Tài chính 24h: Các ngân hàng toan tính gì khi chạy đua làm sạch sở hữu?
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, các ngân hàng đã muốn thoái các khoản đầu tư không hiệu quả từ lâu, nhưng do thị trường không ủng hộ, nên chưa làm được. Hiện tại là thời điểm thích hợp để các ngân hàng thoái vốn khỏi các ngân hàng yếu.
Ảnh minh họa.
Chạy đua làm sạch sở hữu, ngân hàng toan tính gì?
VietinBank vừa thông báo sẽ bán toàn bộ 4,91% cổ phần tại Saigonbank. Trong tháng 10 này, Vietcombank cũng sẽ chào bán 2,47% cổ phần tại MB và 3,7% cổ phần tại Eximbank. Động thái ráo riết bán cổ phần của các ngân hàng lớn không chỉ là làm sạch sở hữu theo quy định…
TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia ngân hàng cho rằng, các ngân hàng đã muốn thoái các khoản đầu tư không hiệu quả từ lâu, nhưng do thị trường không ủng hộ, nên chưa làm được. Hiện tại là thời điểm thích hợp để các ngân hàng thoái vốn khỏi các ngân hàng yếu. (Xem thêm)
Cẩn trọng với tỷ lệ tín dụng/GDP quá cao
Báo cáo về thị trường tiền tệ tháng 9/2018 của bộ phận phân tích SSI Retail Research thuộc công ty chứng khoán SSI cho biết, trong những năm gần đây, tín dụng tăng nhanh đã đẩy dư nợ tín dụng lên mức 7 triệu tỷ đồng, tương đương 130% GDP so với mức 100% GDP vào cuối năm 2014.
Video đang HOT
Chênh lệch tín dụng/GDP (Credit-to-GDP gap) đã liên tục tăng từ mức âm trong năm 2014 lên 30% trong năm 2018. Đây là mức cao so với mặt bằng chung của các nước trên thế giới và trong khu vực. (Xem thêm)
Các ngân hàng đồng loạt đẩy giá USD cao kịch trần
Sáng 9/10, tỷ giá trung tâm tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước đẩy lên mức cao kỷ lục mới, kéo theo một số ngân hàng thương mại cũng đẩy giá USD lên mức cao kịch trần.
Cụ thể, BIDV đang niêm yết giá USD ở mức 23.315-23.395 đồng/USD, tăng 5 đồngở cả hai chiều mua vào – bán ra.
Techcombank đang niêm yết giá USD ở mức 23.290-23.400 đồng/USD, tăng 10 đồng chiều bán ra. (Xem thêm)
HOÀNG HÀ
Theo bizlive.vn
Sửa Quy chế bảo lãnh tín dụng cho DNNVV vay vốn tại ngân hàng
Bộ Tài chính đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, quy định về "Phí bảo lãnh tín dụng" được sửa đổi như sau: Phí bảo lãnh tín dụng bao gồm: a) Phí thẩm định hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng: 500.000 đồng cho một hồ sơ và được nộp cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam cùng với hồ sơ đề nghị bảo lãnh tín dụng; b) Phí bảo lãnh tín dụng: 0,5%/năm tính trên số tiền được bảo lãnh.
Phí bảo lãnh tín dụng thu được, Ngân hàng Phát triển Việt Nam được hạch toán toàn bộ vào Quỹ dự phòng rủi ro bảo lãnh.
Các trường hợp được xem xét miễn, giảm phí bảo lãnh tín dụng gồm:
a) Doanh nghiệp bị phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật hiện hành;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (đối với chủ sở hữu là cá nhân) bị mất năng lực hành vi dân sự, bị chết, mất tích không còn tài sản để trả nợ;
c) Doanh nghiệp đã dừng hoạt động, không còn tài sản và khả năng tài chính để thanh toán phí bảo lãnh còn nợ;
d) Doanh nghiệp bị thiệt hại về tài chính, tài sản do thiên tai, mất mùa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, rủi ro chính trị, chiến tranh gây ra;
đ) Doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, dẫn đến hoạt động thua lỗ, tình hình tài chính khó khăn, không còn khả năng thanh toán phí bảo lãnh còn nợ.
Về thẩm quyền xem xét miễn, giảm phí bảo lãnh: Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định việc miễn, giảm phí bảo lãnh tại các trường hợp quy định tại điểm a, b nêu trên.
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc miễn, giảm phí bảo lãnh tại các trường hợp quy định tại điểm c, d và đ nêu trên.
Trình tự xem xét, quyết định việc miễn, giảm phí bảo lãnh
Dự thảo nêu rõ: Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: Trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc sau khi nhận được đề nghị của doanh nghiệp, căn cứ tình hình hoạt động, khả năng tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp và quy định tại Quy chế bảo lãnh tín dụng quy định, Ngân hàng Phát triển Việt Nam xem xét, quyết định việc miễn, giảm phí bảo lãnh theo quy định tại Quy chế này.
Đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Sau khi nhận được đề nghị của doanh nghiệp, trong thời hạn tối đa 30 ngày làm việc, căn cứ tình hình hoạt động, khả năng tài chính và khả năng trả nợ của doanh nghiệp và quy định tại Quy chế bảo lãnh tín dụng quy định, Ngân hàng Phát triển Việt Nam có báo cáo đánh giá, thẩm định và gửi xin ý kiến tham gia của Bộ Tài chính.
Trong thời hạn tối đa 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá, thẩm định của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Bộ Tài chính có ý kiến tham gia và gửi Ngân hàng Phát triển Việt Nam để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến tham gia của Bộ Tài chính, Ngân hàng Phát triển Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Khánh Linh
Theo baochinhphu.vn
Trung Quốc "bơm" hơn 109 tỉ USD hỗ trợ nền kinh tế Trung Quốc bơm hơn 100 tỉ nhân dân tệ tiền mặt vào hệ thống tài chính giữa bối cảnh căng thẳng với Mỹ. Trung Quốc đổ 750 tỉ nhân dân tệ tiền mặt vào hệ thống tài chính Ngày 8/10, hãng tin BBC cho biết, Trung Quốc tuyên bố giảm bớt số lượng tiền mặt mà các ngân hàng đang dự trữ trong...