ chữa chứng tiêu khát, bệnh trĩ, táo bón, viêm họng, viêm đường tiết niệu. Ngoài quả, cành non, thân, lá và rễ của đậu bắp cũng có thể dùng làm thuố.c.

Vụ 'quần thể du lịch trái phép' dốc Hoàng Hôn: Kiểm điểm lãnh đạo UBND TP.Phan Thiết

Tin nổi bật

16:01:32 27/09/2024
Phó chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Lê Thanh Sơn nói rằng, bản thân ông và Chủ tịch UBND TP.Phan Thiết Phan Nguyễn Hoàng Tân cũng phải kiểm điểm trách nhiệm trong vụ quần thể du lịch trái phép ở dốc Hoàng Hôn.

HOT: "Sầu nữ" Lana Del Rey bất ngờ kết hôn với nam hướng dẫn viên du lịch sau chưa đầy 1 tháng công khai hẹn hò

Sao âu mỹ

15:19:21 27/09/2024
Đầu tháng 9, Lana Del Rey chính thức công khai mối quan hệ tình cảm với Jeremy Dufrene. Đến cuối tháng, cặp đôi đã tổ chức đám cưới trong sự ngỡ ngàng của nhiều người.

Soobin Hoàng Sơn - Nhân tố nổi trội tại Anh trai vượt ngàn chông gai

Tv show

14:50:20 27/09/2024
Trải qua 4 công diễn, Soobin Hoàng Sơn ngày càng chứng minh được khả năng ca hát, rap, vũ đạo, chơi nhạc cụ và trình diễn chuyên nghiệp.

NSƯT Hoàng Hải xác nhận ông trùm Lê Toàn đã chế.t, chính thức chia tay 'Độc đạo'

Hậu trường phim

14:41:35 27/09/2024
Clip được diễn viên Hoàng Hải chia sẻ trên trang cá nhân đã chính thức khép lại cuộc tranh cãi của khán giả về số phận của ông trùm Lê Toàn trong phim Độc đạo đang gây sốt.

Huỳnh Hiểu Minh giới thiệu bạn gái với giới nghệ sĩ

Sao châu á

14:38:27 27/09/2024
Huỳnh Hiểu Minh đưa Diệp Kha tới sự kiện giải trí diễn ra cách đây ít ngày để giới thiệu cô với giới quan chức lẫn đồng nghiệp.