Tác dụng (hiệu quả) của vắc xin quai bị kéo dài bao lâu?
Vắc xin quai bị thường được chỉ định tiêm cho trẻ em, trước tuổi đến trường. Vậy tác dụng của vắc xin quai bị kéo dài bao lâu? Người lớn có cần tiêm nhắc lại mũi vắc xin quai bị không?
1. Vắc xin quai bị có hiệu quả như thế nào?
Hiện nay, vắc xin quai bị được sử dụng phổ biến nhất là vắc xin kép MMR và MMRV. Trong đó, tác dụng của vắc xin quai bị MMR là chống lại 3 bệnh sởi, quai bị, rubella. Tác dụng của vắc xin quai bị MMRV là chống lại 4 bệnh sởi, quai bị, rubella và thủy đậu. Hai loại vắc xin này đều được chỉ định tiêm 2 liều. Liều đầu tiên nên được tiêm khi trẻ 12 đến 15 tháng tuổi. Liều thứ hai tiêm khi trẻ 4 – 6 tuổi.
Trong các nghiên cứu lâm sàng, một mũi tiêm vắc xin MMR tạo ra 95% kháng thể sởi, 96% kháng thể quai bị và kháng thể rubella ở 99% trẻ em trước đó có huyết thanh âm tính với các bệnh lý này.
Ở trẻ 12 tháng tuổi, một liều vắc xin MMRV mang lại tỷ lệ chuyển đổi huyết thanh tương tự như tỷ lệ đạt được sau khi dùng đồng thời vắc xin MMR và vắc xin thủy đậu đơn. Một nghiên cứu về trẻ em được chủng ngừa 2 liều vắc-xin MMRV trong năm thứ hai của cuộc đời cho thấy độ nhạy huyết thanh đối với bệnh sởi, quai bị, rubella và varicella lần lượt là 99%, 97,4%, 100% và 99,4% vào năm thứ ba sau tiêm chủng.
Tác dụng của vắc xin quai bị đạt hiệu quả cao nhất khi được tiêm ngừa ngay từ khi còn nhỏ. (Ảnh Internet)
Theo các nghiên cứu cho thấy, tác dụng của vắc xin quai bị được ước tính đạt hiệu quả là 62% đến 91% cho 1 liều và 76% đến 95% cho 2 liều. Thống kê cũng cho thấy, 1 liều vắc xin quai bị là không đủ để ngăn ngừa bùng phát bệnh quai bị. Kể cả ở những quần thể có tỷ lệ bao phủ hơn 95% với vắc xin phòng bệnh quai bị một liều.
2. Tác dụng của vắc xin quai bị kéo dài bao lâu?
Nhiều phụ huynh băn khoăn liệu tác dụng (hiệu quả) của vắc xin quai bị kéo dài trong bao lâu? Có bảo vệ trẻ suốt đời được không?
Những người được tiêm vắc xin MMR theo lịch tiêm chủng quốc gia thường được coi là được bảo vệ suốt đời chống lại bệnh sởi và bệnh rubella. Mặc dù MMR cung cấp khả năng bảo vệ hiệu quả chống lại bệnh quai bị cho hầu hết mọi người.
Video đang HOT
Nhưng khả năng miễn dịch chống lại bệnh quai bị có thể giảm theo thời gian. Và một số người có thể không còn được bảo vệ khỏi căn bệnh quai bị sau này trong cuộc đời. Các nghiên cứu huyết thanh học và dịch tễ học đã chứng minh tác dụng của vắc xin quai bị kép MMR đối với căn bệnh quai bị là giảm dần theo thời gian.
Thực tế ghi nhận một số đợt bùng phát dịch quai bị đã phát sinh ở các quần thể có độ bao phủ 2 liều cao. Khả năng miễn dịch suy yếu góp phần vào nguy cơ mắc bệnh quai bị ở những người đã được tiêm chủng. Một người bị giảm đáp ứng miễn dịch có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi rút quai bị thông qua tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh quai bị.
Một người bị giảm đáp ứng miễn dịch có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với vi rút quai bị thông qua tiếp xúc gần gũi với người bị bệnh quai bị (Ảnh: Internet)
Mặc dù việc tiêm nhắc lại vắc xin phòng bệnh quai bị sau độ tuổi và chủng ngừa phù hợp là không cần thiết. Nhưng trong một số trường hợp, tác dụng của vắc xin quai bị MMR liều thứ ba có thể cung cấp sự bảo vệ ngắn hạn bổ sung cho những người có khả năng tiếp xúc gần với bệnh nhân quai bị trong đợt bùng phát. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn muốn tiêm nhắc lại mũi MMR.
Vắc xin MMRV ít phổ biến hơn vắc xin MMR do thường gặp tác dụng phụ là sốt cao và co giật. Nên các nhà tiêm chủng khuyến khích tiêm MMR V (tiêm MMR cùng 1 mũi vắc xin thủy đậu đơn) hơn là tiêm 1 mũi vắc xin kép MMR. Hiện nay vẫn chưa có dữ liệu về thời gian kéo dài tác dụng của vắc xin quai bị MMRV.
Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể gặp phải những nguy cơ gì?
Cách phòng tránh quai bị tốt nhất là tiêm vaccin MMR. Tuy nhiên, với phụ nữ bạn nên tiêm loại vaccine này trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Vậy phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể gặp phải nguy cơ gì?
Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể dẫn đến nguy cơ gì? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông thường vắc xin thường chứa virus sống nên không được chỉ định cho phụ nữ mang thai. Bởi nguy cơ virus sống từ vắc xin có thể truyền cho thai nhi.
Vắc xin MMR cũng không ngoại lệ. Chính vì thế nó không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. Và bạn cần tránh mang thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm phòng.
1. Vắc xin MMR là gì?
MMR là một loại vắc xin phối hợp phòng 3 loại bệnh do virus là sởi, quai bị và Rubella. Về bản chất MMR chứa virus sống giảm độc lực giúp cơ thể tạo kháng thể miễn dịch giúp chống lại virus gây ra ba loại bệnh trên.
Lịch tiêm chủng vắc xin MMR là một quy trình tiêm gồm 2 mũi. Mũi thứ nhất tiêm khi trẻ được 12 - 15 tháng tuổi. Hoặc sau 15 tháng tuổi để tránh tương tác với các kháng thể mẹ truyền sang con. Mũi thứ 2 được tiêm khi trẻ được 4 - 6 tuổi.
2. Tại sao phụ nữ nên tiêm vắc xin phòng quai bị?
Ở Việt Nam có nhiều trường hợp người trưởng thành chưa được tiêm vắc xin MMR phòng quai bị. Đó là lý do khiến họ trở thành đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm quai bị khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Quai bị là bệnh lý rất dễ lây truyền từ người sang người qua con đường hô hấp hoặc tiếp xúc gián tiếp. Đối với phụ nữ quai bị nguy hiểm nhất khi bạn đang mang thai. Nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc thai nhi dị tật.
Chính vì thế phụ nữ cần có kế hoạch tiêm vắc xin MMR trước khi mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Trong trường hợp phụ nữ mang thai vô tình tiêm phải vắc xin MMR cũng có thể gặp phải những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Tại sao phụ nữ nên tiêm vắc xin MMR? - Ảnh: Internet
3. Nguy cơ thường gặp khi phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR
Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR mà không hề hay biết do chưa có dấu hiệu thai kỳ. Điều này rất nguy hiểm bởi vắc xin có thể tác động đến thai nhi hoặc gây suy giảm hệ miễn dịch ở người mẹ.
3.1. Nguy cơ tác động đến thai nhi do vô tình tiêm vắc xin MMR khi mang thai
Có nhiều trường hợp bà bầu vô tình tiêm vắc xin MMR nhưng không xuất hiện các dấu hiện xấu. Đặc biệt, tính đến thời điểm hiện tại chưa có trường hợp nào mắc phải hội chứng quai bị bẩm sinh liên quan đến tiêm vắc xin MMR khi mang thai.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn có thể chủ quan. Bởi những nguy cơ có thể tiềm ẩn và chỉ bộc phát sau khi em bé chào đời.
Thông thường khi phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR. Hoặc mang thai trong vòng 4 tuần sau khi tiêm vắc xin sẽ được thông báo những nguy cơ lý thuyết có thể xảy ra với thai nhi. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu để thực hiện đình chỉ thai kỳ.
Các chuyên gia cho biết lây truyền từ mẹ sang con các dạng virus quai bị và sởi do tiêm vắc xin MMR khi mang thai chưa từng được ghi nhận. Tuy nhiên virus vắc xin Rebella được tìm thấy trong sữa mẹ.
Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám - Ảnh: Internet
3.2. Nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch đối với người mẹ khi vô tình tiêm vắc xin MMR trong thai kỳ
Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh tiêm vắc xin MMR khi mang thai có thể gây nguy cơ cho người mẹ hay không. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên tiêm chủng vắc xin này cho bà bầu.
Bởi hệ miễn dịch ở bà bầu thường yếu ớt hơn so với người khỏe mạnh. Chính vì thế nếu phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể tạo điều kiện cho virus sống trong vắc xin tấn công cơ thể.
4. Phải làm gì khi phát hiện vô tình tiêm vắc xin MMR khi mang thai?
Nếu phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR. Hoặc phát hiện có thai sau khi tiêm vắc xin khi chưa được 3 tháng, bạn cần đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa sản để được thăm khám và tư vấn tiền sản sớm.
Đoc thêm bài viết: Dấu hiệu tiền sản giật và những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mẹ bầu.
Bên cạnh đó thai phụ sẽ được tư vấn xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ kháng thể IgM, IgG đối với Virus quai bị, rubella. Nếu nồng độ hai loại kháng thể cao, thai phụ có thể phải chọc ối để kiểm tra bào thai có bị nhiễm virus hay không.
Mặc dù cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu thích hợp về ảnh hưởng của vắc xin MMR đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cẩn trọng bởi virus trong vắc xin hoàn toàn có thể gây hại cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Cần làm gì nếu bị sốt sau khi tiêm vắc xin quai bị? Trong hầu hết trường hợp, vắc xin quai bị không gây ra các tác dụng phụ. Nếu có thì chúng thường rất nhẹ như sốt hoặc phát ban. Vậy cần làm gì nếu trẻ bị sốt sau khi tiêm vắc xin quai bị? 1. Tiêm phòng quai bị có sốt không? Hiện nay có 2 loại vắc xin quai bị phổ biến nhất...