Syria vào tầm ngắm: Mục tiêu then chốt của Mỹ nhằm hạ gục Nga

Theo dõi VGT trên

Syria là quốc gia Trung Đông có vị thế địa chính trị đặc biệt quan trọng đối với Đề án Đại Trung Đông của Mỹ.

Syria vào tầm ngắm: Mục tiêu then chốt của Mỹ nhằm hạ gục Nga - Hình 1

LTS: Để cùng nhận diện bản chất cuộc khủng hoảng Syria, báo Dân trí trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả loạt bài viết “Syria: Tâm điểm cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Nga” của Đại tá Lê Thế Mẫu, chuyên gia phân tích chính trị quốc tế thuộc Viện Chiến lược Quốc phòng, Bộ Quốc phòng.

Vị trí địa – chính trị cực quan trọng: Ai cũng thèm muốn

Về kinh tế, lãnh thổ trên đất liền và vùng biển Địa Trung Hải thuộc chủ quyền của Syria ẩn chứa khối lượng dầu khí và nhiều tài nguyên thiên nhiên khác được xếp vào loại lớn hàng đầu thế giới.

Ngoài ra, Syria đóng vai trò trung tâm trên toàn bộ tuyến đường ống dẫn dầu mỏ và khí đốt có chiều dài 1.200km đi qua các nước Ả-rập tới nhiều nước. Mạng lưới đường ống dẫn khí đốt từ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria sẽ kết nối với tuyến đường ống dẫn năng lượng đang được xây dựng kéo dài tới 230km.

Về quân sự, ven bờ biển Syria có thể xây dựng nhiều hải cảng và căn cứ có giá trị đối với hải quân các nước hoạt động trên biển Địa Trung Hải. Tại đây có căn cứ quân sự duy nhất ở nước ngoài của Hải quân Nga tại cảng Tartus.

Về địa – chính trị, Syria vừa là đối tác cực kỳ quan trọng của Nga ở Trung Đông, vừa là đồng minh quan trọng của Iran, trong khi cả Nga và Iran đều là mục tiêu cần hạ gục của Mỹ và Phương Tây trong cạnh tranh địa – chính trị khốc liệt sau Chiến tranh lạnh. Do đó, việc thay đổi chế độ cầm quyền ở Syria là nhiệm vụ hàng đầu của Mỹ khi thực hiện Đề án Đại Trung Đông.

Các biến động chính trị – xã hội mang tên “Mùa xuân Ả-rập” dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama bùng phát ở Tunisia đầu năm 2011 và sau đó lan tỏa sang nhiều nước Bắc Phi – Trung Đông, trong đó có Syria, là nhằm sửa chữa sai lầm của Mỹ trong giai đoạn đầu thực hiện Đề án Đại Trung Đông trong 2 nhiệm kỳ của Tổng thống G.W.Bush.

Thay vì tiếp tục sử dụng sức mạnh quân sự để xúc tiến dân chủ, Tổng thống Barack Obama sử dụng học thuyết “lãnh đạo từ phía sau”. Theo đó, Mỹ sử dụng các lực lượng đối lập, trong đó có cả các lực lượng hồi giáo cực đoan,… để lật đổ chính thể của các quốc gia không đáp ứng được các lợi ích của Washington.

Ông Obama đánh giá các biến động chính trị – xã hội “Mùa xuân Ả-rập” có ý nghĩa quan trọng đối với Washington như sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ vào năm 1989, mở đầu sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô.

Syria vào tầm ngắm: Mục tiêu then chốt của Mỹ nhằm hạ gục Nga - Hình 2

Quân đội Mỹ hoạt động tại Syria (Ảnh minh họa: Iindalforinteconlaws).

Syria ở đâu trong chiến lược chống Nga của Mỹ?

Kể từ thời Liên Xô tới nay, Syria luôn duy trì quan hệ đối tác chiến lược, thậm chí là đồng minh của Nga.

Trước khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, Syria là một trong những quốc gia nhập khẩu chủ yếu vũ khí của Moscow với tổng giá trị 26 tỷ USD, trong đó có 65 tổ hợp tên lửa chiến dịch – chiến thuật, 5.000 xe tăng, hơn 1.200 máy bay, 4.200 khẩu pháo, 70 tàu chiến. Đến cuối thế kỷ XX, hơn 90% vũ khí của Syria được nhập khẩu từ Nga.

Năm 1998, Nga và Syria ký kết hiệp ước mới về hợp tác kỹ thuật – quân sự. Năm 2005, Nga xóa nợ 10 tỷ USD cho Syria. Năm 2007, Nga và Syria ký hợp đồng mới, theo đó Nga sẽ chuyển giao cho Syria nhiều loại vũ khí phòng không và hải quân, trong đó có tên lửa phòng không S-300. Nga vẫn duy trì căn cứ quân sự ở cảng Tartus.

Năm 2010, Syria xúc tiến các cuộc đàm phán về gia nhập Liên minh thuế quan và ký kết hiệp định khu vực tự do thương mại với Nga, Belarus, Kazakstan.

Đáng chú ý, Nga có quan hệ gắn bó với Syria trong lĩnh vực nhân đạo. Hiện có hơn 30.000 người Syria đã từng tốt nghiệp các trường đại học ở Liên Xô trước đây và Nga ngày nay, có khoảng 10.000 phụ nữ Syria nói tiếng Nga, phụ nữ Nga lấy chồng là người Syria, hình thành nên một đại gia đình đông đảo các cộng đồng người Nga ở Syria.

Moscow rất lo ngại một khi các lực lượng đối lập ở Syria bao gồm chủ yếu là lực lượng Hồi giáo cực đoan lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad và xây dựng nhà nước Hồi giáo tại đây sẽ tác động tới cộng đồng Hồi giáo vốn rất đông đảo ở Nga.

Về địa chính trị, không chỉ Syria là đồng minh quan trọng của Nga mà còn cả Iran – quốc gia cũng đang rơi vào tâm điểm của một cuộc cạnh tranh địa chính trị với Mỹ.

Do đó, Syria là tâm điểm cạnh tranh địa – chính trị ở cả cấp độ toàn cầu và khu vực Trung Đông.

Ở cấp độ khu vực, sự cạnh tranh diễn ra giữa 4 quốc gia đang theo đuổi tham vọng đóng vai trò lãnh đạo ở Trung Đông là Ả-rập Xê-út, Iran, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi Syria là đồng minh của Iran, thì Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar lại muốn thay đổi chế độ chính trị ở Damascus để biến quốc gia này thành đồng minh của họ trong thế trận địa – chính trị chống lại Iran ở Trung Đông.

Do đó, trong khi Iran muốn bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Syria, thì Ả-rập Xê-út, Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ được cho là theo đuổi chủ trương lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Ở cấp độ toàn cầu, sự cạnh tranh diễn ra giữa một bên là Mỹ cùng với một số đồng minh trong NATO nhận được sự ủng hộ của một số nước trong khu vực, với bên kia là Nga và Trung Quốc nhận được sự ủng hộ chủ yếu của Syria và Iran.

Video đang HOT

Trong cuộc cạnh tranh này, Ả-rập Xê-út, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar trở thành đồng minh tự nhiên của Mỹ bởi họ có cùng chung mục đích kiểm soát hoàn toàn đường ống dẫn khí đốt đi qua Syria và không muốn Syria bán khí đốt cho 3 nước khác là Iran, Nga và Trung Quốc.

Trong khi đó, Mỹ và một số nước muốn lắp đặt đường ống dẫn khí đốt từ Syria và Iraq sang thị trường Châu Âu. Mỹ theo đuổi tham vọng kiểm soát dầu mỏ và khí đốt trên toàn bộ lục địa Á – Âu, đẩy Nga ra khỏi Trung Đông và thị trường truyền thống Châu Âu.

Vì vậy, các nước có cách tiếp cận và toan tính khác nhau đối với cuộc khủng hoảng Syria và biến cuộc khủng hoảng này thành chiến trường quốc tế xoay quanh chủ đề “khủng bố” và “chống khủng bố”.

Trong các biến động chính trị “Mùa xuân Ả-rập Xê-út”, Mỹ lựa chọn Syria là mục tiêu then chốt và quan trọng nhất liên quan tới chiến lược chống Nga. Theo nhận định của Paul Craig Roberts – thành viên của đảng Cộng hòa, là nguyên cố vấn kinh tế của cựu Tổng thống Ronald Reagan, bằng cách gây ra cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria, Mỹ muốn loại bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Nga và Trung Quốc ra khỏi khu vực địa – chính trị quan trọng này của thế giới.

Syria vào tầm ngắm: Mục tiêu then chốt của Mỹ nhằm hạ gục Nga - Hình 3

Tổng thống Nga Putin và ông Bashar al-Assad (Ảnh: AFP)

Mỹ quyết hạ gục Syria bằng “quyền lực cứng” và “ quyền lực mềm

Để thực hiện mục tiêu xóa bỏ chính thể của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, chính quyền của Tổng thống Barack Obama thực hiện học thuyết “lãnh đạo từ phía sau”.

Theo đó, Mỹ sử dụng sức mạnh tổng hợp giữa “quyền lực cứng” và “quyền lực mềm”. Trong đó, quyền lực cứng là các lực lượng đối lập, bao gồm các nhóm hồi giáo cực đoan,… để tiến hành cuộc chiến tranh ủy nhiệm và khi cần Mỹ sẽ trực tiếp can thiệp quân sự. Quyền lực mềm là các biện pháp cấm vận kinh tế và cô lập chính trị – ngoại giao.

Một thực tế không thể phủ nhận là Libya và Syria là những quốc gia phát triển ổn định và bình yên, trong đó các sắc tộctôn giáo cùng sống tương đối hòa thuận. Riêng Libya được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới thực hiện thành công Chương trình mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Thế nhưng làn sóng bạo loạn chính trị mang tên “Mùa xuân Ả-rập” đã thay đổi tất cả. Ngày 19/3/2011, Mỹ và NATO phát động chiến tranh Libya dưới khẩu hiệu “bảo vệ nhân quyền” để xóa bỏ chính thể của Tổng thống Muammar Gaddafi. Sau cuộc chiến tranh này, đất nước Libya thanh bình lâm vào cuộc nội chiến đẫm máu và bất ổn triền miên đến ngày hôm nay.

Sau khi NATO do Mỹ đứng đầu tiến hành cuộc chiến ở Libya để lật đổ chính thể của Tổng thống Libya Muammar Gaddafi, Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc Cain tuyên bố rằng kịch bản Libya sẽ lặp lại ở Syria, Iran, các nước trong không gian hậu Xô viết và Nga – nơi người dân được cho là đang “khát khao các giá trị dân chủ” của Phương Tây.

Đúng như nhận định của Thượng nghị sĩ Mỹ John Mc Cain, tiếp theo Libya, làn sóng bạo loạn chính trị bùng phát ở Syria, sau đó biến thành cuộc chiến tranh giữa một bên là lực lượng trung thành với Tổng thống Bashar al-Assad với bên kia là các lực lượng đối lập được Mỹ và các nước đồng minh trong và ngoài khu vực Trung Đông ủng hộ.

Nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc chiến này là cuộc cạnh tranh địa chính trị quyết liệt giữa một bên là Mỹ đang theo đuổi tham vọng giành quyền kiểm soát vành đai Đại Trung Đông, với một bên là Syria nhận được sự ủng hộ của Nga, Trung Quốc và Iran.

Kịch bản nào cho Mỹ sau "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông

Mỹ tỏ ra lưỡng lự trước "cơn địa chấn" chính trị ở Syria, nơi một chính quyền mới đang hình thành sau cuộc nổi dậy bất ngờ của phe đối lập.

Kịch bản nào cho Mỹ sau cơn địa chấn rung chuyển Trung Đông - Hình 1

Trong một sự kiện được ví như "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông, các nhóm đối lập bất ngờ lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm của Syria, Tổng thống Bashar al-Assad, vào ngày 8/12, khiến ông phải rời đất nước để tới Nga tị nạn.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo các nhóm đối lập Syria, đồng thời cho biết Washington sẽ theo dõi hành động của các nhóm này. Tuy nhiên Tổng thống đắc cử Donald Trump nói rằng Mỹ không nên can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị ở Syria lúc này.

"Bóng dáng" của Mỹ ở Syria

Kịch bản nào cho Mỹ sau cơn địa chấn rung chuyển Trung Đông - Hình 2

Lực lượng Mỹ tuần tra các mỏ dầu ở biên giới đông bắc Syria gần Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: AFP).

Sự can dự của Mỹ vào Syria bắt đầu từ ít nhất vào năm 2011, khi Mùa xuân Ả Rập, một phong trào phản đối dân chủ ở Trung Đông, nổ ra và lan sang Syria.

Điều này đã thúc đẩy một cuộc trấn áp của chính phủ Syria, do nhà lãnh đạo Syria al-Assad lãnh đạo. Một số người biểu tình sau đó đã trở thành một phần của các nhóm đối lập ở Syria và chiến đấu chống lại chính quyền Assad, dẫn đến nội chiến. Mỹ ngay lập tức áp đặt các lệnh trừng phạt tài chính nặng nề đối với chính phủ Syria.

Năm 2013, Mỹ bắt đầu cung cấp vũ khí cho một số nhóm đối lập đang chống lại chính quyền Assad. Vào thời điểm này, quân đội Syria cũng đã vượt qua "lằn ranh đỏ" do cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt ra khi bị cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học chống lại dân thường.

Bất chấp áp lực thực thi lằn ranh đỏ, ông Obama đã chọn không can thiệp sau khi Tổng thống Assad đồng ý tiêu hủy vũ khí hóa học của Syria - một cam kết mà chính quyền Syria bị cho là đã không thực hiện đầy đủ.

Năm 2014, tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã tiếp quản một số khu vực của Syria. Mỹ đã triển khai lực lượng trực tiếp để chống lại IS vào năm 2015. Đến năm 2019, Mỹ đã làm suy yếu nghiêm trọng IS và thu hẹp sự hiện diện của tổ chức này.

Mỹ không ủng hộ tính hợp pháp của chính quyền Assad, nhưng Washington đã chấp nhận việc Tổng thống Assad nắm quyền ở Syria.

Hiện tại, Mỹ vẫn can dự vào Syria theo nhiều cách.

Đầu tiên, Mỹ triển khai khoảng 2.000 quân ở Syria để ngăn chặn IS tập hợp lại.

"Những lực lượng này, tăng cường cho nhiệm vụ đánh bại IS, đã có mặt ở đó trước khi chính quyền Assad sụp đổ", người phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder nói với các phóng viên hôm 19/12.

Thứ hai, Mỹ đã cung cấp hơn 1 tỷ USD viện trợ quân sự cho các nhóm vũ trang ôn hòa hơn chống lại sự kiểm soát của chính quyền Assad. Phần lớn khoản viện trợ này đã được chuyển cho Lực lượng Dân chủ Syria, một lực lượng quân sự do người Kurd lãnh đạo, một nhóm sắc tộc thiểu số kiểm soát đông bắc Syria và đã hợp tác chặt chẽ với Washington để chống lại IS trong khi vẫn duy trì sự phản đối đối với chính quyền Assad.

Thứ ba, Mỹ vẫn duy trì các lệnh trừng phạt tài chính nặng nề đối với chính quyền Syria kể từ năm 2011.

Thứ tư, Mỹ đã cung cấp viện trợ nhân đạo cho người dân Syria trong cuộc nội chiến kéo dài 13 năm tại nước này.

Tuy nhiên, Mỹ không đóng vai trò trực tiếp trong việc lật đổ chính quyền Syria gần đây.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói rằng sự kiện nhà lãnh đạo Bashar Assad bị lực lượng đối lập Syria lật đổ là một "chiến dịch tiếp quản không thân thiện" được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.

Mặc dù cùng là đồng minh NATO nhưng từ nhiều năm nay Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tồn tại những bất đồng về cuộc nội chiến ở Syria.

Sự hiện diện của Mỹ ở Syria chủ yếu tập trung vào việc ủng hộ cho Lực lượng Dân chủ Syria. Đây chính là điểm nhạy cảm trong mối quan hệ giữa Washington và Ankara khi Thổ Nhĩ Kỳ coi lực lượng này là cánh tay nối dài của đảng Công nhân người Kurd (PKK).

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump từng tìm cách rút khoảng 900 binh lính Mỹ ra khỏi Syria, khi đó đang đóng vai trò cố vấn cho Lực lượng Dân chủ Syria. Tuy nhiên, cuối cùng ông Trump đã từ bỏ do áp lực từ các quốc gia đồng minh trước lo ngại về sự trỗi dậy trở lại của IS.

Tác động của chính biến Syria tới Mỹ

Kịch bản nào cho Mỹ sau cơn địa chấn rung chuyển Trung Đông - Hình 3

Các tàu hải quân Syria bị phá hủy trong cuộc tấn công của Israel vào thành phố cảng Latakia đêm 10/12 (Ảnh: AFP).

Cho đến nay, giới chức Mỹ vẫn chưa đưa ra bất kỳ phán đoán chắc chắn nào về việc liệu sự thay đổi chính quyền ở Syria có phải là tín hiệu tốt với Washington hay không.

Jordan Tama, chuyên gia về chính sách đối ngoại Mỹ tại Đại học American, nhận định với trang tin The Conversation rằng, sự sụp đổ của chính quyền Assad có thể mở ra khả năng cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ và Syria, nhưng điều đó phụ thuộc phần lớn vào ban lãnh đạo mới ở Syria.

Nhóm đối lập Hayat Tahrir al-Sham, hay HTS, nhóm đã lãnh đạo cuộc lật đổ chính quyền Assad, đang kiểm soát một số khu vực ở Syria. Trong nhiều năm, HTS chiếm đóng các phần lãnh thổ ở Tây Bắc Syria tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ. Từ đây, lực lượng này liên kết với các phe phái đối lập phát động chiến dịch lật đổ nhà lãnh đạo Assad.

Ông Mohamed al-Bashir, người trước đây lãnh đạo chính quyền do HTS điều hành ở Idlib, đã được bổ nhiệm làm thủ tướng Syria sau khi liên minh các nhóm đối lập chiếm thủ đô Damascus.

Mặc dù HTS đã cam kết bảo vệ các nhóm tôn giáo thiểu số của Syria, một số quốc gia đã bày tỏ lo ngại về mối quan hệ lịch sử của nhóm này với tổ chức al-Qaeda và sự tham gia của nhóm này vào các vụ sát hại dân thường trong suốt cuộc chiến. HTS hiện vẫn bị Liên hợp quốc và Mỹ liệt kê là một tổ chức khủng bố.

Hôm 10/12, các quan chức cấp cao Mỹ tiết lộ với hãng tin NBC rằng, chính quyền Biden đang xem xét khả năng loại bỏ quy chế tổ chức khủng bố đối với HTS. Một quan chức cho biết mục đích của động thái trên có thể mở đường cho cộng đồng quốc tế tiếp xúc với chính quyền mới trong tương lai.

IS cũng là mối lo ngại liên tục của Mỹ ở Syria. Washington đã thực hiện một loạt cuộc tấn công vào các mục tiêu của IS trong những ngày gần đây nhằm ngăn chặn tổ chức này giành được các vùng lãnh thổ sau sự sụp đổ của chính quyền Assad.

Sự trở lại của Tổng thống Donald Trump

Kịch bản nào cho Mỹ sau cơn địa chấn rung chuyển Trung Đông - Hình 4

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Syria Bashar Assad (Ảnh: Getty).

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đưa ra quan điểm rằng Syria là một mớ hỗn độn và đó không phải là vấn đề của Mỹ.

"Syria đang trong tình trạng hỗn loạn, nhưng quốc gia này không phải bạn của chúng ta. Mỹ không nên hành động gì liên quan tình hình Syria. Đây không phải cuộc chiến của chúng ta. Đừng dính líu", ông Trump bình luận.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Trump muốn rút toàn bộ quân đội Mỹ còn lại khỏi Syria, và các cố vấn của ông đã thuyết phục ông giữ lại một số lượng nhỏ binh lính ở đó. Liệu các nhà lãnh đạo mới của Syria sẽ hành động như thế nào có lẽ không phải là vấn đề quan trọng đối với ông Trump.

Trong cuộc họp báo gần đây, ông Trump từ chối trả lời câu hỏi về việc liệu Mỹ có rút các lực lượng khỏi Syria hay không.

Tổng thống đắc cử Donald Trump cho biết hiện chưa rõ tương lai chính trị của Syria sẽ diễn biến như thế nào nhưng nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giữ vai trò chủ chốt với quốc gia này.

Một điểm đáng chú ý là ông Trump rất ủng hộ Israel, và ông có thể sẽ không gặp vấn đề gì với việc Israel tiến hành các cuộc không kích ở Syria.

Dưới thời ông Trump, Mỹ có thể sẽ không phải là một nhân tố chính định hình các sự kiện ở Syria, nhưng Washington có thể vẫn duy trì sự can dự tại nước này, vì những gì xảy ra ở Syria sẽ ảnh hưởng đến phần còn lại của Trung Đông, từ đó ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ.

Cơ hội cho Mỹ?

Kịch bản nào cho Mỹ sau cơn địa chấn rung chuyển Trung Đông - Hình 5

Một cơ sở hải quân của Nga ở Tartous, Syria (Ảnh: Google Maps/Bloomberg).

Trong bài bình luận trên trang tin The Hill, Tiến sĩ G. Alexander Crowther, chiến lược gia quân đội đã nghỉ hưu và là chuyên gia cấp cao của Chương trình Quốc phòng và An ninh xuyên Đại Tây Dương tại Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu và Trung tá Không quân Mỹ Jahara Matisek, giáo sư quân sự tại khoa An ninh Quốc gia thuộc Học viện Chiến tranh Hải quân Mỹ, thành viên tại Trung tâm Sáng kiến Phục hồi châu Âu và thành viên tại Viện Chính sách Công Payne, cho rằng sự sụp đổ của chính quyền Assad ở Syria đã mở ra cơ hội "hiếm có" cho Mỹ để triển khai hành động.

Mặc dù Tổng thống đắc cử Donald Trump tuyên bố Mỹ không nên "dính líu" đến cuộc khủng hoảng chính trị tại Syria, nhưng nếu Washington hành động quyết đoán ngay bây giờ, các điều kiện chiến lược có thể được thiết lập ở Trung Đông và Đông Âu mang lại lợi ích quốc gia cho Mỹ.

Khi hợp tác với các đồng minh và đối tác, Mỹ có thể giúp lực lượng đối lập Syria thành lập một chính quyền mạnh về mặt thể chế, trong khi đẩy các căn cứ hải quân và không quân của Nga ở Syria rơi vào tay lực lượng đối lập. Điều này mang lại ít nhất hai lợi thế cho Mỹ.

Đầu tiên, nó sẽ tạo đòn bẩy cho Mỹ chống lại Nga ở Ukraine, từ đó đặt Moscow vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về mặt chiến lược: Đạt được một thỏa thuận ở Ukraine hoặc mất hai căn cứ chiến lược ở Địa Trung Hải.

Thứ hai, bằng cách giúp Syria tái thiết một chính quyền ổn định và thực hiện một giải pháp chính trị, Mỹ có thể loại bỏ nhu cầu duy trì lực lượng trên bộ trong khu vực.

Bên cạnh việc đảm bảo rằng không gian chiến trường không bị rơi vào tay các nhóm mà Mỹ cho là khủng bố xuyên quốc gia và các phe phái cực đoan, nỗ lực cụ thể này hỗ trợ mục tiêu lâu dài của ông Trump là giảm hiện diện quân sự của Mỹ ở Syria và Iraq.

Tình hình bất ổn ở Syria có tác động đáng kể đến Nga. Cả hai căn cứ quân sự ở Syria đều rất quan trọng đối với việc triển khai sức mạnh của Nga trên khắp Địa Trung Hải, tác động trực tiếp đến thế trận lực lượng của các thành viên NATO trong khu vực. Việc mất đi các căn cứ chiến lược này có thể làm suy yếu nghiêm trọng năng lực quân sự, uy tín và khả năng triển khai các nhà thầu quân sự tư nhân của Nga trên khắp châu Phi.

Ngoài ra, có thông tin cho rằng, hiện hàng nghìn quân Nga đang bị mắc kẹt và không thể sơ tán tại một số căn cứ tiền phương xung quanh Syria. Tình huống này cho phép Mỹ hành động quyết đoán và làm thay đổi cán cân quyền lực chống lại cả Iran và Nga, đặc biệt là khi phe đối lập Syria đã thể hiện rõ sự chống đối với Iran và lực lượng ủy nhiệm Hezbollah của Tehran.

Mỹ, cùng các đồng minh châu Âu và các nước láng giềng có cơ hội tài trợ, cố vấn và tham vấn cho các nhà lãnh đạo đối lập Syria cam kết xây dựng các cấu trúc quản trị hiệu quả, trong khi vẫn kiềm chế ảnh hưởng của Iran và Nga.

Jordan, Iraq, Ả Rập Xê Út và các nước Hội đồng hợp tác vùng Vịnh cũng như các nước khác có thể cung cấp hỗ trợ thiết yếu trên thực địa để ngăn Syria trở thành "Libya thứ hai", nơi các nhóm đối lập chia cắt đất nước thành các lãnh địa không có luật pháp vì họ không thể tìm ra các thỏa thuận chia sẻ quyền lực có lợi cho cả hai bên.

Việc hợp tác với các chỉ huy đối lập Syria, các nước Trung Đông láng giềng và các đồng minh châu Âu sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm trung gian cho một nhà nước Syria ổn định hậu xung đột.

Việc hành động cấp bách có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh hiện nay. Nếu Mỹ không nhanh chóng vào cuộc, Nga có thể đàm phán một thỏa thuận với lực lượng đối lập Syria để bảo toàn hai căn cứ và nhân sự của mình tại Syria.

Vào thời điểm này, các nhà lãnh đạo phe đối lập Syria đã cam kết đảm bảo an ninh cho các căn cứ quân sự và cơ sở ngoại giao của Nga tại Syria, nhưng tình hình đang căng thẳng và không biết sự đảm bảo này có thể kéo dài bao lâu.

Bối cảnh hiện nay ở Syria được xem là một đấu trường cạnh tranh quyền lực, nơi các quyết định quan trọng phải được đưa ra để làm suy yếu các đối thủ. Do đó, các nhà lãnh đạo phương Tây có thể tìm cách đàm phán và tận dụng các căn cứ trên thực tế của Nga tại Taboruk và những nơi khác ở Libya, vì Moscow có thể chấp nhận những tổn thất ở Syria và chuyển nguồn lực sang Libya.

Sự sụp đổ của chính quyền Assad đồng nghĩa với việc Mỹ có thể định hình lại bối cảnh chiến lược ở Syria và xa hơn nữa. Hành động quyết đoán ngay bây giờ có thể làm suy yếu vị thế của Nga và Iran ở Trung Đông, đồng thời củng cố ảnh hưởng của Mỹ và châu Âu trong khu vực.

Động thái chiến lược này đòi hỏi sự kịp thời, linh hoạt và sẵn sàng chấp nhận sự phức tạp của cạnh tranh địa chính trị hiện đại.

Các chuyên gia cho rằng, bây giờ là lúc Mỹ và phương Tây hành động để cạnh tranh sức mạnh quân sự của Nga trong khu vực. Tuy nhiên, kịch bản này có xảy ra hay không còn phụ thuộc vào các tính toán và bước đi của Nga.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạchNghi phạm cho nổ xe trước khách sạn Trump dùng ChatGPT lên kế hoạch
12:48:54 10/01/2025
Cơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảngCơn ác mộng cháy rừng đẩy miền Nam California vào khủng hoảng
20:54:47 09/01/2025
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: Thiệt hại gần 60 tỷ USD, nhiều người dân mất trắngThảm họa cháy rừng ở Mỹ: Thiệt hại gần 60 tỷ USD, nhiều người dân mất trắng
09:15:57 11/01/2025
Thách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông TrumpThách thức bủa vây trước lễ nhậm chức của ông Trump
20:11:16 10/01/2025
Thảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngụcThảm họa cháy rừng ở Mỹ: "Bão lửa" càn quét như địa ngục
10:00:11 10/01/2025
Tòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nayTòa án tối cao bác kháng nghị, ông Trump sẽ bị tuyên án trong hôm nay
20:05:13 10/01/2025
Linh cữu cố Tổng thống Jimmy Carter về dưới mái vòm Điện CapitolLinh cữu cố Tổng thống Jimmy Carter về dưới mái vòm Điện Capitol
12:39:57 10/01/2025
Hé lộ tác nhân bất ngờ gây ra hàng loạt bệnh ung thư tại MỹHé lộ tác nhân bất ngờ gây ra hàng loạt bệnh ung thư tại Mỹ
21:04:14 10/01/2025

Tin đang nóng

Con gái riêng của chồng cũ Vũ Thu Phương đăng bài ẩn ý bị bạo hành: Phía nữ siêu mẫu nói gì?Con gái riêng của chồng cũ Vũ Thu Phương đăng bài ẩn ý bị bạo hành: Phía nữ siêu mẫu nói gì?
15:20:41 11/01/2025
Bé gái gào thét, đập phá tất cả đồ đạc, cảnh tượng gây kinh hoàng nhưng dân mạng tranh cãi gay gắt chuyện nàyBé gái gào thét, đập phá tất cả đồ đạc, cảnh tượng gây kinh hoàng nhưng dân mạng tranh cãi gay gắt chuyện này
12:13:13 11/01/2025
Lời mật ngọt Vũ Thu Phương dành cho chồng đại gia trước khi ly hônLời mật ngọt Vũ Thu Phương dành cho chồng đại gia trước khi ly hôn
12:39:01 11/01/2025
Cứu nam sinh nhảy cầu Vĩnh Tuy trong đêm lạnhCứu nam sinh nhảy cầu Vĩnh Tuy trong đêm lạnh
13:16:02 11/01/2025
Doãn Hải My trúng gió khi đi làm về lúc nửa đêm, Đoàn Văn Hậu có phản ứng khiến vợ đẹp không thể hiểu nổiDoãn Hải My trúng gió khi đi làm về lúc nửa đêm, Đoàn Văn Hậu có phản ứng khiến vợ đẹp không thể hiểu nổi
15:58:22 11/01/2025
Lộ diện ông trùm đứng sau đường dây lừa bán hàng trăm diễn viên Trung Quốc sang biên giới Thái Lan - Myanmar?Lộ diện ông trùm đứng sau đường dây lừa bán hàng trăm diễn viên Trung Quốc sang biên giới Thái Lan - Myanmar?
12:21:04 11/01/2025
Động thái đầy ẩn ý của Hoa hậu Kỳ Duyên giữa lúc vướng tin có tình yêu mớiĐộng thái đầy ẩn ý của Hoa hậu Kỳ Duyên giữa lúc vướng tin có tình yêu mới
14:53:04 11/01/2025
Giải mã được nghịch lý 'ông nội': Du hành thời gian sắp thành hiện thực?Giải mã được nghịch lý 'ông nội': Du hành thời gian sắp thành hiện thực?
12:51:50 11/01/2025

Tin mới nhất

Nga nêu hướng giải quyết xung đột Ukraine

Nga nêu hướng giải quyết xung đột Ukraine

18:19:57 11/01/2025
Đại sứ Nga tại Anh cho rằng Moscow quan tâm đến giải pháp lâu dài cho các vấn đề dẫn đến xung đột ở Ukraine thay vì đóng băng xung đột.
Quan chức Nga: Mỹ có thể sử dụng Greenland để tấn công Nga

Quan chức Nga: Mỹ có thể sử dụng Greenland để tấn công Nga

18:13:37 11/01/2025
Quan chức cấp cao của Nga cho rằng Mỹ có thể sử dụng hòn đảo lớn nhất thế giới Greenland để chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Nga.
Nga dội hỏa lực không kích, cứ điểm Ukraine bị bao vây ở Kursk

Nga dội hỏa lực không kích, cứ điểm Ukraine bị bao vây ở Kursk

18:11:17 11/01/2025
Theo kênh Telegram Two Majors , ở mặt trận Kursk, lực lượng tác chiến phía Bắc của Nga đã bao vây lực lượng Ukraine tại một số cứ điểm giữa Guevo và Kurilovka.
Mỹ: Cả Nga - Ukraine đều chưa sẵn sàng để đàm phán hòa bình

Mỹ: Cả Nga - Ukraine đều chưa sẵn sàng để đàm phán hòa bình

17:59:28 11/01/2025
Quan chức cấp cao của Mỹ cho rằng cả Nga và Ukraine đều chưa sẵn sàng thương lượng một giải pháp hòa bình cho cuộc chiến đã kéo dài gần 3 năm qua.
Tòa án New York tuyên ông Trump được miễn hình phạt vô điều kiện

Tòa án New York tuyên ông Trump được miễn hình phạt vô điều kiện

17:50:03 11/01/2025
Mặc dù bị tòa ở New York tuyên án nhưng Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump được miễn hình phạt vô điều kiện ngay lập tức.
Iran đóng cửa nhiều trường học và văn phòng để tiết kiệm điện

Iran đóng cửa nhiều trường học và văn phòng để tiết kiệm điện

15:32:47 11/01/2025
Mặc dù Iran có trữ lượng dầu khí khổng lồ, song trong những tháng gần đây, quốc gia này đã buộc phải tiết kiệm điện, do thời tiết lạnh đã khiến nhu cầu tăng đột biến.
Giẫm đạp tại đền thờ Hồi giáo ở Damascus làm 4 người thiệt mạng

Giẫm đạp tại đền thờ Hồi giáo ở Damascus làm 4 người thiệt mạng

15:31:10 11/01/2025
Truyền thông Syria đưa tin vụ việc xảy ra khi đám đông lớn tụ tập gần đền thờ để nhận phân phát bữa ăn miễn phí từ một YouTuber nổi tiếng. Nhà chức trách đang nỗ lực xác định nguyên nhân vụ giẫm đạp và đảm bảo những sự việc tương tự khô...
Hàn Quốc: Công bố giải pháp tháo gỡ bế tắc kéo dài về y tế

Hàn Quốc: Công bố giải pháp tháo gỡ bế tắc kéo dài về y tế

14:54:50 11/01/2025
Các bác sĩ tập sự đã nghỉ việc từ tháng 2 năm 2024 đã chính thức được xử lý đơn thôi việc vào tháng 7 cùng năm và điều này khiến họ không đủ điều kiện để quay lại xin tập sự vào tháng 3/2025 theo các quy định hiện hành.
Cháy rừng tại Mỹ: Cảnh báo về thách thức do biến đổi khí hậu gây ra

Cháy rừng tại Mỹ: Cảnh báo về thách thức do biến đổi khí hậu gây ra

14:51:45 11/01/2025
Nhà Trắng nhấn mạnh tính cấp bách của vấn đề biến đổi khí hậu, cho rằng cháy rừng cho thấy con người cần hành động mạnh mẽ hơn về giảm phát thải khí nhà kính.
Số người chết trong cháy rừng ở Mỹ tiếp tục tăng, Canada và Mexico cử lực lượng hỗ trợ

Số người chết trong cháy rừng ở Mỹ tiếp tục tăng, Canada và Mexico cử lực lượng hỗ trợ

14:46:17 11/01/2025
Tuy lực lượng cứu hỏa thông báo đã đạt được một số tiến triển nhất định trong ngày 10/1 nhưng dự báo gió lớn quay trở lại sẽ làm gia tăng những mối đe dọa đối với khu vực này.
Quân đội Venezuela cam kết trung thành tuyệt đối với Tổng thống N.Maduro

Quân đội Venezuela cam kết trung thành tuyệt đối với Tổng thống N.Maduro

14:43:53 11/01/2025
FANB - bao gồm Lục quân Hải quân, Không quân, Vệ binh Quốc gia và Dân quân - được đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng thống Venezuela (giữ cương vị Tổng Tư lệnh) và Bộ trưởng Quốc phòng.
Tổng thống Mỹ chỉ trích việc Meta thay đổi chương trình kiểm duyệt nội dung

Tổng thống Mỹ chỉ trích việc Meta thay đổi chương trình kiểm duyệt nội dung

14:37:39 11/01/2025
Phát biểu tại họp báo ở Nhà Trắng, Tổng thống Biden đã phản đối quyết định của Meta, cho rằng động thái này hoàn toàn trái ngược với những gì mà nước Mỹ hướng đến .

Có thể bạn quan tâm

Giả danh cán bộ quân đội để lừa đảo

Giả danh cán bộ quân đội để lừa đảo

Pháp luật

18:17:51 11/01/2025
Một số đối tượng giả danh là cán bộ hậu cần của các đơn vị quân đội trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
4,5 triệu lượt xem bé gái 10 tuổi ở Thái Nguyên 'nhập vai' MC đám cưới

4,5 triệu lượt xem bé gái 10 tuổi ở Thái Nguyên 'nhập vai' MC đám cưới

Netizen

18:15:47 11/01/2025
Cách dẫn chương trình lưu loát, câu cú mạch lạc, rõ ràng của bé gái 10 tuổi khiến cả hội hôn bất ngờ. Những tràng pháo tay giòn giã đã vang lên sau khi màn nhập vai MC đám cưới của bé gái kết thúc.
Đèn đỏ quá 5 phút, người dân dắt xe qua ngã tư hay được quyền đi tiếp?

Đèn đỏ quá 5 phút, người dân dắt xe qua ngã tư hay được quyền đi tiếp?

Tin nổi bật

17:56:22 11/01/2025
Không có đèn thì cứ đi chứ sao phải dắt bộ nhỉ? Nguyên tắc chứng minh vượt đèn đỏ là phải chụp ảnh theo hướng đi của người vi phạm , bạn đọc Dân trí bình luận.
"Viên ngọc thô" của rap Việt cuối cùng cũng đã biết đi flow, lyrics đỉnh cao netizen khen hết lời!

"Viên ngọc thô" của rap Việt cuối cùng cũng đã biết đi flow, lyrics đỉnh cao netizen khen hết lời!

Nhạc việt

17:45:22 11/01/2025
Nổi tiếng với cách làm nhạc vô tri không giống ai , phần lyrics của Anh Phan trong A Ă Â được nhận xét là có ý nghĩa nhất trong số các tác phẩm anh từng ra mắt.
Song Hye Kyo làm một chuyện gây sốc sau 12 năm

Song Hye Kyo làm một chuyện gây sốc sau 12 năm

Nhạc quốc tế

17:41:40 11/01/2025
Chiều 10/1, Song Hye Kyo bất ngờ đánh úp người hâm mộ khi bất ngờ phát hành bản audio ca khúc After Love trên nền tảng YouTube và Spotify.
Tài tử, minh tinh Thái Lan ngẫu hứng hát nhạc Tết, đội nón lá Việt

Tài tử, minh tinh Thái Lan ngẫu hứng hát nhạc Tết, đội nón lá Việt

Hậu trường phim

17:28:01 11/01/2025
Trưa 11/1, 2 diễn viên Tong Tong Kitsakorn và Plaifah Nutchaporn đến từ Thái Lan có buổi giao lưu truyền thông tại TPHCM.
Hoa hậu Lý Kim Thảo khoe nhan sắc quyến rũ trên cương vị mới - Phó Ban tổ chức Miss Earth Vietnam 2025

Hoa hậu Lý Kim Thảo khoe nhan sắc quyến rũ trên cương vị mới - Phó Ban tổ chức Miss Earth Vietnam 2025

Sao việt

17:14:42 11/01/2025
Hoa hậu Lý Kim Thảo được xướng tên ở vai trò Phó ban tổ chức Miss Earth Vietnam 2025. Cô cho biết sẽ cố gắng hết mình cùng đơn vị nắm bản quyền, tổ chức một mùa Miss Earth Vietnam rực rỡ.
Diễn biến gây phẫn nộ vụ nam diễn viên bị kiện gần 1 tỷ vì ngoại tình với phụ nữ có gia đình: Lợi dụng cả con trai để vụng trộm!

Diễn biến gây phẫn nộ vụ nam diễn viên bị kiện gần 1 tỷ vì ngoại tình với phụ nữ có gia đình: Lợi dụng cả con trai để vụng trộm!

Sao châu á

17:11:41 11/01/2025
Vụ việc tài tử Choi Jung Won (Hoàng Hậu Ki) bị kiện, đòi bồi thường 50 triệu won (861 triệu đồng) vì ngoại tình với phụ nữ có gia đình đã gây xôn xao dư luận Hàn Quốc suốt hơn 1 năm qua.
Ngày sinh âm lịch của người có số mệnh phú quý càng già càng giàu cả đời không lo thiếu tiền

Ngày sinh âm lịch của người có số mệnh phú quý càng già càng giàu cả đời không lo thiếu tiền

Trắc nghiệm

17:10:38 11/01/2025
Phụ nữ sinh vào ngày am lịch kết thúc bằng số 6 (6,16, 26) thường là người tốt số có Phật che chở. Những ngày sinh âm lịch này thường là ngày tốt lành, tinh tú chiếu rọi, cuộc sống tỏa sáng, được thần linh bảo trợ,
Khen người trên phố, 'ông chú' kiếm 1,6 triệu đồng mỗi ngày

Khen người trên phố, 'ông chú' kiếm 1,6 triệu đồng mỗi ngày

Lạ vui

16:07:54 11/01/2025
NHẬT BẢN - Nổi tiếng với biệt danh Uncle Praise (ông chú khen ngợi), một người đàn ông 43 tuổi đã kiếm sống trên đường phố Tokyo suốt 3 năm qua bằng việc liên tục khen ngợi, tán dương người khác.