Tác hại từ việc lạm dụng thức uống có ga
Thức uống có ga luôn là lựa chọn hàng đầu trong giới trẻ. Những ly nước nhiều màu sắc, hương vị đa dạng, kích thích vị giác khiến mọi người khó “cưỡng”.
Nhưng liệu việc uống ngày 3,4 cốc nước có ga có thực sự tốt cho cơ thể hay không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm.
Một số khảo sát đã chỉ ra rằng, nước có ga có thể giúp cải thiện chức năng nuốt ở cả người lớn và trẻ em. Sự kết hợp giữa cacbonat và nhiệt độ lạnh sẽ kích thích các dây thần kinh chi phối khả năng nuốt. Trong nước có ga, cacbon dioxide và nước sẽ phản ứng với nhau để tạo ra axit carbonic. Chất này sẽ kích thích động mạch và niêm mạc họng, từ đó cải thiện chức năng nuốt.
Nước có ga cũng kéo dài cảm giác no sau các bữa ăn hơn so với nước lọc thông thường. Nó có thể giúp thức ăn lưu lại lâu hơn trong dạ dày, điều này đã kích hoạt cảm giác no cho bạn. Bên cạnh một số ít lợi ích mang lại thì thói quen dùng nước có ga thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe.
Nước ngọt có ga là thức uống ưa thích của nhiều người. Ảnh minh họa
BS. Vũ Thanh – Trung tâm dinh dưỡng lâm sàng, BV Bạch Mai cho biết, nước ngọt có ga không hề tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Lượng đường mía, đường ngô, caffeine trong nước ngọt có ga đều không rõ hàm lượng, cùng với các chất tạo màu, tạo chua, tạo ga được thêm vào chính là tác nhân gây nên những ảnh hưởng không tốt đối với cơ thể, có thể mắc các bệnh về thận, ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày và đường ruột, đe dọa sức khỏe răng miệng, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, dễ gây béo phì.
Mặc dù nước có ga có tác dụng cải thiện các triệu chứng táo bón nhưng dùng quá nhiều lại khiến bạn bị đầy hơi. Vấn đề này được cho là một trong những tác dụng phụ khi cơ thể dung nạp quá nhiều cacbon dioxide. Tình trạng đầy hơi diễn ra thường xuyên sẽ kéo theo nhiều hệ lụy. Nhất là những tác động tiêu cực lên hệ tiêu hóa, bạn có thể gặp phải hội chứng IBS. Khi đang bị một số vấn đề về dạ dày, tốt nhất không nên sử dụng thức uống có ga, có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng.
Hóa chất sodium benzoate được sử dụng làm chất bảo quản trong nước có ga làm tăng lượng muối, giảm chất khoáng kali trong thức ăn. Một số nghiên cứu cho thấy sodium benzoate còn gây ra phát ban, hen suyễn và bệnh chàm.
Nước ngọt có ga gây nhiều ảnh hưởng xấu cho cơ thể
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những người uống 2 lon nước ngọt có ga mỗi ngày tăng 5 lần nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Chỉ sau 20 phút uống nước ngọt, lượng đường trong máu tăng đột ngột, dẫn đến tăng insulin. Khi đó, gan sẽ phản ứng bằng cách chuyển hóa đường thành chất béo. Điều này có thể gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, vấn đề liên quan đến cholesterol cao và huyết áp cao.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, nước có ga chứa phospho. Việc một hệ xương hấp thu quá nhiều phospho hơn là hấp thu canxi khiến cho mật độ xương, sự chắc khỏe của xương, sự phát triển của xương không còn tốt.
Với độ pH là 3.1, nước có ga có tính axit cao. Theo phân tích dữ liệu kiểm tra răng miệng của ĐH Michigan (Mỹ), axit có khả năng hòa tan men răng, do vậy những người uống nhiều hơn 3 lon nước ngọt mỗi ngày sẽ có sức khỏe răng miệng kém hơn bình thường. Hiệp hội Nha khoa Anh cho biết, axit carbonic trong nước có ga là nguyên nhân gây xói mòn men răng, tăng nguy cơ sâu răng.
Nước có ga cũng chứa chất gây rối loạn nội tiết bisphenol A (Chất nhân tạo để sản xuất nhựa PC). Chất này góp phần làm tăng nguy cơ ung thư, tàn phá hệ thống nội tiết, gây dậy thì sớm và nguy cơ vô sinh cao.
Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, khi bố mẹ để trẻ uống quá nhiều nước ngọt có ga sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, gây ra thiếu canxi, khiến cơ thể không có đủ canxi để tăng chiều cao. Trong khi đó, bề ngang lại phát phì vì các loại nước ngọt này có hàm lượng đường rất cao. Do vậy trẻ không thể phát triển chiều cao đồng thời lại gia tăng nguy cơ béo phì, thừa cân.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Journal of Pediatrics còn khẳng định các vấn đề về bạo lực, khả năng tập trung chú ý và hành vi cãi cọ đều liên quan đến việc sử dụng nước ngọt có ga ở trẻ em. Cụ thể, những đứa trẻ uống hơn 4 lon nước ngọt/ngày dường như hay phá đồ đạc, tham gia đánh nhau và tấn công người khác gấp đôi so với những trẻ khác. Không những vậy, nước ngọt có ga còn làm trẻ bị tăng các vấn đề về khả năng tập trung và các hành vi tự gây tổn thương so với những trẻ không sử dụng.
Có thể thấy, nước có ga tuy giúp cho bạn giải khát nhanh chóng và cảm thấy ngon miệng hơn nhưng lại mang lại nhiều tác hại nguy hiểm đối với sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, nhằm bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình thì nên hạn chế và tránh uống những loại nước giải khát có ga, thay vào đó có thể sử dụng nước tinh khiết, nước ép hoa quả, các loại trà tự nhiên… Xây dựng một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học, đa dạng về hương vị trong các bữa ăn, đặc biệt với trẻ nhỏ. Loại bỏ dần thói quen uống nước có ga cho trẻ.
Người xạ trị ung thư vòm họng nên ăn gì, kiêng gì?
Bệnh nhân nên dùng đồ ăn mềm, dễ tiêu hóa, chứa nhiều vitamin A và hạn chế đồ uống có ga, chất kích thích, các loại thực phẩm cay nóng...
Theo Thạc sĩ, dược sĩ Nguyễn Thị Vũ Thành, chuyên gia y tế công cộng Quỹ toàn cầu, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý giúp người bệnh mắc ung thư vòm họng hạn chế tác dụng phụ khi tiến hành xạ trị, tăng tỷ lệ sống.
Thực phẩm nên ăn
Thực phẩm chứa vitamin A
Vitamin A có tác dụng trong việc kéo dài tuổi thọ bệnh nhân ung thư vòm họng. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, vitamin A góp phần ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, không để chúng xâm lấn sang các tế bào bình thường. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A là điều cần thiết cho người mắc ung thư vòm họng cũng như các bệnh ung thư khác.
Vitamin A có chứa rất nhiều trong các loại hoa quả, rau củ có màu vàng và đỏ như: gấc, cam, đu đủ, cà rốt...
Đồ ăn mềm, lỏng dễ tiêu hóa
Người bệnh xạ trị ung thư vòm họng thường bị nuốt nghẹn, đau họng khi nuốt. Thậm chí, khi khối u phát triển, người bệnh có thể không ăn uống được gì. Do đó, để hạn chế đau họng và nuốt nghẹn người bệnh nên sử dụng đồ ăn dạng lỏng, mềm. Thức ăn nên được xay nhuyễn để dễ nuốt hơn.
Bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng nên ăn các loại thức ăn ở dạng lỏng như cháo, súp.
Đồ ăn chứa nhiều chất dinh dưỡng
Bổ sung chất dinh dưỡng giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh, để chống chọi ung thư tốt hơn. Các chuyên gia khuyên người mắc ung thư vòm họng nên ăn nhiều đồ ăn dinh dưỡng như: cá hồi, tôm, bơ, sữa... Ưu tiên cách chế biến mềm, lỏng, dễ ăn.
Uống nhiều nước
Bổ sung nhiều nước cho cơ thể là điều rất cần thiết. Người bệnh có thể uống nhiều nước lọc hoặc sữa, nước ép hoa quả, nước ép rau củ...
Thực phẩm cần kiêng
Các loại đồ uống có ga, chất kích thích
Rượu bia, các loại nước ngọt nhiều ga hay bất kỳ đồ uống nào có chứa chất kích thích luôn là điều cần tránh với người bệnh ung thư vòm họng. Những thực phẩm này làm tình trạng niêm mạc họng bị tổn thương nhiều hơn cũng như cản trở tác dụng của nhiều phương pháp điều trị.
Ngoài ra, việc xạ trị ung thư vòm họng có thể làm người bệnh đau nhức vùng miệng. Lúc này, người bệnh cần chú ý hạn chế sử dụng các loại nước ép trái cây có hàm lượng axit cao như nước chanh...
Thực phẩm quá chua, cay nóng
Để đảm bảo vùng miệng, họng của người bệnh không bị tổn thương nhiều hơn, trong quá trình chế biến cần tránh các loại gia vị như tiêu, ớt...
Thịt đỏ
Người mắc ung thư vòm họng không nên ăn quá nhiều thịt đỏ, khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn, nhất là với những người có dấu hiệu viêm nhiễm ở khối u. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi người nên hạn chế ăn thịt đỏ (không quá 500 gram một tuần) để đảm bảo sức khỏe.
Bệnh nhân xạ trị ung thư vòm họng nên hạn chế ăn thịt đỏ.
Ăn mặn
Không ít người bệnh ung thư vòm họng có các bệnh lý đi kèm về huyết áp, tim mạch... Việc ăn quá mặn không chỉ làm mất canxi, loãng xương sớm, ảnh hưởng xấu tới thận mà còn gia tăng nguy cơ đột quỵ, cao huyết áp... tăng nguy cơ tử vong.
Ăn quá nhiều đường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao sẽ làm tăng nồng độ insulin, thúc đẩy quá trình di căn ung thư nhanh hơn.
Thuốc lá
Thuốc lá là một trong những yếu tố hàng đầu tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Thuốc lá gây tác động xấu lên toàn bộ cơ thể, các chất độc trong khói thuốc làm tình trạng bệnh nặng hơn, tăng nguy cơ tử vong...
Thực tế, lựa chọn chế độ ăn uống, bao gồm cả các loại thực phẩm cần tránh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể của mỗi người . Để tìm ra chế độ dinh dưỡng hợp lý, người bệnh cần tham khảo ý kiến tư vấn trực tiếp của bác sĩ điều trị.
Gạo trắng có làm tăng lượng đường trong máu? Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, gạo trắng có chỉ số đường huyết cao hơn so với gạo lứt, thậm chí cao hơn hơn nhiều so với đồ uống có ga. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ước tính một người Việt tiêu thụ 96,6 kg gạo/năm. Trong đó, gạo trắng được sử dụng nhiều hơn các loại gạo...