Syria: Hàng trăm trẻ em chết bởi đạn bắn tỉa
Hơn 11.000 trẻ em đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến kéo dài gần 3 năm ở Syria, bao gồm hàng trăm trẻ chết do trúng đạn bắn tỉa.
Trẻ em tại thành phố Aleppo, Syria
Tổ chức nghiên cứu Oxford (Anh) đã công bố một báo cáo về số trẻ em thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Syria, dựa trên số liệu thu thập từ tháng 3/2011 đến tháng 8/2013. Theo bản báo cáo này, 11.420 nạn nhân thiệt mạng dưới 17 tuổi, bao gồm 389 bị giết bởi lính bắn tỉa.
Khoảng 764 trẻ em bị hành hình và hơn 100 trẻ bao gồm trẻ sơ sinh bị tra tấn tới chết. Số lượng trẻ em nam thiệt mạng cao gấp 2 các bé gái. Theo báo cáo, trẻ em nam từ 13 đến 17 tuổi là những nạn nhân bị giết hại nhiều nhất.
Số lượng trẻ em thiệt mạng cao nhất tại thành phố Aleppo, với 2.223 trẻ em bị giết hại. Báo cáo cho biết phần lớn trẻ em thiệt mạng do trúng bom, đạn pháo trong các cuộc giao tranh giữa phiến quân và quân đội chính phủ Syria trong gần 3 năm qua.
Video đang HOT
Báo cáo của Tổ chức nghiên cứu Oxford chỉ thống kê những nạn nhân thiệt mạng được xác định danh tính và có thể xác định nguyên nhân thiệt mạng. Báo cáo cũng nhấn mạnh rằng những số liệu thông kê chưa đầy đủ vì chưa thể tiếp cận một số khu vực ở Syria.
Cuộc nội chiến ở Syria đã gây ra “ảnh hưởng thảm khốc” tới trẻ em, báo cáo nhấn mạnh và kêu gọi các bên kiềm chế tấn công dân thường và các tòa nhà như trường học, bệnh viện và nhà thờ. Tổ chức nghiên cứu Oxford cũng kêu gọi bảo vệ và hỗ trợ các nhà báo và những nhóm hoạt động khác để thống kê số chính xác số người thiệt mạng.
Hơn 100.000 người được ước tính đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Syria. Hơn 2 triệu người dân đã phải sơ tán sang nước khác, trong đó khoảng 1/2 là trẻ em.
Theo BBC
Syria: Dùng trẻ em làm lá chắn sống
Ngày càng nhiều trẻ em ở Syria bị tuyển vào lực lượng vũ trang để cầm súng, canh gác, thậm chí em bé 8 tuổi cũng bị dùng làm lá chắn sống, báo cáo của tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children) cho biết.
Không chỉ quân nổi dậy, cả lực lượng ủng hộ chính phủ cũng tuyển dụng trẻ em làm nhiệm vụ canh gác, đưa tin, chiến đấu, và thậm chí làm lá chắn sống.
Báo cáo cho biết hàng chục trẻ em tuổi từ 8 - 13 đã bị lực lượng ủng hộ chính phủ dùng làm lá chắn sống trong cuộc đột kích vào làng Ayn l'Arouz hồi tháng 3.
Tổ chức Cứu trợ trẻ em cũng cho biết khoảng 2 triệu trẻ em ở Syria đang cần trợ giúp, khi cuộc xung đột kéo dài 2 năm đã tác động đến mọi mặt của cuộc sống.
LHQ cảnh báo Syria đang đánh mất một thế hệ lớn lên chỉ biết đến bạo lực
Báo cáo dựa trên nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Thổ Nhĩ Kỳ, tìm ra rằng cứ 4 trẻ em ở Syria thì có 3 em bị mất một người thân vì cuộc chiến.
Rất nhiều trong số đó không còn được chăm sóc y tế, phải sống trong tình trạng mất vệ sinh, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật cao. Gia đình các em đang chật vật kiếm sống khi tình trạng thiếu thực phẩm đẩy giá cả vượt quá mức chi tiêu của nhiều gia đình nghèo.
Bọn trẻ cũng phải tạm dừng đi học khi gần 2.000 trường học đã bị phá hủy hoặc trở thành nơi cư trú của những người mất nhà cửa.
Trẻ em ở Syria là "những nạn nhân bị lãng quên, đối mặt với cái chết, tổn thương, khổ đau và thiếu điều kiện sống tối thiểu. Cách duy nhất để chấm dứt những điều này là chấm dứt cuộc chiến", báo cáo viết.
Ít nhất 17 trẻ em bị tuyển vào lực lượng vũ trang đã thiệt mạng kể từ khi cuộc nội chiến bắt đầu. Rất nhiều trẻ em khác bị thương nặng hoặc tàn tật vĩnh viễn.
Nhóm nghiên cứu ở ĐH Bahcesehir ở Thổ Nhĩ Kỳ cũng tìm ra rằng cứ 3 em thì có 1 em bị đánh, bị thương hoặc bị bắn vì cuộc chiến.
Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc cảnh báo Syria đang mất một thế hệ, khi trẻ em dưới 18 tuổi lớn lên mà không biết điều gì khác ngoài bạo lực, bị mất quyền học tập và trải qua những nỗi đau sẽ thành vết sẹo đeo bám suốt đời.
Liên Hợp quốc ước tính 70.000 người đã thiệt mạng sau 2 năm Syria nội chiến. Hơn 1 triệu người Syria đã xin làm dân tị nạn ở các nước láng giềng.
Theo 24h
Đã nghèo còn thiệt thòi Khi mà nước ngày càng trở thành một nguồn tài nguyên đáng giá thì sự bất bình đẳng cũng như khả năng tiếp cận nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh an toàn của hàng trăm triệu người trên thế giới càng trở nên khó khăn hơn. Nước sạch đang là nhu cầu cấp thiết đối với trẻ em nhiều quốc gia...