Syria nhận lô vaccine đầu từ chương trình COVAX
Ngày 22/4, Liên hợp quốc (LHQ) cho biết Chính phủ Syria đã nhận được lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên từ chương trình COVAX – do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khởi xướng, với gần 200.000 liều vaccine do AstraZeneca sản xuất.
Vận chuyển lô vaccine đầu tiên từ chương trình COVAX tại cửa khẩu Bab al-Hawa ở biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 21/4/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố chung của Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), WHO và Liên minh vaccine GAVI khẳng định việc chuyển giao số vaccine là rất quan trọng và kịp thời, giúp các nhân viên y tế tiếp tục cứu người trong bối cảnh hệ thống y tế Syria đang suy yếu do xung đột kéo dài. Số hàng viện trợ tiếp theo sẽ được chuyển đến trong những tuần tới và tháng tới.
Người đứng đầu phái bộ của WHO tại Syria Akjemal Magtymova nhấn mạnh dù vẫn còn nhiều thách thức, song Chính phủ Syria vẫn đảm bảo tiến độ tiêm phòng trên cả nước. Tháng trước, Syria đã bắt đầu chiến dịch tiêm chủng với mục tiêu có thể tiêm phòng cho gần 20% dân số cả nước vào cuối năm nay, tương đương gần 5 triệu người tại các khu vực do chính phủ kiểm soát, vùng Đông Bắc và Tây Bắc nước này. Chính phủ sẽ triển khai nhiều nhóm y tế đến các bệnh viện và các khu vực khó tiếp cận.
Video đang HOT
Năm ngoái, Syria đã chịu ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19 với số ca nhiễm tăng mạnh vào tháng 8 và tháng 12. Theo thống kê của Liên hợp quốc, Syria đến nay ghi nhận tổng cộng 51.580 ca mắc COVID-19, song con số thực tế có thể cao hơn do nguồn cung xét nghiệm hạn chế.
* Trong khi đó, hãng dược phẩm Pfizer cho biết đang thảo luận với Ấn Độ và cam kết cung cấp vaccine ngừa COVID-19 cho quốc gia này. Công ty khẳng định đã đưa ra mức giá phi lợi nhuận đối với vaccine cung cấp cho chương trình tiêm phòng quốc gia của Ấn Độ.
Ấn Độ khởi động chương trình tiêm vaccine phòng COVID-19 vào giữa tháng 1 vừa qua với 2 loại vaccine Covishield do Oxford – AstraZeneca phát triển và Covaxin của Bharat Biotech (Ấn Độ). Với việc nhiều bang đang đối mặt với tình trạng thiếu vaccine, Chính phủ Ấn Độ đã cho phép nhập khẩu vaccine Sputnik V của Nga và đồng ý đẩy nhanh việc phê duyệt các vaccine phòng COVID-19 để tăng tốc độ tiêm chủng trong nước.
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
* Cùng ngày, Thủ hiến bang Saxony của Đức, Michael Kretschmer cho biết Đức muốn mua tổng cộng 30 triệu liều vaccine Sputnik V của Nga vào các tháng 6, 7 và tháng 8 tới chứng nào Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) cấp phép sử dụng sản phẩm này. Đầu tháng này, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn xác nhận nước này đang đàm phán với Nga về thỏa thuận đặt mua trước vaccine Sputnik V.
Vaccine Sputnik V ngừa COVID-19 của Nga là loại vaccine phổ biến thứ hai trên thế giới được các cơ quan quản lý dược phẩm quốc gia các nước phê duyệt sử dụng. Thông tin này đã được công bố trên trang Twitter chính thức của Sputnik V. Đây là vaccine được phát triển dựa trên công nghệ vector adenovirus, là một trong những loại vector được sử dụng nhiều nhất trong công nghệ gene.
Vaccine này được đăng ký tại Nga từ tháng 8/2020 trước khi được đưa vào thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn. Mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine lên tới 90% đã được tạp chí y dược hàng đầu The Lancet công nhận và đăng tải.
Vaccine Sputnik V ngăn chặn bệnh hiệu quả 97,6%
Nhà khoa học Nga Denis Logunov, người được xem là nhà phát triển hàng đầu vaccine Sputnik V, mới đây cho biết trong bản đánh giá thực dựa trên dữ liệu của 3,8 triệu người, loại vaccine này đạt hiệu quả 97,6% trong việc ngăn chặn COVID-19.
Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Tỷ lệ trên cao hơn so với mức 91,6% vốn được công bố trong báo cáo kết quả cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối đăng tải trên tạp chí y khoa The Lancet hồi tháng 3 năm nay.
Phát biểu tại một sự kiện ở Viện hàn lâm khoa học Nga, ông Logunov cho hay sau khi phân tích cơ sở dữ liệu của những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Sputnik V, các nhà khoa học ở Viện Gamaleya, nơi bào chế vaccine Sputnik V, đã đi đến kết luận rằng tỷ lệ hiệu quả thực của vaccine này lên tới 97,6% trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2.
Trong khi đó, công ty Rapid BIO (thành viên Quỹ Skolkovo) và công ty Avivir đã đăng ký ở Nga bộ xét nghiệm nhanh đầu tiên giúp phát hiện kháng thể vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Xét nghiệm này phù hợp với những người được tiêm vaccine Sputnik V.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, đây là bộ xét nghiệm máu, cho kết quả sau 15 phút với độ tin cậy là 96%. Bộ thử này có thể tự xét nghiệm tại nhà. Dựa trên phương pháp phân tích sắc ký miễn dịch (phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tương ứng), bộ xét nghiệm này được xem là "bài kiểm tra" đối với mức độ hiệu quả của vaccine Sputnik V.
Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách đổi mới của Quỹ Skolkovo, ông Kirill Kayem, lưu ý rằng xét nghiệm này sẽ giúp xác định có khả năng miễn dịch sau tiêm chủng hay không. Ông cho biết xét nghiệm mới sẽ giảm gánh nặng cho hệ thống y tế và giúp theo dõi mức độ miễn dịch của người dân.
Tháng 12/2020, Trung tâm Vector thông báo phát triển một hệ thống xét nghiệm nhanh để phát hiện kháng thể virus SARS-CoV-2 sau khi tiêm chủng. Xét nghiệm này phát hiện được kháng thể trong 18 phút.
Đức đàm phán mua vaccine Sputnik V của Nga Đức đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Nga về việc mua vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V mà không đợi hành động phối hợp của Liên minh châu Âu (EU). Vaccine ngừa COVID-19 Sputnik V của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Theo nguồn tin trên, các quan chức Chính phủ Đức đang thảo luận hợp đồng đặt mua vaccine Sputnik V với Quỹ Đầu...