Tác hại khó ngờ của thuốc lá đến giấc ngủ
Người hút thuốc có nguy cơ ngưng thở khi ngủ cao hơn 2,5 lần so với người bình thường. Hút thuốc làm thay đổi nhịp đồng hồ sinh học, tác nhân phá hỏng giấc ngủ ngon.
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học đã chứng minh thuốc lá là tác nhân phát triển một số bệnh ung thư, tim mạch, nhiễm trùng và trầm cảm. Quá trình hút thuốc sẽ làm các hóa chất độc hại và kim loại nặng xâm nhập, phá hoại cơ thể theo thời gian. Nicotin trong thuốc lá còn gây rối loạn giấc ngủ hàng ngày.
Hút thuốc lá làm thay đổi đồng hồ sinh học
Nghiên cứu tại Đại học Y khoa Rochester cho thấy, hút thuốc lá làm thay đổi nhịp đồng hồ sinh học, là tác nhân phá hỏng giấc ngủ ngon. Tiếp xúc với khói thuốc càng nhiều, đồng hồ sinh học tự nhiên càng thay đổi tồi tệ. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra thuốc lá làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu và những rối loạn tâm lý khác.
Tăng nguy cơ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ
Những người hút thuốc lá có nguy cơ bị chứng ngưng thở khi ngủ cao hơn 2,5 lần so với người bình thường. Nguyên nhân chủ yếu là do các chất kích thích làm sưng các cơ, mô ở mũi và cổ họng gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp.
Video đang HOT
Tỉnh giấc nhiều hơn trong đêm
Các nhà khoa học tại Đại học Jonhs Hopkins đã tiến hành nghiên cứu giấc ngủ của 40 người thường xuyên hút thuốc và 40 người không hút thuốc. Kết quả cho thấy, 22,5% trong nhóm người hút thuốc không ngủ yên trong đêm, trong khi ở nhóm không hút thuốc chỉ là 5%. Kết quả theo dõi bằng máy đo điện não cũng cho thấy những người không hút thuốc sẽ có được giấc ngủ sâu hơn.
Mệt mỏi hơn vào buổi sáng
Nicotin là chất kích thích tương tự như caffein, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng giấc ngủ nếu sử dụng nhiều hoặc sát đến giờ đi ngủ. Theo nghiên cứu tại trường Đại học Frolida năm 2013, nicotin sẽ làm phá vỡ chu kỳ giấc ngủ và những người hút thuốc phải mất một khoảng thời gian dài hơn để chìm vào giấc ngủ. Người hút thuốc cũng sẽ thức dậy sớm hơn vì thèm thuốc, việc này khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Thường xuyên bị mất ngủ
Theo các nghiên cứu, mất ngủ có thể do các yếu tố về sức khỏe, tinh thần và những thói quen sống không lành mạnh gây ra. Nicotin là một chất kích thích mạnh cho nên người hút thuốc lá rất dễ bị mất ngủ nếu hút thường xuyên và sát giờ đi ngủ. Theo một nghiên cứu khác, phụ nữ ở tuổi trung niên khi hút thuốc sẽ có nguy cơ thường xuyên bị mất ngủ cao hơn.
Một khi đã hút thuốc, giấc ngủ sẽ không bao giờ ổn định như trước nữa
Chấm dứt thói quen hút thuốc sẽ nhận thấy những khôi phục kỳ diệu trong chất lượng giấc ngủ. Với nhiều những tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe con người, tốt nhất đừng bao giờ sử dụng thuốc lá.
Theo Huffington Post
Năng vận động giúp cải thiện trí nhớ khi về già
Nhiều công trình nghiên cứu trong thời gian gần đây cho thấy người lớn tuổi nếu vận động thể dục thể thao trong ngày rõ ràng ít quên hơn người thích ngồi yên tư lự.
Năng vận động giúp cải thiện trí nhớ khi về già.
Năng vận động giảm tai biến về não
Theo các nhà nghiên cứu về lão khoa ở Hoa Kỳ, vận động trong ngày là điều kiện để bộ não không thiếu dưỡng khí trong đêm. Người ta cũng đã chứng minh là tỷ lệ tai biến mạch máu não cũng như bệnh trầm uất thấp hơn thấy rõ ở nhóm người cao tuổi nhưng còn hăng hái hoạt động. Không cần nhiều nhưng đều đặn. Cũng không cần hình thức thái quá, nhẹ nhàng thôi như đi bộ, bơi lội, chạy xe, khí công... miễn là ngày nào cũng có.
Giấc ngủ tốt giúp chăm sóc não bộ
Tất cả tín hiệu thần kinh trong ngày được bộ não tập trung nhưng để đó. Chính trong lúc ngủ là lúc não sàng lọc để đưa vào bộ nhớ, thường ưu tiên cho tín hiệu nào có đi kèm nhiều cảm xúc. Giấc ngủ vì thế, theo hiểu biết mới nhất của ngành y, là giai đoạn tốt nhất để học tập và sáng tạo. Nhưng muốn được vậy thì giấc ngủ phải sâu, phải ngon đến độ có nhiều giấc mơ. Khéo hơn nữa là làm sao để có được giấc ngủ trưa. Không cần ngủ lâu, không cần hơn 30 phút, đã đủ để cho công việc nhập dữ liệu vào phần cứng của não bộ.
Người càng có nhiều hoạt động xã hội càng có trí nhớ tốt.
Não kỵ nhất chuyện gì? Đó chính là cô đơn. Thầy thuốc khoa thần kinh đã chỉ ra rằng, trí nhớ không mai một theo tuổi đời nếu như người cao tuổi từ độ tuổi về hưu vẫn giữ được mối liên hệ mật thiết với người thân, bạn bè. Người càng có nhiều hoạt động xã hội càng có trí nhớ tốt. Bằng chứng là đại đa số bệnh nhân của bệnh trầm uất là đối tượng trước đó hoặc tự ý tách rời khỏi cộng đồng vì quan điểm sai lầm theo kiểu "mình già rồi nên an phận", hoặc bị biệt lập một cách oan uổng với người chung quanh do định kiến "người già khó hợp với trẻ".
Chăm vận động não để cải thiện trí nhớ
Muốn não bén nhọn như hồi trẻ thì người già phải chăm không tập luyện. Những trò chơi ô chữ, sudoku, học ngoại ngữ, vẽ tranh... đều tốt. Đừng ngồi yên mỗi ngày nhiều giờ trước ti vi vì đó là hình thức tai hại vô cùng cho bộ não, ngay cả ở người còn trẻ và trẻ nhỏ.
Bạn nên chăm thể dục thể thao, thiền định,...miễn khiến bạn vui và bớt căng thẳng trong cuộc sống. Thêm vào đó, đừng tự đầu độc cơ thể và bộ não bằng thuốc lá, rượu bia, thịt mỡ... là những thứ dễ khiến bạn hay quên.
Theo BS. Lương Lễ Hoàng
Gia đình Online
Tác hại không ngờ của kẹo cao su Nhai kẹo cao su là thói quen của nhiều người, nhưng sẽ khiến bạn phải đối mặt với những tác hại dưới đây. 1. Rối loạn khớp xương hàm Theo Livestrong, nhai kẹo cao su nhiều khiến xương hàm phải hoạt động nhiều, mệt mỏi, các khớp lệch khỏi vị trí, gây rối loạn khớp thái dương (TMJ). Điều này thường dẫn đến...