Tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều hạt
Ăn nhiều hạt có thể dẫn đến cao huyết áp, hấp thụ dinh dưỡng kém, ảnh hưởng đến dạ dày,…
Nếu chúng ta ăn hạt với liều lượng thích hợp thì sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu chúng ta ăn quá nhiều sẽ gây ra một số tác dụng không đáng có. Dưới đây là một số tác dụng phụ có thể dẫn đến nếu ăn nhiều hạt, theo Hhdresearch.
Nếu ăn quá nhiều hạt có thể làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Ảnh: Internet
Huyết áp cao
Nếu ăn hạt tươi và không ướp muối, thể giúp giảm huyết áp. Tuy nhiên, nhiều người dùng muối để cải thiện hương vị. Chính vì thế, vô tình chúng ta đã ăn quá nhiều muối vì vậy sẽ làm tăng huyết áp. Tốt nhất chúng ta nên ăn các loại hạt không ướp muối để giữ sức khỏe.
Ảnh hưởng đến ruột và dạ dày
Có một số yếu tố trong các loại hạt làm hạt ảnh hưởng tiêu hóa của chúng ta. Hàm lượng chất béo có thể dẫn đến tiêu chảy ở một số người. Chất xơ cao cũng có thể góp phần vào tình trạng này. Ngoài ra, nếu ăn nhiều hạt cũng có thể dẫn đến đầy hơi.
Video đang HOT
Hấp thụ chất dinh dưỡng kém
Axit phytic thường có trong các loại hạt, chúng có thể sẽ gây căng thẳng cho hệ thống tiêu hóa của chúng ta. Ngoài ra, chúng còn có thể hạn chế khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng khác của cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy cơ thể chúng ta có thể hấp thụ thêm tới 20% kẽm và 60% magiê từ thực phẩm khi không có axit phytic.
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO
Chuyên gia nói gì về lợi ích của hành và tỏi
Tỏi và hành là thực phẩm thường xuyên có trong nhiều gian bếp gia đình. Nhưng những thực phẩm này có thực sự mang lại lợi ích sức khỏe nào cho món ăn không? Hay chúng hoàn toàn là hương vị?
Ảnh: Shutterstock
Theo Time, những người cố gắng ăn trái cây và rau quả nhiều màu sắc để có được nhiều loại vitamin và khoáng chất có thể nghĩ rằng các thực phẩm nhạt như hành và tỏi chỉ để làm "màu" cho thức ăn chứ không cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Nhưng không giống như mọi người nghĩ, chúng lại là "siêu thực phẩm" dinh dưỡng.
Hành tây và hành tím là nguồn cung cấp vitamin C, vitamin B6, kali và folate tốt, trong khi tỏi rất giàu vitamin C, vitamin B6, thiamin, kali, canxi, phốt pho, đồng và mangan, theo Time,
Thêm vào đó, hành và tỏi là một cách thêm hương vị cho món ăn mà không cần dùng đến các thành phần như bơ và muối vốn có thể làm tăng calo, Jessica Jones, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, cho biết.
Việc kết hợp một số tỏi và hành vào thói quen nấu ăn hằng ngày không chỉ tốt cho các đặc tính sức khỏe mà chúng chứa, mà còn giúp bữa ăn ngon miệng hơn, Mitch Jones, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, nói.
Tỏi và hành tây - là họ allium, cùng với hẹ và tỏi tây, có rất nhiều đặc tính sức khỏe mà chúng thường được coi là thực phẩm thuốc, đặc biệt là theo truyền thống chữa bệnh như Ayurveda của Ấn Độ.
Họ allium rất giàu các hợp chất organosulfur, mà nghiên cứu sơ bộ cho thấy có thể có lợi cho việc giảm cholesterol và huyết áp và giúp ngăn ngừa các bệnh mạn tính bao gồm ung thư và bệnh tim mạch.
Nhưng không rõ cơ thể thực sự sử dụng các hợp chất này như thế nào sau khi dùng, đặc biệt là nếu thực phẩm được nấu chín trước khi ăn. Một số nghiên cứu cho thấy tỏi sống có thể mang lại nhiều lợi ích nhất cho sức khỏe.
Vì vậy, một số nhà khoa học khuyên bạn nên ăn tỏi sống nghiền nát hoặc băm nhỏ trong ít nhất 10 phút trước khi nấu, để cho phép các phản ứng xúc tác enzyme xảy ra trước khi chuẩn bị.
Họ allium cũng chứa chất phytochemical, hoặc hợp chất hóa học trong thực vật có thể ảnh hưởng đến quá trình cơ thể. Nghiên cứu cho thấy rằng chất phytochemical, bao gồm cả chất trong họ allium, có thể cải thiện sức khỏe miễn dịch và giảm nguy cơ phát triển ung thư bằng cách ngăn ngừa viêm, tổn thương tế bào và tổn thương ADN, theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ.
Các nghiên cứu cũng cho thấy tỏi và hành tây có đặc tính chống vi khuẩn và vi rút.
Điều rõ ràng là các loại rau họ allium thường tốt cho sức khỏe đường ruột. Đó là vì chúng có chứa prebiotic: các hợp chất nuôi các vi sinh vật trong thực phẩm lên men (còn gọi là men vi sinh) và giúp duy trì một hệ sinh học đường ruột khỏe mạnh, theo ông Cara Harbstreet, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ.
Một đánh giá nghiên cứu năm 2018 cho thấy chất xơ prebiotic, như trong tỏi và hành tây, thậm chí có thể tốt hơn cho đường ruột so với chất xơ trong một số loại trái cây, rau và ngũ cốc, theo Time.
Tuy nhiên, một cảnh báo quan trọng là hành và tỏi có nhiều FODMAP. Đây là những carbohydrate chuỗi ngắn như đường và chất xơ.
Đối với một số người có ruột non hấp thụ kém, ăn nhiều hành và tỏi có thể gây ra rối loạn tiêu hóa hoặc các tình trạng như hội chứng ruột kích thích và trào ngược a xít, dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, tiêu chảy và táo bón, chuyên gia dinh dưỡng Jones nói.
Nếu bạn nhận thấy sự khó chịu ở đường tiêu hóa sau khi ăn hành hoặc tỏi, có thể nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để tìm ra nguyên nhân, theo Time.
Theo Thanh niên
Ai nên hạn chế ăn tỏi? Người bị bệnh gan, mắt, dạ dày, huyết áp thấp hoặc đang uống thuốc nên hạn chế ăn tỏi. Tỏi có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai ăn tỏi cũng tốt. Dưới đây là một số trường hợp nên lưu ý khi ăn tỏi. Tỏi có thể điều chỉnh lipid máu, giảm cholesterol, chống đông máu, giảm...