Tác hại của hút thuốc lá thụ động tới sức khỏe con người
Hút thuốc lá thụ động nguy hiểm hơn so với hút thuốc lá chủ động. Hút thuốc lá thụ động có nhiều gấp 3 đến 4 lần chất độc trong mỗi gram các hạt vật chất so với dòng khói chính, và chất độc trong dòng khói phụ cao hơn tổng độc tính của các thành phần. Khói thuốc lá tồn tại ở tất các các khu vực công cộng, những nơi mà không bị cấm hút thuốc, và không có mức an toàn khi tiếp xúc.
Trên thế giới, có khoảng 1/3 số người trưởng thành tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ở nhà hoặc ở nơi làm việc một cách thường xuyên. Tại Châu Âu, 14% những người không hút thuốc lá phải tiếp xúc với khói thuốc lá tại nhà, 1/3 những người trưởng thành tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động tại nơi làm việc. Tại Canada, khoảng 25% những người không hút thuốc lá thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá tại nhà, trong xe, hoặc nơi công cộng. Tại Việt Nam, 71,3% những người không hút thuốc lá (33 triệu người) tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động tại nhà, 55,9% những người lao động (hơn 5 triệu người) hút thuốc lá thụ động tại nơi làm việc.
Tác hại của hút thuốc lá thụ động tới sức khỏe con người
Theo ước tính, hút thuốc lá thụ động là nguyên nhân gây ra khoảng 900.000 ca tử vong mỗi năm trên toàn thế giới, con số này bằng với tổng số ca chết do bệnh sởi và phụ nữ chết do sinh mỗi năm, khoảng 31% và 64% những nạn nhân là trẻ em và phụ nữ tương ứng. Mỗi năm, tại Mỹ, khoảng 50.000 ca tử vong, trong đó khoảng 11% được cho là có nguyên nhân do tiếp xúc thụ động với thuốc lá.
Tại khu vực Châu Âu, tiếp xúc với thuốc lá thụ động gây ra cái chết cho khoảng 7.600 người mỗi năm và tiếp xúc với khói thuốc tại nhà gây ra cái chết cho 72.100 người.
Hút thuốc lá thụ động có thể gây ra bệnh tim mạch, ung thư phổi ở người lớn và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ như cân nặng sơ sinh thấp, sinh non.
Hút thuốc thụ động là nguyên nhân gây ra ung thư phổi ở người trưởng thành không hút thuốc. Những người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc trong nhà và cơ quan làm việc có nguy cơ ung thư phổi tăng 20 – 30%. Mỗi năm tại Mỹ có hơn 7.300 ca tử vong do ung thư phổi do hút thuốc thụ động. Người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc cũng sẽ hít phải các chất gây ung thư và độc hại như người hút thuốc chủ động.
Tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá cũng liên quan đến nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Theo WHO, hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc COPD lên 10% – 43%. Những người chưa từng hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc thụ động có nguy cơ gia tăng các triệu chứng hô hấp như: ho, khó thở, thở khò khè … đó là những triệu chứng đầu tiên của bệnh COPD.
Phơi nhiễm với khói thuốc trực tiếp gây tác hại tới hệ thống tim mạch, có thể là nguyên nhân của động mạch vành và đột quỵ. Mỗi năm, tại Mỹ, khói thuốc là nguyên nhân của gần 34.000 ca tử vong sớm do bệnh tim mạch ở những người không hút thuốc. Nghiên cứu của Tổng hội Y khoa Hoa Kỳ cũng chỉ ra rằng những người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc lá trong nhà và nơi làm việc sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 25 – 30%. Hút thuốc lá thụ động cũng làm tăng nguy cơ đột quỵ lên đến 20 – 30%, là nguyên nhân gây ra 8.000 ca tử vong đột quỵ mỗi năm.
Hít phải khói thuốc lá gây trở ngại cho hoạt động bình thường của tim, máu và hệ thống mạch máu; từ đó làm tăng nguy cơ đau tim. Những người có bệnh tim hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, bởi vì ngay lập tức nó có thể gây ra rủi ro đối với sức khỏe. Nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người lớn sẽ làm tăng mức độ nghiêm trọng cũng như thời gian họ tiếp xúc với khói thuốc. Mặc dù thời gian tiếp xúc với khói thuốc là rất ngắn (dưới 30 phút), nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến hệ tim mạch của cơ thể.
Video đang HOT
Hút thuốc lá đặc biệt gây nguy hiểm cho trẻ em và trẻ sơ sinh. Năm 2010, Tổ chức Y tế thế giới ước tính có khoảng 700 triệu trẻ em, gần một nửa trẻ em trên toàn thế giới hít thở trong bầu không khí ô nhiễm bởi khói thuốc, đặc biệt là ở khu vực trong nhà và gần 170.000 trẻ em tử vong vì các bệnh có liên quan đến thuốc lá mỗi năm.
Theo Tiền phong
Cảnh giác với khói thuốc lá - thủ phạm chính gây ung thư
Đến 2025 số người hút thuốc lá sẽ giảm xuống 37% so với con số 43% hiện nay và giảm tiếp vào 2030 là một trong những mục tiêu chính mà chương trình Sức khỏe VN vừa được thủ tướng Chính phủ chính thức phát động.
PGS.TS Lê Văn Quảng, PGĐ Bệnh viện K
Mặc cho những nỗ lực của Chính phủ, tỷ lệ người hút thuốc lá ở VN còn rất cao. Vì vậy, tìm các biện pháp hiệu quả để phòng chống tác hại của thuốc lá là rất cần và cấp thiết.
Các nghiên cứu mới đây cho thấy khói thuốc lá mới là nguyên nhân chính gây bệnh ung thư.
PGS.TS Lê Văn Quảng, PGĐ Bệnh viện K chia sẻ:
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp và bệnh ung thư. Vì thế, thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới có thể dự phòng được.
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư cả ở nam giới và nữ giới, bao gồm ung thư phổi, khoang miệng, vòm họng, hầu họng, thanh quản, thực quản, dạ dày, tuyến tụy, đại trực tràng, gan, thận, bàng quang, niệu quản, cổ tử cung và buồng trứng.
Nguy cơ mắc bệnh bị ảnh hưởng đáng kể bởi loại sản phẩm thuốc lá, tần suất, thời gian và cách sử dụng.
Mặc dù, không có sản phẩm thuốc lá nào được chứng minh là an toàn và không có nguy cơ gây hại với sức khỏe con người, nhưng các nguy cơ sức khỏe liên quan đến hút thuốc lá điếu truyền thống cao hơn so với sử dụng các sản phẩm thuốc lá không khói và nicotine.
Hiểu nhầm về Nicotine
Bác sĩ có thể cho biết đâu là nguyên nhân gây ra các loại bệnh liên quan đến thuốc lá?
Theo Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế, có hơn 5.700 thành phần hóa học được tìm thấy trong khói thuốc lá, trong số đó có hơn 70 tác nhân gây ung thư, ví dụ như Benzen, Ethylen Oxit, Vinyl Chloride, Asen (thạch tín), ...
Khi đi vào cơ thể, các chất gây ung thư có trong khói thuốc lá hầu hết sẽ được chuyển hóa và gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau như gắn với bộ gen gây nên các đột biến gen; gắn với màng tế bào làm rối loạn quá trình phát triển của tế bào; hoặc kích thích quá trình viêm dẫn đến tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển ung thư.
Hiện nay, phần lớn người ta vẫn hiểu nhầm nicotine là nguyên nhân gây ra các bệnh liên quan đến thuốc lá. Tuy nhiên, điều này không đúng. Theo nghiên cứu của Viện Y tế và Chăm sóc Sức khoẻ Quốc gia Anh Quốc, các độc tố và chất gây ung thư trong khói thuốc lá là nguyên nhân chính gây ra bệnh tật và tử vong, không phải là nicotine.
Các chuyên gia tại Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đồng ý rằng, những hợp chất độc hại được tạo ra trong quá trình đốt cháy thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến hút thuốc như ung thư phổi, các bệnh tim mạch, hô hấp, chứ không phải nicotine.
Tuy vậy, do tính chất gây nghiện, nicotine không hoàn toàn vô hại. Chính vì lẽ đó, thuốc lá cũng như những sản phẩm có chứa nicotine vẫn được khuyến cáo không nên sử dụng, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú, người có các bệnh liên quan đến tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, ...
Người Việt hút thuốc lá có... hạng
Theo bác sĩ, những nguyên nhân nào khiến nhiều người Việt Nam hút thuốc lá? Hiện nay, thái độ của cộng đồng đối với thuốc lá tại Việt Nam có khác gì so với thế giới?
Theo tôi, có nhiều nguyên nhân, bao gồm tác động từ bên ngoài lẫn bản thân của người hút thuốc.
Trước hết, phải nói đến thói quen cố hữu hàng trăm năm trong cộng đồng, trước kia "miếng trầu là đầu câu chuyện" thì ngày nay đối với đàn ông, mời nhau điếu thuốc là rất phổ biến.
Bên cạnh đó, xét về điều kiện kinh tế, so với mức thu nhập của xã hội, giá thuốc lá tại Việt Nam khá rẻ nên duy trì chi phí hút thuốc đối với người có thu nhập trung bình là không quá khó khăn. Về mặt xã hội, người hút thuốc Việt Nam ít bị kỳ thị, hoàn toàn khác với nhiều nước.
Ngoài ra, người hút mua được thuốc lá rất dễ dàng, ở bất cứ nơi đâu, và được hút thoải mái ở nhiều nơi, kể cả nơi công cộng. Đó là tình trạng thực tế, vì vậy, một số người nói vui rằng cứ thấy chỗ nào có bảng cấm hút thuốc thì biết là chỗ đó tập trung người hút.
Và nguyên nhân quan trọng không kém là ý thức của người Việt về bảo vệ sức khỏe của bản thân và người xung quanh chưa cao.
Về nguyên nhân từ bản thân người hút thì có nhiều lí do, nhưng chủ yếu do 3 yếu tố chính như sau: tập làm người lớn, chứng tỏ bản lĩnh đàn ông ở tuổi thiếu niên; công việc nhiều áp lực, cần độ tập trung cao, cần suy nghĩ ra nhiều ý tưởng mới; muốn giảm stress bằng một công cụ hữu hiệu, nhanh chóng và phổ biến.
Cộng đồng nói chung được tuyên truyền khá tốt về tác hại của thuốc lá nhưng hầu như không hiểu rõ tác hại của thuốc lá là do đâu nên người nghiện thuốc lá không biết đến những giải pháp dành cho mình. Hệ thống giúp cai nghiện trong các bệnh viện không nhiều, rải rác, hoạt động chưa thực sự hiệu quả.
Theo nghiên cứu của WHO, Việt Nam nằm trong danh sách 15 nước có số người trên 15 tuổi hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về số người hút thuốc. Xin BS có thể cung cấp số liệu cụ thể về số người hút thuốc lá tại VN, số người mắc bệnh do hút thuốc và số ca tử vong vì thuốc lá ở VN nói chung hay con số đã được thống kê tại BV K.
Theo điều tra GATS 2015, Việt Nam có hơn 15,6 triệu người hút thuốc lá, kéo theo 28,5 triệu người hít khói thuốc thụ động tại nhà và hơn 5,9 triệu người bị hút thuốc thụ động tại nơi làm việc. Tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3% và nữ 1,2%.
Theo số liệu mô phỏng từ WHO, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40.000 ca tử vong liên quan đến sử dụng thuốc lá. Điều này có nghĩa là mỗi ngày có hơn 100 người Việt chết vì những bệnh do hút thuốc gây nên. Con số tử vong liên quan đến thuốc lá dự kiến sẽ tăng lên thành 70.000 người vào năm 2030.
Theo số liệu ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) và ước tính ghi nhận ung thư Việt Nam, mỗi năm Việt Nam có hơn 165.000 ca mắc mới và khoảng 114.000 người tử vong vì ung thư. Trong đó, ước tính có khoảng 1/3 các trường hợp là do có liên quan đến sử dụng thuốc lá hoặc hít khói thuốc lá thụ động.
Theo tuoitre
Clip tài xế taxi bị cắt dây thanh quản vì hút nhiều thuốc, dùng máy nói giọng như robot Vì hút thuốc lá nhiều năm liền, tài xế taxi tên Dũng đã bị ung thư thanh quản. Sau đó, anh phải trải qua ca phẫu thuật cắt bỏ hai dây thanh quản và không nói được nếu không dùng máy hỗ trợ. Trên Facebook cá nhân, anh Nguyễn Huỳnh Hữu Tài (TP.HCM) đăng clip ghi lại cảnh tài xế taxi phải dùng...