Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học: Sớm có lộ trình và chính sách cụ thể

Theo dõi VGT trên

Góp ý về việc quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) Việt Nam mà Bộ GDĐT đang xây dựng đề án, TS Lê Viết Khuyến – nguyên Phó Vụ trưởng Vụ GDĐH (Bộ GDĐT) cho biết, về lâu dài, Bộ không thể bao quát một hệ thống gồm quá nhiều trường ĐH, CĐ như hiện nay.

Nhưng nếu Bộ muốn quy hoạch, sáp nhập, hợp nhất, giải thể trường ĐH công lập hiện nay thì cần phải có lộ trình và bước đi cụ thể vì trước đây đã có nhiều dự án quy hoạch trình Chính phủ về vấn đề này nhưng chưa thực hiện được.

Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học: Sớm có lộ trình và chính sách cụ thể - Hình 1

Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học cần sớm có lộ trình và chính sách cụ thể.

Sáp nhập hay giải thể cũng cần có lộ trình

TS Lê Viết Khuyến phân tích, khi thực hiện quy hoạch các trường ĐH công lập thì phải có đủ chủng loại ĐH để đáp ứng về nhu cầu nhân lực đa dạng, ở các cấp độ khác nhau từ tầm quốc tế, tầm quốc gia, tầm vùng và tầm địa phương. Còn như vừa qua, diễn ra tình trạng ghép một số trường ĐH, sẽ không ăn nhập gì cả. TS Khuyến cho rằng, khi sắp xếp các trường thì phải dựa vào điều kiện cụ thể, chứ tự dưng nói xếp trường yếu vào trường mạnh là không ổn. Bộ phải giải thích thế nào nếu gọi trường ĐH này là yếu kém; thế nào là trường mạnh. Đơn cử, những trường địa phương sáp nhập vào trường ĐH quốc gia do yếu kém nhưng mỗi trường có một sứ mệnh khác nhau; trường địa phương đào tạo nhân lực cho địa phương còn ĐH quốc gia đào tạo vươn tầm quốc tế. Đội ngũ giảng viên của 2 trường khác nhau, tiêu chuẩn khác nhau, không thể ngồi chung với nhau được.

Do đó, sắp xếp trường ĐH phải có nguyên tắc cụ thể, không thể nói giải thể một trường ĐH yếu kém ngay được. Căn cứ nào để bảo trường đó yếu kém? Vì thế tất cả phải qua kiểm định. Bởi hiện nay, khi kiểm định 1 trường ĐH nếu trường đó yếu thì người ta sẽ không giải thể ngay mà sẽ yêu cầu dừng các chương trình đào tạo kém lại để củng cố và cho thời gian dự phòng, khắc phục, nếu không khắc phục được mới tính đến giải thể.

Theo quan điểm chung của nhiều chuyên gia, quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH, CĐ là cần thiết, hiện ngân sách nhà nước đang quá tải nếu tiếp tục bao cấp cho hệ thống sự nghiệp, trong đó có giáo dục. Trong khi đó, nền GDĐH Việt Nam có quá nhiều bất cập từ hệ thống đến các cơ sở đào tạo; có một số trường thực sự yếu kém về năng lực và chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, việc sắp xếp các trường ĐH, CĐ rất cần thận trọng và có lộ trình bài bản.

Video đang HOT

Phân tích kỹ hơn, GS.TS Hoàng Minh Sơn – Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng, việc sáp nhập, hợp nhất, liên minh, liên kết các trường ĐH thành các ĐH quy mô lớn, đa lĩnh vực đang là xu hướng của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt trong thời đại cạnh tranh toàn cầu rất khốc liệt như hiện nay. Khi đó, các ĐH lớn sẽ có khả năng tập trung thu hút được nguồn lực đầu tư từ Nhà nước và doanh nghiệp vào nghiên cứu và đào tạo sau ĐH… nâng cao năng lực cạnh tranh trong khu vực và quốc tế.

Còn GS.TSKH Lâm Quang Thiệp – Trường ĐH Thăng Long chia sẻ, việc kiểm định chất lượng là công cụ quan trọng.Với những trường ĐH đào tạo chất lượng thấp, không tuyển sinh được, kiểm định nhiều năm không đạt thì nên giải thể. Ông Thiệp cũng đồng tình rằng một trong những công cụ quan trọng để đánh giá là hệ thống kiểm định chất lượng gồm 2 loại: Kiểm định nhà trường và kiểm định chương trình. Nếu thực hiện cơ chế kiểm định nghiêm túc thì sẽ phát hiện ngay được trường nào, ngành nào không đạt.

Cần chính sách cụ thể và ưu tiên trọng điểm

Trước đó, trong tháng 8/2019, Bộ GDĐT đã đề nghị Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam góp ý cho Dự thảo Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục ĐH công lập (phiên bản 27/8/2019).

Theo GS.VS Phạm Minh Hạc- nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT, trong vòng 10-15 năm trở lại đây chúng ta phát triển ĐH quá nhanh, không phù hợp với yêu cầu về nguồn nhân lực của đất nước. Cụ thể, gần đây có những trường ĐH công lập của một số tỉnh sáp nhật vào một trường khác như ĐH An Giang trở thành thành viên của ĐHQG TPHCM, hoặc một số trường dân lập không phát triển được đã bán từ người này sang người khác. Vì vậy, đã đến lúc và đã hơi chậm, chúng ta phải giải thể và phải sắp xếp lại hệ thống giáo dục, trong đó kiên quyết giải thể những trường ĐH không đáp ứng được điều kiện đào tạo. Đối với những trường có thể tiến hành sáp nhập được để tạo hiệu quả tốt hơn thì nên sáp nhập, không được chần chừ và cũng không thể chần chừ được nữa. Yêu cầu này đã quá chín muồi rồi, là mong đợi của nhân dân lâu rồi. Tiếp đó là phải có những trường trọng điểm, rồi những trường sư phạm trọng điểm.

GS.VS Phạm Minh Hạc cho rằng, thời gian đã gấp lắm rồi nên phải có lộ trình thực hiện rất cụ thể. Thời gian, kinh phí đầu tư cho các trường ĐH phải xác định rõ và thích đáng, kịp thời. Chúng ta một mặt phát triển tràn lan như trên đã nói mà không tập trung vào các trường trọng điểm thì làm sao nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên được?

GS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam nhấn mạnh: Việc sắp xếp, điều chỉnh nên được chuẩn bị thật kỹ về quan điểm, tư duy, đặc biệt là các chính sách cụ thể. Bộ GDĐT phải thiết kế một hành lang pháp lý đủ rộng mà đủ chặt, xây dựng một kế hoạch toàn diện từ lộ trình đến sự giám sát. Trong bối cảnh đó, việc sắp xếp mạng lưới các trường nên theo nguyên tắc sàng lọc điều chỉnh của thị trường có sự định hướng và điều tiết của Nhà nước. Quan trọng hơn cả là nên bao quát toàn diện và tổng thể về phương hướng đổi mới cả hệ thống giáo dục ĐH, từ đó mới tính được việc sắp xếp mạng lưới trường ra sao.

Dung Hòa

Theo daidoanket

Sáp nhập các trường đại học: Không thể vội vàng cấp tập

Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đại học (ĐH) công lập dự kiến sẽ trình Chính phủ trong quý III/2019.

Góp ý vào dự thảo đề án phiên bản 27/8/2019, Hiệp hội Các trường ĐH, cao đẳng (CĐ) Việt Nam cho rằng việc sáp nhập, giải thể không nhằm mục tiêu để giảm số lượng trường và nên theo nguyên tắc sàng lọc điều chỉnh của thị trường có sự định hướng và điều tiết của Nhà nước.

Sáp nhập các trường đại học: Không thể vội vàng cấp tập - Hình 1

Ảnh minh họa.

Cần thiết quy hoạch mạng lưới ĐH

Bộ trưởng Bộ GDĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian qua Bộ đã rà soát quy hoạch mạng lưới giáo dục ĐH trên cơ sở kiểm định chất lượng đào tạo, phân tầng, xếp hạng, cơ cấu đào tạo. "Bộ sẽ quy hoạch lại mạng lưới trường ĐH nhằm tạo hành lang pháp lý để các trường có thể bứt phá phát triển, hoặc sáp nhập một số trường ĐH tạo nên những ĐH mạnh"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.

Dự thảo Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục ĐH công lập đặt ra trong bối cảnh sau một thời gian đua nhau nâng cấp từ trường trung cấp lên CĐ, từ trường CĐ lên ĐH, hiện nay, tại nhiều tỉnh/thành phố, hàng loạt trường ĐH được nâng cấp đang gặp rất nhiều khó khăn như địa phương không thể bù đắp ngân sách, tuyển sinh èo uột... Cùng đó, thực hiện chủ trương sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy, các địa phương tiến hành sáp nhập hoặc giải thể trường để giảm số lượng đầu mối đơn vị hành chính sự nghiệp. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, với các trường ĐH, CĐ, việc giải thể, sáp nhập không đơn giản.

Như nhận định của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, chuyện sáp nhập giải thể thường đụng đến rất nhiều người và hậu quả kéo theo nhiều việc đến vài năm chưa yên. Vì vậy, quan điểm của Hiệp hội là: Sáp nhập giải thể chỉ nên là giải pháp cuối cùng bất đắc dĩ, tốt nhất là không dùng đến.

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GDĐT) cũng cho rằng, để giải thể một trường chắc rất khó. Hiện Luật Giáo dục và Giáo dục ĐH sửa đổi cũng chưa có quy định cụ thể nào để thực hiện. Ngay cả những trường không đạt chuẩn kiểm định chất lượng trong nước, hiện nay Bộ GDĐT cũng chưa thể xử lý được.


Đổi mới hệ thống giáo dục ĐH

TS Lê Viết Khuyến -Trưởng ban Hỗ trợ chất lượng giáo dục (Hiệp hội Các trường ĐH, CĐ Việt Nam) cho rằng, việc quy hoạch, sáp nhập, hợp nhất, giải thể trường ĐH công lập cần phải có lộ trình và bước đi cụ thể vì trước đây đã có nhiều dự án Quy hoạch trình Chính phủ về vấn đề này nhưng chưa thực hiện được.

Theo TS Khuyến, trước hết phải làm rõ nguyên tắc sắp xếp các trường, không thể ghép kiểu cơ học mà phải phụ thuộc vào sứ mệnh của từng trường. Có thể tổ chức lại thành trường đa lĩnh vực nhưng không phải cứ ghép nhiều trường lại thành trường lớn. "Các trường ghép lại phải cùng đẳng cấp với nhau chứ không phải trường mạnh, trường yếu. Nếu ghép các trường cùng một lĩnh vực thì sẽ mất đoàn kết" - TS Khuyến nêu quan điểm

Chia sẻ thêm về Đề án sắp xếp, phát triển một số cơ sở đào tạo thành ĐH Khoa học sức khỏe Bộ Y tế đang xây dựng, TS Khuyến cho rằng mô hình ĐH, trong đó có các trường thành viên đã có ở Việt Nam. Nội dung này đã được khẳng định trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ĐH. Đây là hướng đi đúng đắn nhằm tạo ra những thay đổi mạnh mẽ cả về hệ thống đào tạo, mô hình cơ cấu đào tạo với mục tiêu là nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Chính vì những lý do này, Hiệp hội đã đề ra những việc cần thực hiện để Đề án tăng tính khả thi. Trong đó, cần thực hiện tự chủ đầy đủ. Các trường sẽ tự khẳng định mình bằng phấn đấu bảo đảm chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học, tự bảo đảm về tài chính, về nhân lực, tự xây dựng thương hiệu mà tồn tại và phát triển. Hai là, khuyến khích các trường phát triển theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp để thích hợp với nền kinh tế thị trường và thị trường dịch vụ giáo dục. Ba là, thực hiện việc kiểm định chất lượng thực sự khách quan đáng tin cậy về cả đào tạo, nghiên cứu khoa học và minh bạch về tài chính. Bốn là, chấp nhận sự sàng lọc các đơn vị đào tạo theo cơ chế thị trường thông qua uy tín của thương hiệu, có sự định hướng của nhà nước thông qua khen thưởng, đầu tư và chế tài. Chế tài của Nhà nước có thể từ thấp đến cao tới mức quyết định đóng cửa trường.

"Việc sắp xếp điều chỉnh nên được chuẩn bị thật kỹ về quan điểm, tư duy, đặc biệt là các chính sách cụ thể. Bộ GDĐT nên thiết kế một hành lang pháp lý đủ rộng mà đủ chặt, xây dựng một kế hoạch toàn diện từ lộ trình đến sự giám sát. Không nên coi sắp xếp lần này như là một đợt cấp tập, làm thật nhanh rồi kết thúc mà nên coi đó là sự sắp xếp thường xuyên, giai đoạn đầu có thể làm nhiều việc hơn, về sau vẫn còn có sự điều chỉnh tiếp tục theo hướng tự lựa tốt nhất. Nên suy nghĩ toàn diện và tổng thể về phương hướng đổi mới cả hệ thống giáo dục ĐH, từ đó mới tính được việc sắp xếp mạng lưới trường"- Hiệp hội đề xuất.

Thu Hương

Theo daidoanket

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Giúp nghi phạm Bùi Đình Khánh bỏ trốn: Tội danh nào đang chờ đợi 2 vợ chồng?Giúp nghi phạm Bùi Đình Khánh bỏ trốn: Tội danh nào đang chờ đợi 2 vợ chồng?
20:51:11 25/04/2025
Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếngXôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng
00:12:35 26/04/2025
Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"
22:34:59 25/04/2025
Lực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCMLực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCM
21:47:39 25/04/2025
Hot nhất Naver: 130.000 người xem "tiểu tam" Kim Min Hee tái xuất, cùng người tình hơn 22 tuổi đưa con mới sinh đi dạoHot nhất Naver: 130.000 người xem "tiểu tam" Kim Min Hee tái xuất, cùng người tình hơn 22 tuổi đưa con mới sinh đi dạo
22:29:12 25/04/2025
Tuấn Hưng, MONO hòa cùng dòng người xem diễu binh, còn bế con giúp khán giảTuấn Hưng, MONO hòa cùng dòng người xem diễu binh, còn bế con giúp khán giả
21:16:48 25/04/2025
Victor Vũ 'vượt cửa tử' sau 2 lần nhồi máu cơ tim, phải uống thuốc suốt đờiVictor Vũ 'vượt cửa tử' sau 2 lần nhồi máu cơ tim, phải uống thuốc suốt đời
22:16:41 25/04/2025
Hàng nghìn người dân TPHCM đội mưa chờ xem diễu binhHàng nghìn người dân TPHCM đội mưa chờ xem diễu binh
21:34:53 25/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng bình luận xúc phạm CSGT

Bị phạt 7,5 triệu đồng vì đăng bình luận xúc phạm CSGT

Pháp luật

06:48:56 26/04/2025
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an TP Hải Phòng vừa xử phạt vi phạm hành chính một trường hợp đăng bình luận xúc phạm lực lượng CSGT trên mạng xã hội.
Thị trưởng Kiev: Ukraine có thể phải tạm thời nhượng đất để lấy hòa bình

Thị trưởng Kiev: Ukraine có thể phải tạm thời nhượng đất để lấy hòa bình

Thế giới

06:44:49 26/04/2025
Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko thừa nhận Ukraine có thể phải nhượng đất như để đảm bảo đạt thỏa thuận với Nga, nhưng mô tả sự nhượng bộ này chỉ là giải pháp tạm thời .
Ra mắt chưa đầy một tháng, Honda HR-V 2025 đã giảm giá tại đại lý

Ra mắt chưa đầy một tháng, Honda HR-V 2025 đã giảm giá tại đại lý

Đồ 2-tek

06:43:11 26/04/2025
Đại lý chỉ áp dụng ưu đãi giảm giá cho 2 bản thuần xăng của Honda HR-V 2025, còn bản hybrid (e:HEV RS) vẫn được bán đúng giá.
4 mỹ nhân đổi đời nhờ đóng phim Victor Vũ: Cái tên cuối có vượt mặt Nhã Phương?

4 mỹ nhân đổi đời nhờ đóng phim Victor Vũ: Cái tên cuối có vượt mặt Nhã Phương?

Hậu trường phim

06:42:36 26/04/2025
Victor Vũ luôn biết cách nhìn nhận, lựa chọn các diễn viên mới vào dự án của mình, và các diễn viên này đều bùng nổ sau đó.
5 tuyệt phẩm lãng mạn Hàn Quốc "đốt tiền" để nói lời yêu: Choáng ngợp, xem xong chỉ muốn có bồ ngay lập tức!

5 tuyệt phẩm lãng mạn Hàn Quốc "đốt tiền" để nói lời yêu: Choáng ngợp, xem xong chỉ muốn có bồ ngay lập tức!

Phim châu á

06:29:49 26/04/2025
Những bộ phim lãng mạn Hàn Quốc này đã chi ra số tiền không hề nhỏ để phục vụ cho những cảnh quay đẹp như mơ, khiến khán giả lụi tim .
Đối thủ của Mazda CX-5, Hyundai Tucson giảm giá về mức ngang Mitsubishi Xforce

Đối thủ của Mazda CX-5, Hyundai Tucson giảm giá về mức ngang Mitsubishi Xforce

Ôtô

06:17:33 26/04/2025
Cung cấp sức mạnh cho MG HS là động cơ xăng 4 xi lanh tăng áp dung tích 1.5 lít. Động cơ này sản sinh công suất tối đa 168 mã lực và mô-men xoắn cực đại 275 Nm.
Moto Morini X-Cape 700 trình làng - 'siêu phẩm' mô tô từ Ý, dành riêng dân phượt hạng nặng!

Moto Morini X-Cape 700 trình làng - 'siêu phẩm' mô tô từ Ý, dành riêng dân phượt hạng nặng!

Xe máy

06:15:10 26/04/2025
Về trang bị, X-Cape 700 được lắp sẵn hệ thống phanh đĩa đôi phía trước và đĩa đơn ở bánh sau sử dụng heo phanh Brembo cao cấp. Xe cũng được trang bị ABS kênh đôi và có thể điều chỉnh bật/tắt một cách linh hoạt
Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

Lo ngại gia tăng các ca sốt rét ngoại lai

Sức khỏe

05:56:07 26/04/2025
Đồng thời, chủ động phòng chống sốt rét quay trở lại tại các tỉnh, thành phố đã loại trừ sốt rét. Đặc biệt, cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời các trường hợp sốt rét ngoại lai.
30 mâm cơm cho mẹ bỉm sau sinh: bổ dưỡng, ngon miệng, dễ làm

30 mâm cơm cho mẹ bỉm sau sinh: bổ dưỡng, ngon miệng, dễ làm

Ẩm thực

05:49:54 26/04/2025
Dưới đây là 30 mâm cơm chuẩn dinh dưỡng, dễ nấu và cực kỳ ngon miệng để đồng hành cùng mẹ sau sinh trong suốt một tháng đầu tiên.
TP. Pleiku: Xuất hiện mưa đá sau đợt nắng nóng kéo dài

TP. Pleiku: Xuất hiện mưa đá sau đợt nắng nóng kéo dài

Tin nổi bật

05:35:28 26/04/2025
Theo dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn Nam Bộ và Tây Nguyên, trong thời gian tới, thời tiết trên địa bàn tỉnh tiếp tục có mưa dông cục bộ vào chiều và tối tại một số khu vực trong tỉnh.
Cả nhà háo hức cho chuyến đi du lịch thì bỗng nhiên chồng tôi hủy hết lịch trình để ở nhà đưa cô bạn thân đi... nâng ngực

Cả nhà háo hức cho chuyến đi du lịch thì bỗng nhiên chồng tôi hủy hết lịch trình để ở nhà đưa cô bạn thân đi... nâng ngực

Góc tâm tình

05:34:47 26/04/2025
Tôi không hiểu nổi, nâng ngực có phải là bệnh tật hiểm nghèo đến mức phải có người túc trực suốt ngày đêm không? Cả tháng trời, nhà tôi rộn ràng chuẩn bị cho chuyến du lịch 5 ngày dịp lễ.