Tác giả Nguyễn Bảo Quỳnh Anh: Hạnh phúc là biết sống ‘Turangawaewae’
Như chúng ta vẫn kêu ca Chẳng cái khổ nào giống cái khổ nào, hạnh phúc cũng vậy, cũng hiện lên với đủ loại hình hài, dáng vẻ qua lăng kính của mỗi người.
Vì lẽ đó mà từng cá nhân, từng dân tộc sẽ có bí quyết riêng trên hành trình chinh phục hạnh phúc. Và với người dân xứ Kiwi, lối sống Turangawaewae là chìa khóa vàng mở cánh cửa đến với đặc ân cao quý nhất của nhân loại.
“Turangawaeawae” là một trong những thuật ngữ “quyền lực” nhất trong từ điển Maori – tộc người đã khai phá và tạo nên nét đặc sắc cho văn hóa bản địa của New Zealand. “ Turanga” có nghĩa là “chỗ đứng”, tức “tọa độ” của mỗi người trong cuộc đời này. Còn “waewae” là “bàn chân”, đây là phép hoán dụ chỉ toàn thể con người. Kết hợp cả hai, “Turangawaewae” mang hàm ý nói về sự kết nối của từng cá nhân với nơi họ thuộc về.
Từ một thuật ngữ, người dân xứ Kiwi đã nâng nó lên thành một lối sống. Sống biết kết nối. Kết nối với chính bản thân mình, với những người xung quanh và quan trọng nhất là kết nối với thiên nhiên. Chúng ta luôn ca ngợi New Zealand là “vùng đất của Chúa”. Người New Zealand cũng không ngần ngại gọi đất nước của mình là “ Aotearoa” – “miền đất của dải mây trắng dài”, nghe thật nên thơ, trữ tình như cảnh vật nơi đây vậy.
Dù sở hữu trình độ phát triển hiện đại thuộc hàng bậc nhất thế giới, đảo quốc này vẫn giữ được phong cảnh xinh đẹp hoang sơ xứng đáng là “thiên đường trên mặt đất”. Mẹ Thiên Nhiên rất ưu ái miền đất này và con người nơi đây cũng ý thức được điều đó. Họ “khôn ngoan” lắng nghe tiếng thì thầm của đất đai, động vật, cỏ cây. Họ kết nối, đồng nhất mình với đất trời một cách gần như trọn vẹn.
Video đang HOT
Người dân New Zealand hòa hợp, coi trọng thiên nhiên như người thân ruột thịt. Trẻ em từ tiểu học đã được học làm vườn, học tôn trọng “quyền riêng tư” của tự nhiên bằng cách để chúng tự cân bằng hơn là can thiệp quá nhiều bằng các biện pháp như sử dụng hóa chất. New Zealand luôn chủ trương xây dựng một nền giáo dục thân thiện với môi trường, góp phần không nhỏ nhằm đào tạo nên bao nhiêu thế hệ người Kiwi luôn tôn kính Mẹ Thiên Nhiên. Đây là cách người dân đảo quốc dùng để thể hiện sự hòa hợp, biết ơn của mình với đất trời vì đã cho họ một nơi để xây dựng và phát triển. Một nơi để họ thuộc về.
Tôi nói người New Zealand rất “khôn ngoan” vì bạn biết không, tương tác giữa chúng ta và thế giới xung quanh là “tương tác hai chiều”. Chúng ta tác động đến môi trường sống như nào thì môi trường sống cũng tác động lại đến chúng ta như thế. Vì vậy, thiên nhiên không chỉ “mài dũa” chúng ta từ ngoại hình, sức khỏe mà còn nuôi dưỡng cho chúng ta tâm hồn thư thái và lối sống, lối suy nghĩ tích cực. Biết trân trọng thiên nhiên như người nhà, cư dân “xứ mây trắng” ắt cũng được Mẹ Thiên Nhiên đối đãi lại đầy nồng hậu khi sở hữu Auckland – thành phố xinh đẹp thứ năm thế giới cộng thêm những điền trang xanh mướt mắt và nhiều miền phong cảnh nên thơ như cổ tích.
Được thiên nhiên hậu đãi tuyệt vời như vậy, người dân thỏa sức tham gia các hoạt động ngoài trời để nâng cao sức khỏe thể chất và tận hưởng không khí trong lành cho tinh thần luôn sảng khoái. Hay đơn giản, uống tách trà chiều ngắm cảnh thôi cũng rất thi vị. Chất lượng sống cao như thế nên “ngân quỹ hạnh phúc” của họ luôn đong đầy.
Trong thời buổi bệnh dịch với chồng chất lo toan như hiện tại, hạnh phúc có khi lại là thứ quà xa xỉ. Nhưng biết đâu, hạnh phúc đôi lúc nằm cạnh bên mà chúng ta chẳng hề hay biết như là biết sống “Turangawaewae” – sống kết nối với thế giới xung quanh như những cư dân New Zealand. Kết nối với môi trường có thể qua rất nhiều phương thức: Có ý thức bảo vệ môi trường hơn, dùng khẩu trang vải thay vì khẩu trang y tế dùng một lần trong sinh hoạt thường ngày chẳng hạn. Ở nhà nghiêm túc phòng chống dịch và học tập theo bí quyết sống của người New Zealand cũng là lựa chọn thú vị.
Người người, nhà nhà mê "bỏ phố về rừng", tôi có 1000m2 nhưng cũng chẳng dám về làm farmstay
Có nguồn tài chính ổn định, có xe ô tô, thậm chí sở hữu mảnh đất tới 1000m2 ở khu vực thiên nhiên đẹp, nhưng một số người trẻ lại lựa chọn đứng ra khỏi làn sóng "bỏ phố về rừng".
Khi những người đồng nghiệp rủ nhau đang "bỏ phố về rừng" làm farmstay, chị Vân Khánh (38 tuổi, Hà Nội) lại chọn đứng ngoài câu chuyện bàn thảo đó. Chị kể, cứ khoảng 10 người bạn của chị lại có tới 3 người về Hòa Bình hay Ba Vì, Sóc Sơn (Hà Nội) mua đất để xây nhà, ngắm mây trời, núi rừng.
Dù chị được một số người bạn rủ chung vốn hay về cùng mua mảnh đất gần cạnh nhau làm hàng xóm nhưng chị đều từ chối. Lý do đơn giản mà chị đưa ra, đó là: "Tôi không thích đầu tư tiền để làm farmstay rồi nghỉ dưỡng".
Chị chia sẻ thêm: "Quê tôi ở Thạch Thất, Hà Nội. Bố mẹ tôi cho hẳn hơn 1000m2. Mảnh đất này còn có vị thế rất đẹp, ven sông Hồng, cảnh thiên nhiên khá hấp dẫn. Nhưng nói thật, dù có xây cả biệt phủ giữa mảnh đất này tôi cũng chẳng dám "bỏ phố" mà về đây nghỉ dưỡng".
Quan điểm của chị Vân Khánh là "cố thủ" ở Hà Nội và khi có thời gian rảnh, sẽ đến nghỉ dưỡng resort hay homestay nào đó đẹp, chứ không bao giờ sẽ tự xây nhà, trồng cây để tận hưởng.
"Tôi chỉ nghĩ tới đến mảnh đất đẹp ở quê. Giả dụ tôi mà xây farmstay nhưng cũng không thể chịu nổi mùi ô nhiễm từ các trang trại lợn mà người dân. Cảm giác không khí trong lành thì ít mà ô nhiễm thì nhiều. Chưa kể, quê tôi chưa phát triển nhiều nên mua bất kỳ hàng hóa nào cũng bất tiện. Hơn nữa, tôi thấy để làm farmstay, chi phí tốn kém mà thực tế bản thân mình và gia đình cũng không có nhu cầu dành quá nhiều thời gian để nghỉ dưỡng, thụ hưởng"- chị Vân Khánh nói.
Bởi lý do đó mà người phụ nữ đến từ Hà Nội khẳng định chắc nịch: "Tôi xác định sẽ không dành tiền để mua đất làm farmstay rồi nghỉ dưỡng. Nhưng nếu mua đất rừng để đầu tư, lướt sóng bán cho khách có nhu cầu làm farmstay thì tôi lại thấy hào hứng".
Cũng tương tự như chị Vân Khánh, sống ở Hà Nội đã gần 15 năm, khi bạn bè, người thân ai ai tậu mảnh đất ven đô để làm nhà vườn, chị Nguyễn Quỳnh xác định ở căn nhà đất chật chội giữa ngõ nhỏ đông đúc trên phố. Hiện tại, gia đình chị Quỳnh có đủ tài chính để mua đất, xây nhà và đang sở hữu xe ô tô để dễ dàng di chuyển nhưng quan điểm của chị chỉ đi nghỉ dưỡng tại biển mà không hề có khái niệm "du lịch núi".
"Bạn bè tôi hay rủ về Ba Vì mua đất để làm farmstay, thi thoảng trải nghiệm cuộc sống hòa mình vào với thiên nhiên nhưng thú thực, tôi không hào hứng. Tôi sinh ra và lớn lên ở Sơn La nên có tới gần 20 năm để hít thở, ngắm mây núi cũng như trải qua cuộc sống vắng lặng, buồn tẻ vì đi vài km mới thấy người. Muốn mua đồ gì phải phi xe thật xa mới có thể mua được.
Có lẽ vì thế nên tôi chưa từng nghĩ tới việc sẽ mua đất, xây nhà để nghỉ dưỡng dù bố mẹ dành cho tôi mảnh đất rất rộng Trong khi, khoảng 3 năm trở lại đây, nhiều người Hà Nội cũng bỏ nhà lên Sơn La mua đất làm farmstay nghỉ dưỡng. Có một số bạn trẻ còn lên tận Tà Xùa để mua đất làm homestay".
Theo quan điểm của chị Quỳnh, những người mua đất xây farmstay đều hướng tới mục đích để nghỉ dưỡng. Nhưng thực tế, quá trình để xây được nhà, trồng được cây là tốn thời gian, công sức và rất vất vả.
"Bỗng dưng vừa mất tiền, vừa mất tới 1 năm để "hành " bản thân với việc xây nhà, trồng cây. Tôi thấy rất tốn công sức và vất vả, không đúng nghĩa nghỉ dưỡng. Xây xong, muốn ở được thì phải chăm chỉ về tu chỉnh, sửa chữa, lại là những công việc tay chân vất vả.
Các bạn trẻ bỏ Hà Nội lên Sơn La xây homestay mà tôi biết, họ vất vả vô cùng. Điện nước thì không ổn định, hàng hóa khan hiếm, ốm đau để tìm cơ sở khám chữa bệnh không có. Nhất là các vùng sâu vùng xa ở Sơn La, dù cảnh đẹp thật nhưng để đánh đổi về đó nghỉ dưỡng dài ngày thì không phải là chuyện đơn giản"- chị Quỳnh nói.
Afghanistan bình yên trong mắt du khách Với anh chàng Jacob, Afghanistan không chỉ có con người thân thiện, tốt bụng mà còn sở hữu những thánh đường tinh xảo cùng thiên nhiên thanh bình. Jacob Laboissonniere, 21 tuổi, là một blogger du lịch người Canada. Những năm gần đây Jacob dành nhiều thời gian để du lịch các quốc gia như Afghanistan, Mông Cổ, Nga, Pakistan, Trung Quốc... Trang...