Tác dụng thần kỳ của quả cơm cháy trong việc chữa cúm

Quả cơm cháy được ví như thảo dược dùng để điều trị cúm cũng như bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các virus.

Cúm, sốt do virus, viêm phổi là những căn bệnh thông thường nếu không được chữa trị kịp thời sẽ tấn công vào hệ miễn dịch khiến cơ thể con người mệt mỏi, thiếu sức sống.

Từ xa xưa, trong đông y, quả cơm cháy được ví như thảo dược dùng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe , từ rối loạn tuần hoàn đến đau cơ và khớp. Một số nghiên cứu còn chỉ ra lợi ích tiềm tàng của loại quả này tới hệ miễn dịch.

Tác dụng thần kỳ của quả cơm cháy trong việc chữa cúm - Hình 1

Quả cơm cháy có tác dụng thần kỳ trong việc chữa bệnh cúm .

Quả cơm cháy tươi 80% là nước, 18% là carbohydrate, ít hơn 1% là chất đạm chất béo . Cây cơm cháy có hàm lượng cao các vitamin A, C, B6, sắt, kali và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.

Theo một nghiên cứu mới từ các nhà khoa học thuộc Đại học Sydney (Australia), quả cơm cháy thực sự có đặc tính chống virus cúm .

Golnoosh Torabian, đồng tác giả nghiên cứu, cho hay các chất có trong quả cơm cháy có thể ngăn chặn virus cúm xâm nhập và sinh sôi trong tế bào cơ thể người.

Nó ức chế giai đoạn đầu của nhiễm trùng bằng cách ngăn chặn các protein virus chính chịu trách nhiệm cho cả sự gắn kết của virus và xâm nhập vào tế bào chủ.

Theo đó, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra tác dụng của huyết thanh được làm từ quả cơm cháy trên tế bào ở nhiều giai đoạn cúm khác nhau, bao gồm cả trước khi bị nhiễm và trong quá trình lây nhiễm virus cúm.

Một nghiên cứu tại Na Uy đã chỉ ra, quả cơm cháy giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn sau khi bị cảm cúm.

Các tình nguyện viên đã được sử dụng chiết xuất của loại quả này trong vòng một tuần kể từ khi triệu chứng cúm xuất hiện. Kết quả cho thấy cơ thể của họ hồi phục nhanh hơn trung bình 4 ngày đó so với dùng giả dược.

Dưỡng chất thực vật có trong huyết thanh này có “tác dụng ức chế nhẹ” khi virus cúm sắp lây nhiễm vào tế bào. Tuy nhiên, một khi tế bào đã bị nhiễm virus, các dưỡng chất tương tự có hiệu quả đáng kể trong việc ngăn chặn virus lây lan.

Các nhà nghiên cứu giải thích thêm rằng các đặc tính chống virus của quả cơm cháy là nhờ anthocyanidin.

Được biết, dưỡng chất thực vật này cũng có tác dụng chống oxy hóa, nghĩa là chúng có thể bảo vệ các tế bào khỏi bị hư hại.

Trong Đông y, quả cơm cháy rất nổi tiếng với đặc tính chống cúm và cảm lạnh. Tuy nhiên, loại quả này không có tác dụng chữa khỏi bệnh 100%.

Video đang HOT

Tuy không có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng, loại thảo dược này lại tăng cường sức đề kháng và giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Ngoài khả năng hỗ trợ hệ miễn dịch, quả cơm cháy còn sở hữu đặc tính chống viêm mạnh mẽ.

Stacy Mobley, bác sĩ tại Trung tâm tư vấn sức khỏe Ayurvedic cho biết, hiệu quả chống viêm phụ thuộc vào lượng bạn tiêu thụ mỗi ngày.

Mọi người không cần tiêu thụ quả cơm cháy hàng ngày hoặc coi đây là biện pháp nhất thiết để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Hãy dùng chỉ khi bạn mắc cảm lạnh hay cúm và cần hồi phục nhanh hơn.

Theo một trong những nghiên cứu đầu tiên về tác động của loại quả này đối với bệnh cúm, người uống nước quả cơm cháy trong vòng 48 giờ đầu tiên mắc bệnh nhận thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể sau đó.

Hoa cơm cháy có chứa khoảng 0,3% một loại dầu thiết yếu bao gồm các acid béo tự do và ankan.

Ngoài ra, hoa cơm cháy còn chứa các triterpenes alpha, beta-amyrin, acid ursolic, acid oleanolic, betulin, acid betulinic…

Người Mỹ bản địa sử dụng quả cơm cháy để điều trị nhiễm trùng, người Ai Cập cổ đại sử dụng để cải thiện làn da, những người khác sử dụng nó để điều trị như đau thần kinh tọa, đau đầu và cũng như thuốc lợi tiểu và nhuận tràng.

Ngày nay, qua cơm cháy đen không chỉ được ca ngợi vì giá trị dinh dưỡng mà còn trở thành một phần của nhiều món ăn ngon trên toàn thế giới .

Tuy nhiên, ăn sống quả cơm cháy có thể khiến bạn bị ngộ độc. Đó là lý do tại sao chúng cần được nấu chín và có thể được tiêu thụ theo cách khác nhau như làm mứt, siro, rượu vang…

Làn sóng thứ hai của đại dịch cúm Tây Ban Nha mang tính hủy diệt

Làn sóng đầu tiên của dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 thực ra không đặc biệt nguy hiểm. Số ca tử vong tăng vọt chỉ ập đến khi dịch bệnh quay trở lại với làn sóng thứ hai.

Làn sóng thứ hai của đại dịch cúm Tây Ban Nha mang tính hủy diệt - Hình 1

Một trung tâm điều trị bệnh nhân cúm Tây Ban Nha tại Mỹ năm 1918. Ảnh: Getty Images

Quy mô khủng khiếp của đại dịch cúm năm 1918, còn gọi là "cúm Tây Ban Nha", rất khó để nắm được hết. Virus cúm đã lây nhiễm 500 triệu người trên toàn cầu và giết chết ước tính 20 triệu - 50 triệu sinh mạng, nhiều hơn toàn bộ số binh sĩ và thường dân thiệt mạng trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mặc dù đại dịch toàn cầu này kéo dài trong 2 năm, con số tử vong lớn nhất đã dồn vào 3 tháng đỉnh dịch trong mùa Thu năm 1918. Các nhà sử học ngày nay tin rằng, mức độ nghiêm trọng của làn sóng thứ hai trong dịch cúm Tây Ban Nha là do virus đã đột biến lây lan dữ dội qua hoạt động của các đội quân thời chiến.

Khi cúm Tây Ban Nha xuất hiện lần đầu tiên vào đầu tháng 3/1918, nó mang theo mọi dấu hiệu của bệnh cúm mùa, mặc dù là một chủng rất dễ lây lan và độc lực cao. Một trong những trường hợp mắc bệnh được ghi nhận đầu tiên là Albert Gitchell, một đầu bếp của quân đội Mỹ tại căn cứ Funston, bang Kansas. Anh này nhập viện khi sốt 40 độ C. Virus cúm nhanh chóng lan sang các bộ phận khác của căn cứ, nơi có tới 54.000 lính đồn trú. Tới cuối tháng 3 năm đó, 1.100 binh sĩ Mỹ phải nhập viện và 38 người tử vong do viêm phổi.

Làn sóng thứ hai của đại dịch cúm Tây Ban Nha mang tính hủy diệt - Hình 2

Nhân viên Chữ thập đỏ chuẩn bị cáng để vận chuyển bệnh nhân cúm ở Mỹ. Ảnh: Thư viện Quốc hội

Khi quân đội Mỹ được triển khai hàng loạt để tham chiến tại châu Âu, họ đã mang theo cúm Tây Ban Nha qua đại dương. Trong suốt tháng 4 và tháng 5/1918, virus lan nhanh như cháy rừng qua Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Italy.

Ước tính 3/4 quân đội Pháp và một nửa binh sĩ Anh bị nhiễm cúm vào mùa Xuân năm 1918. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm đầu tiên của virus cúm Tây Ban Nha không quá nghiêm trọng và số ca tử vong không quá cao. Người bệnh bị các triệu chứng như sốt cao, mệt mỏi thường chỉ trong 3 ngày. Theo dữ liệu y tế công cộng còn hạn chế vào thời điểm đó, tỷ lệ tử vong của dịch tương tự như cúm mùa.

Cái tên "oan" cho Tây Ban Nha

Chính trong quãng thời gian này, dịch cúm Tây Ban Nha đã bị hiểu sai. Tây Ban Nha là quốc gia trung lập trong Thế chiến I và không giống như các nước láng giềng châu Âu, họ không áp đặt kiểm duyệt báo chí thời chiến.

Ở Pháp, Anh, Mỹ, các tờ báo không được phép đưa tin về bất cứ điều gì có thể gây ảnh hưởng tới những nỗ lực thời chiến, bao gồm cả tin tức về một loại virus đang càn quét qua quân đội các nước. Vì thế các nhà báo Tây Ban Nha là nhóm duy nhất trên thế giới đưa tin về dịch cúm lan rộng ở nước này vào mùa Xuân năm 1918. Đó là lý do đại dịch được gọi là "cúm Tây Ban Nha".

Số ca lây nhiễm cúm Tây Ban Nha giảm xuống trong mùa Hè năm 1918 và vào tháng 8, mọi người đều hy vọng dịch bệnh đã qua đỉnh điểm. Nhưng đó chỉ là khoảng lặng trước cơn bão. Đâu đó ở châu Âu, một chủng virus cúm Tây Ban Nha đột biến đã xuất hiện, có khả năng giết chết cả những thanh niên khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ kể từ khi xuất hiện những triệu chứng đầu tiên.

Làn sóng thứ hai của đại dịch cúm Tây Ban Nha mang tính hủy diệt - Hình 3

Một bệnh viện dã chiến ở Mỹ trong dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918. Ảnh: Getty Images

Làn sóng thứ hai

Cuối tháng 8/1918, những con tàu chiến khởi hành từ cảng Plymouth, Anh, chở theo những binh sĩ không hay biết mình đã nhiễm chủng mới của virus cúm Tây Ban Nha. Khi những con tàu này cập bến tại nhiều thành phố như Brest ở Pháp, Boston - Mỹ, hay Freetown ở Tây Phi, làn sóng thứ hai của đại dịch cúm toàn cầu bắt đầu bùng phát.

"Hoạt động di chuyển nhanh của các binh sĩ trên toàn cầu là nhân tố lây lan dịch bệnh quan trọng", James Harris, nhà sử học tại Đại học bang Ohio (Mỹ), chuyên nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm và Thế chiến I, cho biết. "Toàn bộ tổ hợp công nghiêp quân sự, gồm rất nhiều con người và trang thiết bị trong những điều kiện đông đúc chắc chắn là yếu tố góp phần lớn khiến đại dịch lây lan rộng".

Từ tháng 9 đến tháng 11/1918, tỉ lệ tử vong do cúm Tây Ban Nha tăng vọt. Riêng tại Mỹ, 195.000 người đã chết vì virus cúm này chỉ trong tháng 10/1918. Và không giống như cúm mùa thông thường, chủ yếu tấn công người già và trẻ em, làn sóng thứ hai của dịch cúm Tây Ban Nha mang "đường cong W", với con số tử vong cao ở người già, trẻ em và cũng cao ở cả những người khỏe mạnh trong độ tuổi 25-35.

Làn sóng thứ hai của đại dịch cúm Tây Ban Nha mang tính hủy diệt - Hình 4

Cúm Tây Ban Nha hạ gục cả những người đàn ông khỏe mạnh. Ảnh: Getty Images

"Cơn bão cytokine"

Điều gây khiếp sợ không chỉ là cái chết với hàng triệu đàn ông và phụ nữ trẻ khỏe, mà còn ở cách mà họ bị virus quật ngã. Bị sốt cao, xuất huyết mũi và viêm phổi, cuối cùng bệnh nhân bị chết đuối trong hai lá phổi ngập đầy dịch lỏng của mình.

Mãi tới vài thập kỷ sau, các nhà khoa học mới có thể giải thích được hiện tượng được gọi là "cơn bão cytokine" này. Khi cơ thể người bệnh đang bị virus tấn công, hệ miễn dịch sẽ gửi đi các protein thông tin, gọi là cytokine để thúc đẩy quá trình gây viêm có ích. Nhưng một số chủng cúm, đặc biệt là chủng "cúm Tây Ban Nha" đột biến, có thể gây ra phản ứng miễn dịch thái quá một cách nguy hiểm ở những người khỏe mạnh. Trong những trường hợp đó, cơ thể bệnh nhân bị quá tải bởi các cytokine, dẫn đến viêm nặng và tích tụ chất lỏng trong phổi.

Các bác sĩ quân đội Anh tiến hành khám nghiệm tử thi những người lính tử vong trong làn sóng dịch thứ hai, đã mô tả những tổn thương ghê gớm ở phổi bệnh nhân cúm giống như nạn nhân của một cuộc chiến tranh hóa học.

Làn sóng thứ hai của đại dịch cúm Tây Ban Nha mang tính hủy diệt - Hình 5

Một phụ nữ thở qua khẩu trang nối với một loại máy lọc không khí trong đại dịch cúm 1918. Ảnh: Getty Images

Thiếu biện pháp cách ly

Nhà nghiên cứu Harris tin rằng sự lây lan nhanh chóng của làn sóng thứ hai dịch "cúm Tây Ban Nha" vào mùa Thu năm 1918 ít nhất cũng có phần lỗi của giới chức y tế cộng đồng đã không muốn áp dụng các biện pháp cách ly thời chiến.

Chẳng hạn ở Anh, một quan chức chính phủ tên Arthu Newsholme biết rõ rằng việc phong tỏa dân sự nghiêm ngặt là cách tốt nhất để đối phó với dịch, nhưng ông ta lại không muốn các nỗ lực chiến tranh bi tê liệt khi các công nhân nhà máy đạn dược bị cách ly ở nhà.

Còn ở Mỹ, các phản ứng về y tế công cộng bị cản trở bởi tình trạng thiếu điều dưỡng nghiêm trọng khi hàng ngàn y tá đã được triển khai đến các doanh trại quân đội và tiền tuyến. Sự thiếu hụt càng tệ hơn do Hội Chữ thập đỏ Mỹ từ chối huy động các y tá gốc Phi, cho đến tận khi giai đoạn chết chóc nhất của đại dịch đã qua.

Thiếu công cụ phát triển vắc-xin

Tuy nhiên một trong những lý do chính khiến bệnh cúm Tây Ban Nha cướp đi quá nhiều mạng sống là vì thế giới không có đủ công cụ khoa học để phát triển một loại vắc-xin ngừa virus này.

Cho đến tận những năm 1930, kính hiển vi vẫn không thể nhìn thấy thứ gì nhỏ khó tin như virus. Thay vào đó, các chuyên gia y tế hàng đầu vào năm 1918 tin rằng dịch cúm này là do một loại vi khuẩn có biệt danh là "trực khuẩn Pfeiffer" gây ra.

Làn sóng thứ hai của đại dịch cúm Tây Ban Nha mang tính hủy diệt - Hình 6

Người dân Mỹ đeo khẩu trang phòng dịch cúm 1918. Ảnh: Getty Images

Sau trận dịch cúm bùng phát vào năm 1890, một bác sĩ người Đức tên là Richard Pfeiffer đã phát hiện ra rằng tất cả các bệnh nhân của ông đều mang một chủng vi khuẩn đặc biệt mà ông gọi là H.influenzae (sau này được đặt biệt danh là "trực khuẩn Pfeiffer"). Khi đại dịch cúm Tây Ban Nha tấn công, các nhà khoa học đã có ý định tìm biện pháp tiêu diệt trực khuẩn Pfeiffer. Hàng triệu USD được đầu tư vào các phòng thí nghiệm hiện đại để phát triển kỹ thuật xét nghiệm và điều trị H.influenzae, nhưng tất cả đều vô ích.

Đến tháng 12/1918, làn sóng thứ hai chết chóc của dịch cúm Tây Ban Nha cuối cùng đã qua, nhưng đại dịch thì còn lâu mới kết thúc. Làn sóng thứ ba bùng phát ở Australia vào tháng 1/1919, trước khi quay trở lại châu Âu và Mỹ. Người ta tin rằng Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson cũng đã nhiễm virus khi tham gia các cuộc đàm phán hòa bình hậu Thế chiến ở Paris vào tháng 4/1919.

Tỷ lệ tử vong của làn sóng thứ ba cũng cao như làn sóng thứ hai, nhưng việc chiến tranh kết thúc vào tháng 11/1918 đã loại bỏ những điều kiện cho phép dịch bệnh lây lan rộng và nhanh chóng. Con số tử vong toàn cầu từ làn sóng thứ ba mặc dù vẫn lên tới hàng triệu, cũng không thể so sánh với những tổn thất kinh hoàng trong làn sóng thứ hai.

https://www.nguoiduatin.vn/tac-dung-than-ky-cua-qua-com-chay-trong-viec-chua-cum-a485198.html
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?Điều gì xảy ra khi nhiễm biến thể Covid-19 XEC?
23 giờ trước
Covid-19 tăng trở lại: Các bệnh viện chuẩn bị cách ly, điều trị thế nào?Covid-19 tăng trở lại: Các bệnh viện chuẩn bị cách ly, điều trị thế nào?
hôm qua
Viêm phế quản có lây không?Viêm phế quản có lây không?
hôm qua
Tắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lờiTắm sáng hay tối tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời
hôm qua
Ngã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thởNgã vào xô chứa nước thải điều hòa, bé 19 tháng tím tái, ngưng thở
hôm qua
7 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm7 sai lầm thường gặp khi dùng thuốc chống trầm cảm
23 giờ trước
5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường
23 giờ trước
Bé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòaBé gái 19 tháng tuổi ngã vào xô đựng nước thải điều hòa
23 giờ trước

Tin đang nóng

Tổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngàyTổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày
9 giờ trước
Nữ nghệ sĩ ở nhà 350m2 đẹp như resort tại Cầu Giấy, hôn nhân viên mãn bên chồng gia thếNữ nghệ sĩ ở nhà 350m2 đẹp như resort tại Cầu Giấy, hôn nhân viên mãn bên chồng gia thế
7 giờ trước
Thông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCMThông tin mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19 tại TP HCM
9 giờ trước
Xót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thưXót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thư
10 giờ trước
Cựu công an khai gì về việc dùng xe biển xanh chở ma túy cho 'bà trùm'?Cựu công an khai gì về việc dùng xe biển xanh chở ma túy cho 'bà trùm'?
7 giờ trước
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
7 giờ trước
Lời khai nghi phạm tiết lộ nguyên nhân dùng dao sát hại hàng xómLời khai nghi phạm tiết lộ nguyên nhân dùng dao sát hại hàng xóm
8 giờ trước
1 cặp đôi phim giả tình thật lộ ảnh hẹn hò: Nhà gái là Hoa hậu vừa đẹp vừa giỏi, nhà trai là triệu phú siêu giàu1 cặp đôi phim giả tình thật lộ ảnh hẹn hò: Nhà gái là Hoa hậu vừa đẹp vừa giỏi, nhà trai là triệu phú siêu giàu
7 giờ trước

Tin mới nhất

Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'

Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'

47 phút trước
Mỗi ngày uống nửa lít rượu, một người đàn ông trú tại tỉnh Hà Tĩnh bị ngộ độc methanol nặng, nhập viện với các triệu chứng mệt, nồng độ cồn cao và rối loạn chuyển hóa nặng tại Khoa tâm chống độc, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

57 viên chức được tập huấn chẩn đoán và điều trị một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

50 phút trước
Qua tập huấn, nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các nhân viên y tế, giúp chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả các loại bệnh, góp phần giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em.
Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá

Liên tiếp các ca cấp cứu do thủng nội tạng vì xương cá

59 phút trước
Đầu tiên có thể chỉ là hóc xương ở họng, sau có thể bị đâm thủng thành cơ quan tiêu hóa như các trường hợp nêu trên. Nếu không kịp phát hiện sẽ dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng.
Rối loạn trương lực cơ cổ: Bệnh lý hiếm gặp nhưng không thể xem nhẹ

Rối loạn trương lực cơ cổ: Bệnh lý hiếm gặp nhưng không thể xem nhẹ

1 giờ trước
Cơn đau nhức kèm theo sự khó chịu khiến anh không thể sinh hoạt như bình thường, gây khó chịu và nguy hiểm khi làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày.
Phục hồi cơ thể sau cúm bằng 4 cách đơn giản

Phục hồi cơ thể sau cúm bằng 4 cách đơn giản

1 giờ trước
Hết cúm chưa hẳn là đã khỏe. Bí quyết phục hồi hậu cúm để lấy lại phong độ bằng 4 cách đơn giản là nghỉ ngơi, dinh dưỡng, tập luyện và tăng cường miễn dịch.
Việt Nam thử nghiệm thành công vaccine tay chân miệng

Việt Nam thử nghiệm thành công vaccine tay chân miệng

1 giờ trước
Các phản ứng sau tiêm như đau tại chỗ tiêm hay sốt nhẹ đều ở mức nhẹ và tương tự như khi tiêm các loại vaccine thông thường và không ghi nhận phản ứng nghiêm trọng nào được ghi nhận trong nhóm tiêm.
Đau họng kéo dài, bé trai 8 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp di căn

Đau họng kéo dài, bé trai 8 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp di căn

1 giờ trước
Kết quả sinh thiết cho thấy bé bị ung thư tuyến giáp, với các tế bào ác tính đã di căn vào các hạch cổ vùng VI và hai bên cổ. Việc phát hiện kịp thời ung thư đã giúp bé có cơ hội điều trị hiệu quả.
Uống nước lá ngải cứu có tác dụng gì?

Uống nước lá ngải cứu có tác dụng gì?

1 giờ trước
Người dân cũng nên chú ý đến cách sơ chế và lựa chọn lá ngải cứu. Nên chọn loại ngải cứu truyền thống, lá có màu xanh sẫm ở mặt trên, có lông trắng ở mặt dưới, không sử dụng thuốc hóa học trong trồng trọt.
Khung giờ lý tưởng tập thể dục để ngủ ngon buổi tối

Khung giờ lý tưởng tập thể dục để ngủ ngon buổi tối

1 giờ trước
Các bài tập thở và giãn cơ nhẹ giúp kéo giãn cổ, vai, lưng giúp kích thích hệ thần kinh phó giao cảm, hỗ trợ quá trình thư giãn của não bộ, giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ.
7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

7 loại thực phẩm giúp giảm mỡ máu xấu (cholesterol xấu)

22 giờ trước
Đây là loại thực phẩm phổ biến nhất ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các loại cá như cá hồi, cá thu và cá mòi được biết đến là giàu axit béo omega-3, giúp giảm triglyceride (một loại chất béo trong máu) và cũng có thể giúp tăng ch...
7 lợi ích bất ngờ khi ăn trái cây lúc bụng đói vào buổi sáng

7 lợi ích bất ngờ khi ăn trái cây lúc bụng đói vào buổi sáng

23 giờ trước
Chất xơ trong trái cây thúc đẩy quá trình tiêu hóa trơn tru bằng cách kích thích nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón. Ăn trái cây khi bụng đói, hàm lượng chất xơ của chúng giúp làm sạch đường tiêu hóa hiệu quả hơn.
Gia đình, trường học chung tay phòng bệnh tay chân miệng

Gia đình, trường học chung tay phòng bệnh tay chân miệng

23 giờ trước
Bộ Y tế cho biết, bệnh tay chân miệng là bệnh lưu hành quanh năm lây truyền qua đường tiêu hóa, xuất hiện ở hầu hết 63 tỉnh, thành phố. Số mắc gia tăng vào khoảng thời gian từ tháng 3-5 và tháng 9-10 hàng năm.

Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?

Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?

Sao việt

51 phút trước
Trước khi vướng vòng lao lý, Thuỳ Tiên là gương mặt hợp tác nhiều nhãn hàng và tham gia diễn xuất trong dự án điện ảnh.
G-Dragon hồi bé "bá đạo" thế này, bảo sao lớn lên thành "ông hoàng Kpop"!

G-Dragon hồi bé "bá đạo" thế này, bảo sao lớn lên thành "ông hoàng Kpop"!

Sao châu á

54 phút trước
Ngay từ khi còn nhỏ, G-Dragon đã là 1 tên tuổi sáng chói. Nhìn bảng vàng thành tích của G-Dragon hồi nhỏ, không ngạc nhiên khi lớn lên anh lại trở thành ngôi sao quyền lực hàng đầu như vậy.
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ

Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ

Netizen

58 phút trước
Những ngày qua, Sùng Bầu (tên thật: Sùng Thị Bầu, SN 2002) được nhắc đến tên nhiều trên mạng xã hội. Cô được mệnh danh là bà trùm hay phú bà khi sở hữu sản phẩm miến dong Sùng Bầu, từng xếp top đầu thị trường
10 phim Hàn có kết thúc "bực bội" nhất mọi thời đại: Số 4 đã thành huyền thoại ức chế nhưng số 1 mới khiến các fandom nổi điên

10 phim Hàn có kết thúc "bực bội" nhất mọi thời đại: Số 4 đã thành huyền thoại ức chế nhưng số 1 mới khiến các fandom nổi điên

Phim châu á

1 giờ trước
Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng với câu chuyện tình lãng mạn mà còn khiến khán giả rơi nước mắt bởi những cái kết đẫm lệ...
Nộm ngó sen tôm thịt giòn ngon, chua chua ngọt ngọt thanh mát cho ngày hè

Nộm ngó sen tôm thịt giòn ngon, chua chua ngọt ngọt thanh mát cho ngày hè

Ẩm thực

1 giờ trước
Không chỉ là món ăn, nộm ngó sen còn mang đến cảm giác thanh mát, giải nhiệt, giúp cân bằng lại vị giác sau những món ăn nhiều dầu mỡ.
Hai nam thần Hàn 'biến mất' khỏi màn ảnh khi đang ở đỉnh cao danh vọng: Một cái tên ai cũng phải ngỡ ngàng

Hai nam thần Hàn 'biến mất' khỏi màn ảnh khi đang ở đỉnh cao danh vọng: Một cái tên ai cũng phải ngỡ ngàng

Hậu trường phim

1 giờ trước
Seo Kang Joon và Kang Tae Oh là hai nam thần nổi tiếng của màn ảnh Hàn đã quyết định nhập ngũ ngay khi vươn lên đỉnh cao danh tiếng.
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Thế giới

1 giờ trước
Với AI Mode, Google không đơn thuần cung cấp kết quả tìm kiếm truyền thống mà hướng đến trải nghiệm đối thoại tự nhiên hơn với người dùng. Các câu trả lời sẽ có thể ở dạng video, âm thanh, biểu đồ - thay vì chỉ là danh sách đường link.
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt

Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt

Pháp luật

7 giờ trước
Dưới danh nghĩa tiếp nhận ủng hộ "quỹ công đoàn phường", Bí thư Đảng ủy phường Hoàng Liệt và một số cán bộ cấp dưới nhận hàng chục triệu đồng hàng quý của mỗi điểm trông giữ...
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tin nổi bật

7 giờ trước
Liên quan vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh, lực lượng chức năng chiều nay đã tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân.
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng

Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng

Nhạc quốc tế

8 giờ trước
Chiều 22/5, nền tảng phân phối vé mega concert có G-Dragon cập nhật bài đăng chi tiết, giải thích về lỗi kỹ thuật khiến toàn bộ hệ thống tắc nghẽn...