Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học: Chờ chiến lược dài hơi
Tái cấu trúc hệ thống giáo dục đại học không chỉ là trách nhiệm của Bộ GD&ĐT mà còn liên quan tới bộ, ngành và các địa phương.
Khuôn viên Trường ĐH CNTT và Truyền thông tiếp nhận từ cơ sở của Trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt – Hàn. Ảnh: Hoàng Vinh
Sau khi có Nghị quyết 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6, việc sáp nhập một số cơ sở giáo dục đại học đã được thực hiện nhưng gần như chỉ dựa vào việc chủ động đề xuất đơn lẻ của từng cơ sở giáo dục.
10 năm cho một đề án sáp nhập
ĐH Đà Nẵng vừa có thêm cơ sở giáo dục đại học – Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt – Hàn. Đây không phải đơn vị được thành lập mới mà dựa trên sự hợp nhất các đơn vị đào tạo công nghệ thông tin (CNTT), gồm: Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn (trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông); Trường Cao đẳng CNTT, Khoa CNTT và Truyền thông và một số đơn vị khác thuộc ĐH Đà Nẵng.
Trường ĐH CNTT và Truyền thông Việt – Hàn, ĐH Đà Nẵng (VKU) có 5 Khoa, 8 phòng chức năng, 3 trung tâm và 2 tổ trực thuộc với gần 2.000 sinh viên và định hướng quy mô đến năm 2025 là 10.000 sinh viên ĐH và sau ĐH. Năm 2020, VKU dự kiến tuyển sinh 1.200 chỉ tiêu của 3 ngành đào tạo bậc ĐH có nhu cầu nhân lực cấp thiết hiện nay: CNTT, Công nghệ kỹ thuật máy tính và Quản trị kinh doanh. Trong những năm tiếp theo, VKU triển khai chương đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ cho những ngành thuộc các lĩnh vực mới theo xu hướng chuyển đổi số và cách mạng công nghiệp 4.0 như: Trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, robotics, IoT, an toàn thông tin, kinh tế số, thương mại điện tử, logistics…
PGS.TS Huỳnh Công Pháp – Quyền Hiệu trưởng VKU cho biết: Lãnh đạo Trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt – Hàn, Trường CĐ CNTT và các đơn vị khác của ĐH Đà Nẵng đã kiên trì và bền bỉ hơn 10 năm theo đuổi Đề án sáp nhập trường.
“Các trường CĐ nói chung có trên 10 khoa – phòng. Trong khi đó, cơ cấu của trường ĐH mới ra đời tùy thuộc vào tình hình tuyển sinh ngành nghề, số lượng khoa không thể phình ra mà phải dựa vào ngành đã có SV và các ngành được tuyển sinh trong năm 2020. Hiện, VKU có 3 khoa và theo đề án những năm sắp tới sẽ có 5 khoa. Chính vì vậy, lãnh đạo nhà trường không quan tâm quá nhiều đến việc trước đây, ai giữ chức trưởng – phó khoa ở trường nào mà phải tính đến sự phát triển chung của Trường ĐH CNTT và Truyền thông Việt – Hàn” – PGS.TS Huỳnh Công Pháp cho biết.
Vì là sáp nhập giữa hai trường khác Bộ chủ quản, nên theo PGS.TS Huỳnh Công Pháp, ngoài những khó khăn trong phối hợp giữa hai Bộ, còn quá nhiều thủ tục, quy định. “Bàn giao nhân sự phải qua Bộ Nội vụ, tài chính qua Thường vụ Quốc hội, tài sản xin ý kiến Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính). Chúng tôi được biết, quá trình như thế có những trường bàn giao một năm vẫn chưa xong. Việc bàn giao tài chính của VKU cũng trình Quốc hội để chuyển ngân sách do khác Bộ. Riêng về nhân sự, bàn giao trên thực tế đã xong” – Quyền Hiệu trưởng VKU cho biết.
Video đang HOT
Về đội ngũ, theo chia sẻ của PGS.TS Huỳnh Công Pháp, các đơn vị, trong đó có Trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt – Hàn và Trường CĐ CNTT – ĐH Đà Nẵng có quá trình chuẩn bị 10 năm nên từ tâm lý đến điều kiện về trình độ đội ngũ đều tốt.
Loay hoay tìm bến đỗ
Đầu năm 2020, UBND tỉnh Quảng Nam đề xuất với ĐH Đà Nẵng về việc Trường ĐH Quảng Nam trở thành thành viên của ĐH này. Việc này nhằm nâng tầm, tạo vị thế mới cho Trường ĐH Quảng Nam cũng như giải quyết vấn đề tuyển sinh của trường. Liên tiếp trong 3 năm gần đây, tỉ lệ tuyển sinh của trường khá thấp so với chỉ tiêu. Thậm chí, số SV tuyển mới nhập học năm 2019 còn ít hơn cả số cán bộ, GV, nhân viên của trường (215 SV). Trong khi ngân sách đào tạo được cấp theo đầu SV buộc nhà trường phải hoàn trả lại phần được cấp vì số lượng SV không đạt chỉ tiêu so với kế hoạch giao. Tuy nhiên, trao đổi với Báo GD&TĐ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho biết, đây mới là đề xuất từ phía UBND tỉnh Quảng Nam.
Theo GS.TSKH Bùi Văn Ga – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, “khó khăn của các trường ĐH, nhất là trường ĐH địa phương trong công tác tuyển sinh là sự lựa chọn của SV ngày nay còn phụ thuộc vào môi trường xã hội, sự phát triển của địa phương nơi nhà trường đặt địa điểm hoạt động. Điều này không có gì lạ vì SV đến học là nhắm đến cơ hội việc làm, môi trường để giao lưu, kết nối”. Chính vì vậy, nhiều trường CĐ, ĐH địa phương đã và đang xây dựng đề án sáp nhập với trường lớn, có bề dày và uy tín. Như Trường CĐ Sư phạm Quảng Trị đưa ra phương án sáp nhập với phân hiệu Quảng Trị của ĐH Huế để trở thành Trường ĐH Sư phạm – Kỹ thuật Quảng Trị, trực thuộc ĐH Huế. Trường CĐ Sư phạm Gia Lai báo cáo với UBND tỉnh Gia Lai về việc phương án sẽ trở thành cơ sở của Trường ĐH Tôn Đức Thắng tại Gia Lai…
Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các trường ĐH, kể cả công lập và ngoài công lập được Bộ GD&ĐT xem là giải pháp căn cơ, lâu dài để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Ở cả khu vực tư và công đều có những giải pháp để cơ cấu lại. Tuy nhiên, việc giải thể, sáp nhập, chuyển cơ sở đào tạo thành phân hiệu các trường ĐH có uy tín, thậm chí là chuyển đổi bậc đào tạo cũng chỉ giúp các trường “vực dậy” nếu nó gắn liền với mục tiêu cải thiện điều kiện và chất lượng đào tạo.
Để trường chuyên thực sự là nơi bồi dưỡng nhân tài - Bài 3: Đầu tư mạnh hơn và cải tổ triệt để
Dù những hoài nghi, trăn trở, thậm chí là bức xúc về mô hình trường chuyên luôn âm ỉ nhưng tựu trung lại, phần lớn ý kiến đều đồng tình hệ thống trường chuyên, với bề dày lịch sử của mình, đã đóng góp rất quan trọng trong việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.
Nhưng, trong bối cảnh hiện nay, hệ thống trường chuyên rất cần cải tổ để thực hiện đúng sứ mệnh nguyên thủy của mình.
Không tạo áp lực lên giáo viên, học sinh
Hệ thống trường chuyên của Việt Nam đã có từ lâu. Năm 1965, Khối chuyên Toán - Tin (A0) được thành lập, khởi đầu cho hệ thống trường chuyên cả nước. Các trường chuyên, với thương hiệu "đắt đỏ" của mình, vẫn là sức hút lớn của học sinh.
Tại Hà Nội, một cuộc khảo sát của nhóm cha mẹ đồng hành cùng con cái cho thấy, trừ phi những gia đình có tiền cho con học trường tư thục chất lượng cao hoặc trường quốc tế, còn lại mơ ước của học sinh, phụ huynh vẫn là vào học trường chuyên, lớp chọn công lập.
Nhưng sở dĩ trường chuyên một thời bị phê phán bởi phương châm đào tạo "gà nòi", chuyên để đi thi thố quốc gia, quốc tế. Nếu duy trì phương châm đó, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, dễ bị cho là lỗi thời. Giáo dục đang hướng tới mục tiêu toàn diện, đòi hỏi trường chuyên cũng phải đổi mới theo.
Học sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM) trong giờ học rèn luyện thể chất. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Bà Phạm Thị Ngân, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Biên Hòa (Hà Nam) đưa ra một thông tin đáng chú ý, một số học sinh chưa thiết tha và nhiệt tình khi theo học các môn chuyên (Tiếng Nga, Lịch sử, Địa lý). Nhiều học sinh trúng tuyển Trường THPT chuyên Biên Hòa nhưng đã xin chuyển trường. Nhiều năm qua, năm nào trường cũng có học sinh trúng tuyển vào trường nhưng không nhập học và khi đang học vẫn có học sinh xin chuyển về các trường huyện. Một số học sinh chưa thiết tha và nhiệt tình khi được chọn vào các đội tuyển thi quốc gia. Hiện tượng này đúng như nhiều ý kiến lo ngại và đề xuất trường chuyên cần cải tổ.
Chị Trần Thùy Linh, cựu học sinh trường chuyên và tham gia giảng dạy môn chuyên ở Hà Nội, đồng thời cũng từng có cơ hội đến nhiều trường chuyên khác nhau trong phạm vi toàn quốc, cũng nêu quan điểm, cần thực hiện cải tổ hệ thống trường chuyên và trước hết nên giảm áp lực của các kỳ thi học sinh giỏi, vì sự ganh đua sẽ làm méo mó ý thức của cả giáo viên và học sinh. Tệ nhất là trường chuyên/lớp chọn ngày càng thương mại. Số học sinh vào chuyên bằng quan hệ không phải là hiếm. Hệ lụy là nhiều học sinh cố vào chuyên chỉ để có môi trường học tốt, cơ sở vật chất đàng hoàng, thầy cô giỏi, học phí rẻ, mà không phải vì đam mê một môn chuyên nào đó.
Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nam, cũng thừa nhận, những bất cập hiện tại của trường chuyên cần được đổi mới để phù hợp với hiện tại. Do quá tập trung vào các kỳ thi quốc gia, quốc tế nên nhà trường, giáo viên tập trung quan tâm tới các học sinh trong đội tuyển, dễ "bỏ rơi" các học sinh còn lại. Áp lực của các kỳ thi học sinh giỏi lên học sinh, giáo viên quá lớn. Một số giáo viên môn chuyên chỉ dạy học đơn thuần mà chưa biết cách truyền cho học sinh cảm hứng, đam mê nghiên cứu môn học. Một số trường chuyên chưa quan tâm đúng mức tới các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nên học sinh hạn chế các kỹ năng mềm.
Từ đó, ông Phạm Anh Tuấn đề xuất: "Trong tình hình mới, để trường chuyên phát triển đúng vai trò, sứ mệnh, cần khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục, không tạo áp lực lên giáo viên, học sinh về thành tích các kỳ thi học sinh giỏi; tăng cường sự tham gia của trường chuyên trong các hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục; quan tâm đúng mức tới các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, không được để xảy ra hiện tượng thiếu quan tâm học sinh không nằm trong đội tuyển".
Đào tạo nhân tài thực thụ cho quốc gia
Ông Giang Nguyễn, Giám đốc The Ivy-League Vietnam, khẳng định, giáo dục năng khiếu và tài năng cũng là mô hình mà Singapore, châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản đã và đang làm. Chúng ta không nên xóa hệ thống trường chuyên ở Việt Nam mà còn phải đầu tư mạnh hơn và cải tổ triệt để, nhưng cần bỏ ngay việc đặt nặng thành tích huy chương quốc gia, quốc tế lên hàng đầu, thay vào đó cần thiết kế mô hình trường chuyên theo hướng đào tạo nhân tài thực thụ cho quốc gia.
Song song đó, cần cải tổ ngay khâu tuyển sinh vào trường chuyên, không nên để tình trạng học sinh luyện thi chuyên mới đỗ chuyên. Khi đã vào trường, môn chuyên phải thực sự giỏi, các em phải học làm nghiên cứu khoa học về chuyên ngành của mình. Thầy cô ngoài việc dạy lý thuyết trên lớp thì nên giao đề tài, viết tiểu luận, đi sâu nghiên cứu theo từng chuyên đề, khuyến khích các em làm nghiên cứu độc lập.
Khá nhiều ý kiến đồng tình nên cắt bớt môn chuyên; không nên môn gì cũng là môn chuyên mà tập trung nguồn lực đào tạo các nhân tài về một số lĩnh vực toán và khoa học. Trong điều kiện hiện nay, chỉ nên tập trung nguồn lực đào tạo các ngành chuyên khoa học tự nhiên, vì đây là những môn góp phần quan trọng cho việc phát triển khoa học, kỹ thuật của đất nước. Nếu làm được như thế thì ngân sách đầu tư cho trường chuyên sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Học sinh tài năng sẽ được phát huy xứng đáng.
Theo tìm hiểu của phóng viên SGGP, không phải đơn giản mà khi sửa đổi Luật Giáo dục, một số ý kiến đã không đồng tình luật định vấn đề trường chuyên. Tuy nhiên, đến nay, về pháp lý, trường chuyên đã được thừa nhận và ghi trong Luật Giáo dục 2019. Nhưng, để phát triển theo đúng tinh thần đổi mới giáo dục toàn diện, ngành giáo dục cần có giải pháp để đưa các trường chuyên đi trước một bước, tạo ra lực hấp dẫn, thúc đẩy giáo dục chung của cả nước.
Trường chuyên không phải là mảnh đất đặc biệt, chỉ để dành thụ hưởng lợi ích cho một tầng lớp đặc biệt nào trong xã hội. Trường chuyên phải chú trọng giáo dục toàn diện; không đồng nhất trường chuyên với việc chỉ đào luyện học sinh đáp ứng yêu cầu thi thố, giành các giải thưởng...
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình, trường chuyên cần đi vào mục tiêu giáo dục toàn diện, để thực sự các thế hệ học sinh trường chuyên là những cá nhân đóng góp xuất sắc cho đất nước. Cần gắn với xu hướng giáo dục hiện nay là đào tạo con người toàn diện, có kỹ năng mềm tốt, tức là có EQ cao, chứ không chỉ chăm chăm phát triển năng lực IQ.
TPHCM: Đào tạo chuyên theo mô hình "lưỡng cực"
Đối với tuyển sinh lớp 6, TPHCM chỉ có một trường duy nhất được phép tổ chức bài thi khảo sát năng lực bằng tiếng Anh cho học sinh làm cơ sở xét tuyển đầu vào là Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Tất cả các trường THCS còn lại đều tuyển sinh theo hình thức phân tuyến địa bàn cư trú. Hàng năm, học sinh tốt nghiệp lớp 9 bậc THCS của Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa đều chia thành hai nhóm: tham gia kỳ thi tuyển sinh riêng để tiếp tục xét tuyển vào lớp 10 chuyên của trường này hoặc thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập để vào lớp 10 các trường THPT công lập khác.
Riêng đối với tuyển sinh lớp 10, năm học 2020-2021, thống kê của Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, có 6 trường THPT công lập tuyển sinh lớp 10 chuyên. Trong đó, hồ sơ đăng ký của thí sinh tiếp tục đổ dồn về 2 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và THPT chuyên Trần Đại Nghĩa. Trong khi đó, 4 trường THPT công lập còn lại có tuyển sinh lớp 10 chuyên, gồm THPT Mạc Đĩnh Chi, THPT Gia Định, THPT Nguyễn Thượng Hiền và THPT Nguyễn Hữu Huân, lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh biến động liên tục qua từng năm.
Bên cạnh đó, mô hình trường, lớp chuyên trên địa bàn thành phố còn có Trường Phổ thông Năng khiếu (thuộc Đại học Quốc gia TPHCM) và Trung học thực hành (thuộc Đại học Sư phạm TPHCM). Đây là hai trường THPT được phép tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng, tuy nhiên lượng hồ sơ đăng ký của thí sinh biến động qua từng năm và có tỷ lệ đăng ký không đồng đều giữa các môn chuyên. Điều này cho thấy, sự tập trung tín nhiệm của phụ huynh và học sinh đối với chất lượng đào tạo của hai trường THPT chuyên có truyền thống đào tạo học sinh giỏi lâu đời nhất tại TPHCM là Lê Hồng Phong và Trần Đại Nghĩa.
Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của mô hình đào tạo trường, lớp chuyên trên địa bàn TPHCM hiện nay so với các tỉnh, thành khác là tất cả trường THPT chuyên đều tuyển sinh lớp 10 không chuyên và ngược lại, trường THPT công lập tuyển sinh lớp 10 chuyên. Thực tế này đồng nghĩa tồn tại song song hai mô hình đào tạo trong cùng cơ sở giáo dục.
Đánh giá về mô hình đào tạo "lưỡng cực" này, một cán bộ lâu năm trong ngành giáo dục nêu quan điểm, nếu xác định nhiệm vụ của trường THPT chuyên là bồi dưỡng học sinh giỏi, tạo nguồn thí sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế thì không nên ôm đồm đào tạo hệ không chuyên trong trường chuyên. Ngược lại, nếu đã tin tưởng giao phó trách nhiệm đào tạo học sinh giỏi cho các trường THPT chuyên thì vì sao thành phố vẫn cho phép tuyển sinh các lớp chuyên trong trường THPT công lập bình thường khác? Chính cách quy hoạch trách nhiệm không rõ ràng này, sẽ tạo ra một cuộc chạy đua không bình đẳng giữa các trường THPT công lập, đồng thời làm giảm uy tín cũng như sự tập trung đầu tư vào các trường THPT chuyên.
MINH QUÂN
Đại học quốc gia: Đột phá tự chủ để phát triển mạnh hơn Từ khi thành lập đến nay, hai đại học quốc gia (ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM) luôn khẳng định là hai đơn vị đầu tàu trong hệ thống giáo dục đại học cả nước. Điều này được minh chứng qua chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học (NCKH), công bố quốc tế, đóng góp cho cộng đồng; vị...