Tài chính 24h: Ngân hàng Nhà nước “thúc” ngân hàng đẩy nhanh xử lý nợ xấu
Để đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu theo đúng lộ trình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản yêu cầu các ngân hàng cần rà soát, cập nhật kế hoạch xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 chi tiết từng năm cho giai đoạn từ 14/8/2017 đến 15/8/2022.
Ảnh minh họa.
Buộc các ngân hàng cập nhật xử lý nợ xấu từng năm
Ngày 7/11/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành văn bản 8425 yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (các ngân hàng) tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu.
Cụ thể, các ngân hàng cần rà soát, cập nhật kế hoạch xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 chi tiết từng năm cho giai đoạn từ 14/8/2017 đến 15/8/2022, triển khai các phương án, giải pháp xử lý nợ xấu theo đúng lộ trình, kế hoạch đã đề ra. (Xem thêm)
Chuyện lạ Agribank: Đột nhiên “cục tiền rơi vào đầu” là có thật
Việc bỗng dưng được ngân hàng gửi tin nhắn thông báo tài khoản tăng hàng chục triệu đồng là có thật với một phụ nữ ở Hà Nội dù chị không mở tài khoản tại ngân hàng Agribank.
Đó là trường hợp của chị B.H.D (Cầu Giấy, Hà Nội) khi liên tiếp trong ngày 06/11 chị nhận được loạt tin nhắn từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), trong đó có tin nhắn báo tài khoản tăng thêm 50 triệu đồng. (Xem thêm)
Cho vay bất động sản tăng chậm, ngân hàng vẫn kiểm soát chặt rủi ro
Theo thông tin được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cung cấp tại diễn đàn Quốc hội mới đây, dư nợ tín dụng đối với kinh doanh bất động sản đến cuối tháng 8/2018 tăng 5,2% so với thời điểm cuối năm 2017.
Tốc độ này thấp hơn đà tăng trưởng tín dụng chung của toàn ngành và cho vay kinh doanh bất động sản chiếm tỷ trọng 7,4% tổng tín dụng (cùng kỳ năm 2017, tăng 9,79% và chiếm tỷ trọng khoảng 6,7%). (Xem thêm)
Đề xuất quy định cụ thể trách nhiệm Bộ, ngành trong quản lý thuế về chống chuyển giá
Video đang HOT
Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị Ban soạn thảo Luật quản lý thuế sửa đổi bổ sung những nội dung quy định cụ thể hơn về nhiệm vụ, trách nhiệm của các Bộ, ngành trong quản lý thuế về chống chuyển giá, gửi giá, trốn thuế, xử lý nợ đọng, truy thu thuế, cưỡng chế về thuế; bổ sung quy định quyền của người nộp thuế được nhận biên bản của cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Thanh tra và các cơ quan có thẩm quyền khi kiểm tra, đối chiếu nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi thanh tra, kiểm toán công tác quản lý thu ngân sách nhà nước của cơ quan quản lý thuế. (Xem thêm)
VDSC: Thị trường tiền tệ đang ổn định hơn, cơ hội giải ngân tháng 11
Thị trường tiền tệ toàn cầu đang dần ổn định mặc dù đồng US Dollar vẫn khá mạnh. Trong khi nhiều quốc gia Châu Á ghi nhận đà tăng của chỉ số CDS kỳ hạn 5 năm, các đồng tiền rủi ro đang hồi phục khá sau thời gian bị bán tháo mạnh trong quý II và III năm nay.
Với diễn biến hiện tại khá tích cực, VDSC ủng hộ quan điểm về cơ hội giải ngân trên thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 11 này. (Xem thêm)
Giá vàng lội ngược dòng sau hai phiên lao dốc
Khảo sát lúc sáng nay (8/11) giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang niêm yết ở mức 36,39 – 36,55 triệu đồng/lượng, tăng 30 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với sáng hôm qua (7/11).
Trong khi đó, Tập đoàn Doji đang niêm yết giá vàng miếng ở mức 36,42- 36,52 triệu đồng/lượng, tăng 40 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào – bán ra. (Xem thêm)
Giá USD tại các ngân hàng diễn biến trái chiều
Sáng 8/11, giá USD tại các ngân hàng có những diễn biến trái chiều.
Cụ thể, Vietcombank đang niêm yết giá USD ở mức 23.290 – 23.380 đồng/USD, tăng 15 đồng/USD ở cả hai chiều mua vào – bán ra so với sáng hôm qua.
BIDV đang niêm yết giá USD ở mức 23.275- 23.365 đồng/USD, giảm 5 đồng ở chiều mua vào và tăng 5 đồng ở chiều bán ra. (Xem thêm)
HOÀNG HÀ
Theo bizlive.vn
Tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu: Chuyển biến tích cực
Mặc dù thời gian triển khai chưa dài nhưng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 (Quyết định 1058) đã đi vào cuộc sống, tạo được nhiều chuyển biến tích cực.
Có thể khẳng định Nghị quyết 42 và Quyết định 1058 thể hiện sự thống nhất về quan điểm, sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhằm tháo gỡ khó khăn trong tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu, lành mạnh hóa hệ thống, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.
Quyết liệt triển khai
Để triển khai hai văn bản này, Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã ban hành các văn bản chỉ đạo quyết liệt tới toàn hệ thống.
Ngay đầu năm 2018, tại Chỉ thị 01/CT-NHNN, Thống đốc NHNN Lê Minh Hưng đã quán triệt toàn hệ thống tập trung các giải pháp để đẩy mạnh tái cơ cấu và xử lý nợ xấu theo Quyết định 1058 và Nghị quyết 42.
Trong Chỉ thị 04 /CT-NHNN ngày 2/8/2018 về việc tiếp tục triển khai hiệu quả nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, Thống đốc một lần nữa chỉ đạo các TCTD tổ chức triển khai quyết liệt, có hiệu quả các nội dung, giải pháp tại phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được phê duyệt, bảo đảm theo đúng lộ trình đề ra.
Gần đây nhất, giữa tháng 9 vừa qua, Thống đốc NHNN ban hành riêng Chỉ thị 05 tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.
Bên cạnh đó, NHNN đã tích cực triển khai và thực hiện đồng bộ nhiều nội dung. Thứ nhất, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Cụ thể, NHNN đã tham mưu Chính phủ trình và được QH thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các TCTD 2010.
Để triển khai Luật này, Thống đốc NHNN đã ban hành 8 thông tư; tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 1 quyết định và tham mưu Chính phủ hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các TCTD (VAMC).
Thứ hai, NHNN đã tăng cường thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kiên quyết các rủi ro, tồn tại và sai phạm của TCTD, thúc đẩy các TCTD triển khai nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định 1058.
Công tác giám sát ngân hàng tiếp tục được đổi mới và tăng cường trên cơ sở hoàn thiện, triển khai các công cụ, phương pháp giám sát mới gắn liền với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển cơ sở dữ liệu và hệ thống tiêu chí giám sát.
NHNN kịp thời có văn bản chỉ đạo các TCTD tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng, chống, ngăn ngừa vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ.
Thứ ba, trong quá trình triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058, NHNN đã tăng cường thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách, quy định của pháp luật, diễn biến về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu để tạo sự ủng hộ, đồng thuận trong toàn xã hội.
Thực hiện chỉ đạo của NHNN, các TCTD đã xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu xác định theo Nghị quyết 42 phù hợp từng thời kỳ; thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực quản trị nội bộ đặc biệt là quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, nâng cao năng lực cán bộ thực hiện công tác thẩm định cấp tín dụng, triển khai các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát nhằm hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh. Về phía VAMC đã triển khai quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm thực hiện Nghị quyết 42.
Để đẩy nhanh hiệu quả công tác tái cơ cấu TCTD gắn với xử lý nợ xấu, yếu tố vĩ mô như môi trường đầu tư, kinh tế vĩ mô ổn định có vai trò quan trọng.
Với sự chủ động, linh hoạt trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN thời gian qua cũng góp phần quan trọng tạo môi trường vĩ mô ổn định, nhờ đó đẩy nhanh công tác tái cơ cấu hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu.
Kết quả đáng ghi nhận
Qua 1 năm triển khai Nghị quyết 42 và Quyết định 1058 đã tạo ra triển vọng và niềm tin đối với hệ thống các TCTD và người dân. Năng lực tài chính của các TCTD được củng cố, vốn điều lệ tăng dần. Năng lực quản trị điều hành của các TCTD từng bước được nâng cao để tiệm cận với thông lệ quốc tế.
Tính minh bạch trong hoạt động của các TCTD từng bước được cải thiện. Chất lượng tín dụng được nâng cao cùng với các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa nợ xấu mới phát sinh đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ nợ xấu của hệ thống.
Ông Nguyễn Văn Du, Quyền Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng cho biết, tính đến 30/6/2018, vốn điều lệ của toàn hệ thống ước đạt 519,01 nghìn tỷ đồng, tăng 1,3% so với cuối năm 2017 và tăng 6,3% so với cuối năm 2016.
Vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống ước đạt 720,43 nghìn tỷ đồng, tăng 9,1% so với cuối năm 2017 và tăng 21,1% so với cuối năm 2016.
Riêng đối với kết quả xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42, tính đến hết 30/6/2018, hệ thống TCTD đã xử lý được 138,29 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm.
Mặc dù còn không ít khó khăn trong thực tiễn triển khai nhưng những kết quả nói trên đã góp phần quan trọng trong việc giữ vững ổn định, an toàn hệ thống TCTD, nâng cao niềm tin của người dân đối với hệ thống ngân hàng, phát triển hệ thống ngân hàng bền vững, hội nhập quốc tế.
Theo Thanh Phương/daibieunhandan.vn
Tiếp tục hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục hỗ trợ công tác xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản số 8424/NHNN-TTGSNH gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh,...