Tài chính 24h: Cạnh tranh thị phần tài chính tiêu dùng, lợi nhuận nhiều ngân hàng sụt giảm
Sự gia nhập của ngày càng nhiều doanh nghiệp mới đang làm cho thị phần thị trường tài chính tiêu dùng bị chia nhỏ và khiến lợi nhuận của nhiều công ty tài chính tiêu dùng sụt giảm, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của ngân hàng mẹ.
Ảnh minh họa.
Thị phần bị chia cắt, lợi nhuận tài chính tiêu dùng sụt giảm
Tại một số ngân hàng có công ty tài chính trực thuộc, lợi nhuận quý III/2018 ghi nhận sự sụt giảm mạnh. Một trong những nguyên nhân là do đóng góp của mảng tài chính tiêu dùng không còn nhiều như trước.
Chẳng hạn, tại VPBank, vốn là nhà băng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao trong những năm gần đây, nhưng lợi nhuận trước thuế quý III/2018 của VPBank chỉ đạt 1.749 tỷ đồng, giảm 26,3% so với cùng kỳ năm trước, một phần do tỷ trọng lợi nhuận đóng góp từ công ty con FE Credit sụt giảm. (Xem thêm)
Ngân hàng đua thoái vốn, giảm sở hữu chéo
Thời gian qua, các ngân hàng (NH) thương mại liên tục chào bán cổ phần tại các tổ chức tín dụng khác nhằm tuân thủ Thông tư 36 của NH Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài. Cụ thể, các NH thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết. Các NH có tỷ lệ vốn sở hữu vượt quá giới hạn phải hoàn tất việc thoái vốn vào giữa năm 2019. (Xem thêm)
Vì sao các ngân hàng lớn đổ xô huy động vốn trái phiếu?
Video đang HOT
Theo lý giải của các chuyên gia tài chính-ngân hàng, việc nhiều ngân hàng đổ xô phát hành trái phiếu thời gian qua liên quan đến vấn đề tăng vốn cấp 2 của ngân hàng. Thông tư 41 của NHNN sẽ có hiệu lực vào năm 2020, trong khi tại nhiều ngân hàng đang thiếu vốn điều lệ.
Trong tương lai, tỷ lệ an toàn vốn sẽ rút từ 9% xuống 8%. Nếu hệ số an toàn vốn xuống dưới 8% thì ngân hàng có nguy cơ bị rơi vào vòng kiểm soát đặc biệt của NHNN, do đó rất nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu để tăng vốn chủ sở hữu cấp 2. (Xem thêm)
Sơ hở chính sách tạo ra “nhóm lợi ích” thâu tóm đất công, cho vay sai nguyên tắc
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thẳng thắn cho biết, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp. Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, nhất là “tham nhũng vặt” trong khu vực hành chính, dịch vụ công…
Qua các vụ án đã xử lý cho thấy, các đối tượng triệt để lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để thông đồng tạo ra các “nhóm lợi ích” nhằm thâu tóm đất công, cho vay sai nguyên tắc, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. (Xem thêm)
Rước họa oan vì bị công ty tài chính đòi nợ kiểu xã hội đen
Anh Vinh, ngụ tại quận Bình Tân, TP.HCM cho hay: “Tôi không vay tiền của công ty tài chính nhưng bị công ty đó đòi nợ và gửi tin nhắn hăm dọa vì có một người dùng số điện thoại của tôi làm người thân để vay tiền. Lúc đầu, họ không gọi để xác nhận tôi có phải người thân của người vay tiền hay không, nhưng sau khi người đó đóng trễ hạn, họ gửi tin nhắn tới số điện thoại của tôi nói tôi là đồng phạm về tội chiếm đoạt tài sản…”. (Xem thêm)
Giá vàng quay đầu giảm khi đồng USD mạnh lên
Sau phiên tăng nhẹ ngày hôm qua, sáng nay (13/11) giá vàng miếng trong nước lại quay đầu giảm khi giá vàng giao kỳ hạn giảm thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh chỉ số đồng USD tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất trong 17 tháng.
Khảo sát sáng nay, giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang niêm yết ở mức 36,31 – 36,47 triệu đồng/lượng, giảm 40 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với sáng hôm qua (12/11). (Xem thêm)
HOÀNG HÀ
Theo bizlive.vn
Ngân hàng không thể làm thay cơ quan thuế
Một số nội dung trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) được phân tích dưới đây rất cần được thảo luận tại Quốc hội kể từ hôm nay trước khi dự luật được thông qua vào đầu năm 2019.
Không phải cơ quan thuế muốn thông tin gì của khách hàng sẽ được các TCTD đáp ứng. Ảnh: THÀNH HOA
Ngày 8-11, Chính phủ tiếp tục trình ra Quốc hội dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi). Tại những lần lấy ý kiến trước, việc dự thảo quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của ngân hàng thương mại (NHTM) trong việc phối hợp với cơ quan quản lý thuế định kỳ trong việc thu, nộp thuế, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ của người nộp thuế, cung cấp thông tin, phong tỏa tài khoản... theo đề nghị của cơ quan quản lý đã bị Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phản ứng vì cho rằng các quy định quá rộng này có thể không phù hợp với yêu cầu về bảo mật thông tin được quy định tại khoản 2, điều 14, Luật các tổ chức tín dụng (TCTD).
Tuy nhiên, khi Bộ Tài chính (cơ quan soạn thảo) bỏ đi chữ "định kỳ" trong các dự thảo sau khi bị phản ứng thì Nghị định 117/2018 của Chính phủ quy định về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã cho phép từ cấp Tổng cục trưởng Tổng cục thuế đến Phó chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền ký văn bản yêu cầu các TCTD cung cấp thông tin của khách hàng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Tuy nhiên, muốn nhận được thông tin của khách hàng tại các ngân hàng (từ thông tin tài khoản trở đi...) cơ quan quản lý thuế hay cơ quan khác cũng phải tuân thủ quy định: phải có căn cứ pháp lý cụ thể quy định thẩm quyền được yêu cầu cung cấp thông tin, lý do cần cung cấp cũng như nội dung và phạm vi thông tin khách hàng, thời hạn cung cấp... Nghĩa là không phải cơ quan thuế muốn thông tin gì của khách hàng sẽ được các TCTD đáp ứng.
Nghị định trên đã hợp thức hóa một phần việc các cơ quan thuế lấy thông tin của khách hàng như mong muốn của các nhà soạn luật thời gian qua. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đã được trình lên Quốc hội để các đại biểu cho ý kiến kể từ ngày 8/11 tới, Bộ Tài chính vẫn để lại những quy định tại điều 27: "NHTM có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc thu, nộp thuế, khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế của người nộp thuế, cung cấp thông tin, phong tỏa tài khoản... theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế"
Lý giải về quy định này, theo Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự luật, Bộ Tài chính cho rằng cơ bản là kế thừa Luật Quản lý thuế hiện hành, đồng thời bổ sung các quy định như khấu trừ, nộp thay tổ chức cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử... Đồng thời quy định dự kiến còn yêu cầu NHTM trích tiền để nộp thuế từ tài khoản của người nộp thuế, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo đề nghị của cơ quan thuế. Thêm nữa là NHTM phải nộp thay người nộp thuế có bảo lãnh về tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nếu bên bị bảo lãnh không nộp đúng hạn.
Phía soạn thảo cho rằng, sự kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước với cơ quan quản lý thuế giúp người nộp thuế thuận tiện, giảm hồ sơ, đồng thời giúp quản lý về thuế đúng quy định của pháp luật. Làm như vậy lại không trái với Hiến pháp và không xung đột với các văn bản quy phạm pháp luật khác.
Nhưng trên thực tế ngay từ Nghị định 117 về cung cấp thông tin cũng giới hạn phạm vi cung cấp thông tin và trường hợp được cung cấp thông tin. Dự thảo Luật Quản lý thuế sửa đổi phải quy định rõ những trường hợp như thế nào cơ quan quản lý thuế mới được yêu cầu cung cấp thông tin và căn cứ cung cấp, chứ không phải mở rộng phạm vi cung cấp thông tin thiếu rõ ràng.
Mặt khác, cũng không có quy định nào cho phép ngành thuế yêu cầu NHTM tự động khấu trừ, trích tiền từ tài khoản của khách hàng để chuyển giao cho cơ quan thuế, cho dù là mục đích thu về ngân sách nhà nước. Các luật sư từng lên tiếng rất mạnh về vấn đề này vì Luật các tổ chức tín dụng có quy định, ngân hàng có nghĩa vụ tôn trọng và đảm bảo các quyền của khách hàng, có quyền từ chối việc điều tra, phong tỏa, trích tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được khách hàng chấp nhận.
Nếu làm như đề xuất của dự luật, thực chất là một hình thức cưỡng chế thuế mức độ cao. Bởi hiện nay, ngay cả tòa án cũng chỉ được lệnh phong tỏa tài khoản của khách hàng, còn việc chuyển tiền, khấu trừ tài khoản của khách hàng phải kèm theo các phán quyết khác của tòa án.
Mặt khác, việc cơ quan soạn thảo vẫn trình ra Quốc hội quy định NHTM nộp thay tổ chức cá nhân ở nước ngoài có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử khi có phát sinh thu nhập ở Việt Nam càng khó chấp nhận vì NHTM không có chức năng nộp thay doanh nghiệp. Kể cả những trường hợp doanh nghiệp được ngân hàng bảo lãnh thì các hợp đồng bảo lãnh đều có mục đích, nội dung cụ thể và có thời hạn bảo lãnh rõ ràng. Ngoài thời hạn bảo lãnh thì ngân hàng không thể thực hiện thay các quyền của doanh nghiệp, kể cả quyền nộp thuế hay khấu trừ thuế.
Lan Nhi
Theo .thesaigontimes.vn
Viettel Global báo lỗ đậm cả ngàn tỷ tại thị trường Châu Phi Châu Phi là thị trường mang lại doanh thu lớn nhất cho Viettel Global. CTCP Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global - VGI) mới đây đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất Quý III năm 2018. Cụ thể, Viettel Global đạt doanh thu thuần 4.428 tỷ đồng đồng, tăng trưởng 5% so với cùng kì 2017. Nhờ lãi tiền gửi...