“Tai biến mạch máu não nháp”: Dấu hiệu cảnh báo đột quỵ thật, nhiều người bỏ qua vì chủ quan
Trên thế giới, tử vong do tai biến mạch máu não (đột quỵ não) chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong do đột quỵ não.
Trên thế giới, tử vong do tai biến mạch máu não (đột quỵ não) chỉ đứng sau bệnh tim mạch và ung thư. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong do đột quỵ não, cao gần gấp đôi so với tử vong do ung thư.
Đáng sợ hơn, những người thoát khỏi cửa tử lại phải đối mặt với những di chứng nặng nề, khả năng hồi phục thấp cả về thể xác và tinh thần, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội, do việc điều trị đòi hỏi kỹ thuật y học cao, sự đầu tư về thời gian và tiền bạc lớn.
Bởi khi cơn đột quỵ não xảy ra, cứ mỗi phút trôi qua, sẽ có gần 2 triệu tế bào não bị chết. Thời gian cấp cứu, điều trị càng chậm, tổn thương não sẽ càng lan rộng và nặng, gây rối loạn vận động, nhận thức, ngôn ngữ, thị giác…
Do đó, việc phòng ngừa và ngăn chặn các cơn đột quỵ não sẽ góp phần giảm số ca tử vong và đặc biệt là giảm thiểu được gánh nặng tinh thần và vật chất cho cả người bệnh và người thân.
Với mục tiêu này, một nghiên cứu của các nhà khoa học Anh đã tập trung vào TIA – cơn thiếu máu thoáng qua – đột quỵ não nhẹ – bởi 80% những người đột quỵ não là do thiếu máu cục bộ (do tình trang hẹp các động mạch lớn hay nhỏ trong não bộ hay do cục máu đông gây tắc nghẽn dòng máu chảy lên não.
Trên thực tế, các chuyên gia đã biết từ lâu rằng TIA thường xuất hiện trước khi có đột quỵ não chính thức nhưng cụ thể, xuất hiện trước bao lâu thì phải đến năm 2005, thông tin mới được công bố trên tạp chí khoa học Thần kinh của Viện Thần kinh Hoa Kỳ (AAN là tổ chức lớn nhất thế giới của các nhà thần kinh học và các chuyên gia thần kinh với 36.000 thành viên)
Cụ thể, nghiên cứu trên 2.416 người từng bị tai biến mạch máu não thoáng qua, trong đó 549 bệnh nhân, cho thấy: TIA xuất hiện trước khi đột quỵ và hầu hết các trường hợp này đều xuất hiện trong vòng 7 ngày, 17% diễn ra trong ngày đột quỵ và 9% diễn ra trong ngày trước đó và 43% xuất hiện trong vòng 7 ngày sau đó.
Vậy biểu hiện của đột quỵ não nhẹ như thế nào?
Như vậy, những dấu hiệu của một cơn đột quỵ não thoáng qua có thể xuất hiện sớm nhất trong vòng 7 ngày và lâu nhất là trong vòng 5 năm.
Đột quỵ não nhẹ là tình trạng thiếu máu thoáng qua (TIA) – một “tai biến mạch máu não nháp” hay “cơn đột quỵ nhỏ” với các triệu chứng tương tự đột quỵ não nhưng thời gian dưới 5 phút và không làm tổn thương não.
Các triệu chứng đột quỵ thường bắt đầu đột ngột, bao gồm:
- Khó giao tiếp: do rối loạn ngôn ngữ/ nói khó, mất khả năng phát âm hay không hiểu người khác đang nói
- Rối loạn thị lực như giảm hoặc mất thị lực 1 hay 2 bên; nhìn đôi
- Liệt dây thần kinh số VII, rối loạn nuốt
- Khó đi lại do chóng mặt hoặc rối loạn tư thế, thăng bằng
Video đang HOT
- Mất phối hợp ở một bên của cơ thể: Yếu tay chân làm người bị đột quỵ không thể thực hiện một hành động thông thường hàng ngày vẫn làm được
- Co giật: các cơn co giật đột nhiên xuất hiện ở người trên 50 tuổi không có tiền sử co giật trước đó.
- Đau đầu dữ dội: Nếu đau đầu xuất hiện đột ngột, nặng hoặc có liên quan đến ói mửa hoặc giảm ý thức thì có thể nghĩ tới đột quỵ.
Do các triệu chứng trên xuất hiện thoáng qua và người bệnh nhanh chóng trở về bình thường sau 5 phút nên nhiều người chủ quan không đi khám.
Trong khi đó, đây là dấu hiệu cho thấy bạn có nguy cơ xơ vữa động mạch lớn (20%-25%) huyết khối từ tim (Cardioembolism) (10%-15%), bệnh mạch máu nhỏ (Small vessel disease) (10%-15%); nguyên nhân hiếm không thường xuyên khác (~5%) và nguyên nhân không xác định (~50%)
Ngoài ra, đột quỵ não cũng thường gặp ở những người huyết áp cao (gấp 3 lần), đái tháo đường (gấp 4 lần), rối loạn mỡ máu, những người béo phì, ít vận động, hút nhiều thuốc lá, lạm dụng rượu, chất gây nghiện như heroin, amphetamin,…
Việc đi khám sẽ giúp bác sĩ có chiến lược phòng ngừa một cơn đột quỵ thật xảy ra dựa trên việc điều trị tích cực, kiểm soát các nguyên nhân nêu trên.
Làm gì sau khi xuất hiện cơn đột quỵ não nhẹ?
Theo website chăm sóc sức khoẻ nổi tiếng thế giới WebMD, để phòng ngừa đột quỵ não, những người từng trải qua TIA cần một vài điều chỉnh để duy trì sức khoẻ:
Ăn uống lành mạnh: Hãy chọn các loại thực phẩm tự nhiên và không qua chế biến nhiều nhất có thể. Ăn ít chất béo, ít muối, nhiều chất xơ – ăn thật nhiều rau quả. Hạn chế tối đa chất béo no, đường và tránh xa các chất béo chuyển hoá.
Ngon giấc: Ngủ đều đặn sẽ giảm nguy cơ đột quỵ. Nên tạo thói quen thư giãn mỗi đêm và đi ngủ vào một giờ nhất định.
Hạn chế chất cồn: Nếu uống, hãy chỉ 1 ly nhỏ mỗi ngày với phụ nữ và 2 với nam giới.
Quản lý chặt các vấn đề sức khoẻ khác: Càng kiểm soát được các bệnh như huyết áp cao, đái tháo đường và bệnh rung nhĩ sẽ càng giảm được nguy cơ tai biến mạch máu não.
Duy trì tập luyện: Thông thường, bạn cần ít 150 phút cho các bài tập tim mạch với cường độ trung bình (như đi bộ nhanh mỗi tuần). Đi khám bác sĩ thường xuyên để có những điều chỉnh lối sống kịp thời.
Duy trì cân nặng hợp lý: Điều này không chỉ phòng ngừa đột quỵ não mà còn rất tốt cho huyết áp và mỡ máu.
Tránh xa khói thuốc: Thuốc lá gây hại cho sức khoẻ trên nhiều phương diện, trong đó gồm cả gia tăng nguy cơ nhồi máu não.
Riêng đối với chị em phụ nữ thì ngoài những thay đổi về lối sống, cần thực hiện thêm 1 số bước sau để tránh nguy cơ đột quỵ.
Ví như nếu trên 75 tuổi nên đi kiểm tra nguy cơ rung nhĩ.
Nếu đang mang thai nên thường xuyên đo huyết áp trong và sau khi mang thai.
Nếu dùng thuốc tránh thai nên kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Cuối cùng, nếu bị đau nửa đầu kèm theo hoa mắt, thì cần tránh xa khói thuốc lá ngay lập tức.
Tác giả nghiên cứu, TS. BS Peter M. Rothwell, Khoa Thần kinh học lâm sàng, BV Radcliffe (Oxford, Anh), cho biết: “Nghiên cứu này chỉ ra rằng thời gian của TIA rất quan trọng và cách điều trị hiệu quả nhất, ngăn ngừa được tai biến mạch máu não là sau khi TIA xuất hiện vài tiếng”. Kể từ đó, các hướng dẫn lâm sàng cần được sửa đổi cho phù hợp.
Đến nay, nghiên cứu dựa trên 2 nghiên cứu của Oxford về mạch máu và Dự án Tai biến mạch máu não cộng đồng Oxfordshire cũng như 2 thử nghiệm ngẫu nhiên (thử nghiệm aspirin của Anh và thử nghiệm phẫu thuật động mạch cảnh châu Âu) này đã được giới khoa học công nhận rộng rãi với những số liệu đầy đủ.
Mới nhất, theo báo cáo khoa học của PGS.TS. BS Nguyễn Trọng Hưng, Trường ĐH Y Hà Nội, BV Lão khoa Trung ương tại Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 4, phân hội Nhịp tim Việt Nam năm 2018, sau TIA đầu tiên, 10-20% bệnh nhân sẽ xuất hiện đột quỵ sau 90 ngày; 50% bệnh nhân sẽ bị đột quỵ trong vòng 48 giờ đầu; 1/3 bệnh nhân TIA không được điều trị sẽ xuất hiện đột quỵ trong vòng 5 năm.
50% ca đột quỵ vì tăng huyết áp tử vong, bác sĩ chỉ cách chống căn bệnh 'sát thủ'
Tại Việt Nam mỗi năm có hơn 160.000 - 180.000 người bị đột quỵ do tăng huyết áp, khoảng 50% trong số đó tử vong, số còn lại đa phần mang di chứng nặng nề. Trước đây đột quỵ thường gặp ở người từ 50 tuổi trở lên thì hiện nay ngày càng trẻ hóa.
Ảnh minh họa: Internet
Tăng huyết áp là bệnh lý tim mạch nguy hiểm xuất hiện khi áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Đây được xem như "kẻ giết người thầm lặng" vì toàn bộ sự tiến triển của bệnh thường diễn ra trong âm thầm không có triệu chứng và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng, trong đó nguy hiểm nhất là đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não.
Tại Việt Nam mỗi năm có hơn 160.000 - 180.000 người bị đột quỵ do tăng huyết áp, khoảng 50% trong số đó tử vong, số còn lại sống sót qua cơn tai biến thì đa phần mang di chứng: rối loạn vận động, mất ý thức thậm chí phải sống đời thực vật, đồng thời phải đối diện với nguy cơ tái phát bệnh cao. Nguy hiểm hơn, nếu như trước đây, đột quỵ thường gặp ở những bệnh nhân tuổi từ 50 trở lên thì hiện nay, xu hướng bệnh ngày càng trẻ hóa, tỷ lệ đột quỵ ở người cao huyết áp trẻ tuổi tăng trung bình khoảng 2% mỗi năm.
Đây là những thông tin do GS. TS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch hội Đột quỵ Việt Nam đưa ra tại Hội thảo khoa học "Xu hướng Đông Tây y kết hợp trong điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa đột quỵ' do Hội Đột quỵ Việt Nam phối hợp với nhãn hàng Hạ áp Ích nhân tổ chức ngày 9/7 tại Hà Nội.
Theo các bác sĩ, đa phần các triệu chứng của cao huyết áp đều khá mờ nhạt. Trên thực tế, hầu hết các bệnh nhân tăng huyết áp đều không thể nhận thấy bất kỳ một dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng nào, mặc dù bệnh đã tiến triển khá nghiêm trọng. Một số ít bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể biểu hiện một số triệu chứng thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc hiếm hơn là chảy máu cam.
Những người có nguy cơ bị cao huyết áp
Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu không còn duytrì được độ đàn hồi như trước, dẫn đến cao huyết áp
Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi mắc bệnh cao hơn so với phụ nữ, tuy nhiên phụ nữ sau mãn kinh lại có nhiều khả năng bị cao huyết áp hơn so với đàn ông cũng vào độ tuổi này
Tiền sử gia đình: Nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp thường cao hơn đối với các thành viên trong gia đình (cha mẹ hoặc anh chị) có tiền sử mắc bệnh tim mạch.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp
Thừa cân béo phì
Lối sống tĩnh tại, lười vận động
Ăn uống không lành mạnh
Ăn quá nhiều muối
Sử dụng lạm dụng rượu, bia
Hút thuốc lá
Căng thẳng thường xuyên
Cách kiểm soát huyết áp ổn định
Biện pháp không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong liệu trình điều trị chung. Theo lời khuyên của các bác sĩ, bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp bằng cách:
Điều chỉnh chế độ ăn uống: lành mạnh hơn và dùng ít muối (dưới 6g/ngày)
Tập thể dục đều đặn, vừa sức
Cố gắng duy trì cân nặng lý tưởng, giảm cân theo hướng dẫn
Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc;
Tránh nhiễm lạnh đột ngột
Kiểm soát tốt các bệnh liên quan
Sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp đúng theo hướng dẫn của bác sĩ
Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp ngay tại nhà với máy đo thích hợp.
Căn bệnh nguy hiểm mùa nắng nóng: 3 dấu hiệu cần nhớ Theo các bác sĩ thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi dẫn đến đột quỵ, đặc biệt là các đối tượng có tiền sử bị tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu cao. Ông N.V.N., 67 tuổi, Phú Thọ, được người thân đưa vào viện trong tình trạng yếu nửa người phải, thất ngôn, đi lại khó. Người nhà BN...