Lời giải nào cho bài toán “khói thuốc lá”
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khói thuốc lá chứa hàng nghìn hóa chất, trong đó ít nhất là 60 chất gây ung thư hay độc hại.
“Món ngon” khó bỏ
Việt Nam là một trong 15 nước được WHO xếp vào danh sách có số người hút thuốc lá nhiều nhất thế giới, khoảng 17 triệu người (năm 2017). Ở bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bất kể khoảng thời gian, không gian nào, bạn đều có thể bắt gặp ai đó đang phì phèo điếu thuốc. Khi mà các quy định mua thuốc lá vẫn chưa có những chế tài để kiểm soát, thì đây vẫn là “món” quen thuộc hàng ngày của nhiều người.
Thành Nguyên (26 tuổi), quận 9, TP.HCM cho biết: “Bản thân hút thuốc đã được 10 năm nay. Lúc đó, gia đình xảy ra nhiều biến cố, chỉ để giải sầu, mình đã tập làm quen với thuốc lá, thường xuyên bỏ học, tụ tập với bạn bè rồi hút thuốc từ lúc nào không hay”.
Nguyên và bạn bè mình đều từng nghe đến tác hại của khói thuốc qua những bài học trên lớp, nhưng khi hút rồi thì chẳng mấy ai quan tâm đến việc này. Từ đó, điếu thuốc trở thành bạn đồng hành, mang đến cảm giác thư giãn, giải tỏa áp lực, thậm chí hút vào thấy đã như một “món ngon” hấp dẫn và thật khó để bỏ.
Bỏ thuốc lá không phải là điều đơn giản với nhiều người (Nguồn internet)
Khác với Nguyên, anh Đình Long, ngụ quận 4, TP.HCM đã từng bỏ được thuốc lá trong khoảng 3 năm nay nhưng khi công việc quá căng thẳng, thời gian gần đây, anh lại tìm đến thói quen hút thuốc lá. “Khi cầm gói thuốc và bắt đầu hút lại, tôi tin chắc nhiều người cũng như tôi là sẽ không suy nghĩ đến việc tiếc nuối cho khoảng thời gian cai thuốc thành công. Đôi lúc bạn sẽ có cảm giác hưng phấn khi bạn làm một việc đã lâu ngày không thực hiện” anh Long phân trần.
Anh cho rằng bất cứ ai hút thuốc cũng biết tác hại nhưng việc bỏ thuốc lá rất khó và không hề đơn giản. Quá trình này đòi hỏi sự quyết tâm lớn nhưng đôi lúc hoàn cảnh và sức ép công việc lại khiến người trong cuộc không thể bỏ được.
Video đang HOT
Đối mặt với bài toán khó
Khi nói về thuốc lá, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nicotine. Phần lớn người hút thuốc hiện nay, cả thuốc lá điện tử và thuốc lá truyền thống, cơ bản là vì nhu cầu nạp nicotine. Việc được nói đến quá nhiều khiến chúng ta lầm tưởng nicotine là chất gây hại. Thật ra nicotine không đến mức có hại như chúng ta thường nghĩ. Nicotine tuy là chất gây nghiện nhưng không phải là nguyên nhân chính dẫn tới các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Các chuyên gia tại Cơ quan nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đồng ý rằng, những hợp chất độc hại được tạo ra trong quá trình đốt cháy thuốc lá là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến hút thuốc như ung thư phổi, các bệnh về tim mạch chứ không phải nicotine. Trong khói thuốc có trên 4.000 chất hóa học, trong đó khoảng 60 chất gây ung thư.
Nhiều người hút thuốc lá bất chấp cả biển cấm (Nguồn internet)
Đại diện WHO khẳng định: “Nếu phần lớn những người hút thuốc lá chuyển đổi sang sử dụng những sản phẩm cung cấp nicotine thay thế ít độc hại hơn, sau đó dần dần bỏ hẳn chúng, đó sẽ là thành công đáng kể của nền y tế công cộng”.
Tổ chức Y tế Công cộng Anh cùng nhiều cơ quan chức năng và cơ quan y tế trên thế giới đã công nhận rằng những sản phẩm không khói thuốc lá như thuốc lá điện tử và thuốc lá hun nóng, tuy còn cần thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa, hiện là sản phẩm thay thế có thể giảm tác hại so với thuốc lá điếu cho những người không thể bỏ hút thuốc.
Tuy nhiên, tại nước ta những sản phẩm thay thế không khói thuốc lá vẫn chưa có hành lang pháp lý để hỗ trợ cho những biện pháp truyền thống trong việc phòng chống tác hại thuốc lá. Tỉ lệ bỏ thuốc tại Việt Nam vẫn còn ở mức thấp. Những người hút thuốc, vốn có ý định chuyển đổi sang những sản phẩm thay thế, bắt buộc phải sử dụng những sản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ.
Anh Nguyễn Hoàng, làm nghề luật sư (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết đã cố gắng bỏ thuốc nhưng chưa được,”Mình đã dùng kẹo, miếng dán có chứa nicotine nhưng thật sự không hiệu quả. Gần đây mình có biết đến thiết bị hun nóng thuốc lá mà không đốt cháy, cũng muốn tìm hiểu nhưng ít thông tin quá. Mua ở bên ngoài thì ngại sản phẩm trôi nổi không tốt”.
Khói thuốc lá là bài toán khó chưa có lời giải (Nguồn internet)
Điếu thuốc là bài toán khó mà cả thế giới phải đối mặt trong nhiều thế kỷ. Thiết nghĩ, với những người không thể bỏ thuốc lá thì vấn đề đặt ra là nên chăng làm sao giảm thiểu tác hại quan trọng hơn là từ bỏ hoàn toàn thuốc lá. Hiện nay, một số quốc gia Châu Á như: Nhật Bản, Hàn Quốc, hàng triệu người không thể bỏ thuốc lá đã và đang chuyển đổi sang những sản phẩm không khói góp phần vào việc giảm tỉ lệ hút thuốc lá điếu nhanh và đáng kể.
Mai Thanh
Theo vietnamnet
Hóa chất ướp xác có trong khói thuốc lá
Trong khói thuốc có chứa chất độc hóa học siêu độc tố mà chính chúng ta không thể tưởng tượng được đó là hóa chất tẩy bồn cầu và hóa chất ướp xác.
Đây là thông tin được nhấn mạnh tại Hội nghị cung cấp thông tin về phòng chống tác hại của thuốc lá do bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với tổ chức Healbridge Canada tại Việt Nam tổ chức sáng 25/9.
Toàn cảnh hội nghị về phòng chống tác hại thuốc lá (Ảnh: Báo Lao Động).
Hàng năm, những độc tố trong thuốc lá đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí là tử vong cho hàng triệu người trên thế giới với các căn bệnh phổ biến về tim, phổi, ung thư.
Trả lời báo Lao Động, Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, chuyên gia của tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết: "Thuốc lá có chứa 7000 hóa chất, trong đó có tới 69 loại hóa chất gây ung thư". "Các loại chất độc hại, gây ung thư này được người hút thuốc chủ động hít vào, bên cạnh đó, những người ở xung quanh cũng phải chấp nhận hít vào khói thuốc bẩn này"- bác sĩ Lâm nhấn mạnh.
"Những em bé hít phải khói thuốc của người, sẽ giảm sức đề kháng, viêm đường hô hấp. Nhiều em bé vào viện vì viêm đường hô hấp và không bao giờ trở về nữa. Khói thuốc gây bệnh tật và tử vong hàng ngày, gây ra tổn thất vô cùng to lớn"- chuyên gia WHO quan ngại.
Bệnh về hô hấp dưới là căn bệnh phổ biến đối với những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc (Ảnh: Cảnh báo của bộ Y tế).
Các chất độc có trong thuốc lá phải kể đến hợp chất nicotine gây nghiện có trong thuốc lá. Cơ quan Kiểm soát dược và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) xếp nicotine vào nhóm các chất có tính chất dược lý gây nghiện chủ yếu, tương tự như các chất ma túy heroin và cocain.
Vietnnamnet.vn đưa tin, khi điếu thuốc được đốt lên, phản ứng sẽ tạo ra hơn 7.000 chất độc hóa học siêu độc tố. Đó là acetone (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/dieldrin (thuốc trừ sâu), arsenic là chất được sử dụng trong thuốc diệt chuột, CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), và đặc biệt methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết).
Theo chuyên gia, thuốc lá là hung thủ gây ra 11 loại ung thư khác nhau và chịu trách nhiệm gây ra hơn 75% các ca ung thư như: Ung thư họng, hầu họng, thực quản, phổi- khí quản- phế quản, bạch cầu cấp, dạ dày, tụy, thận- niệu quản, đại tràng, cổ tử cung, bàng quang. Tính riêng ở Việt Nam, mỗi năm có 40.000 người tử vong do ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp từ thuốc lá.
Để góp phần nâng cao chất lượng sống, mỗi chúng ta hãy tự giác thực hiện không hút thuốc trong nhà, nơi làm việc và những nơi công cộng bị cấm hút thuốc lá; đồng thời lên tiếng phản đối mạnh mẽ việc hút thuốc lá ở những nơi đặc biệt có trẻ em, phụ nữ mang thai và người cao tuổi.
Theo www.nguoiduatin.vn
8 đồ dùng quen thuộc trong nhà bạn có thể gây ung thư Rèm cửa, tủ lạnh, những chiếc bàn đá đẹp, quần áo của bạn cũng có thể che giấu những chất gây ung thư. Dưới đây là những vật dụng trong nhà bạn sử dụng thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, theo Reader's Digest. Rèm cửa và thảm Cadmium là một thành phần gây ung thư có trong khói thuốc lá....