Syria điều tàu chiến trấn áp người biểu tình
Theo tuyên bố của các nhóm nhân quyền ngày 14-8, chính phủ Syria đã điều tàu chiến nã súng vào thành phố cảng Latakia ven bờ Địa Trung Hải.
“Tôi nhìn thấy bóng 2 tàu chiến màu xám nã đạn. Nhiều nhà cửa đã bị phá sập” – một nhân chứng kể với Reuters qua điện thoại.
Vụ tấn công bắt đầu từ ngày 13-8, một ngày sau khi hàng ngàn người diễu hành chống chính phủ trên đường phố Latakia.
Tàu chiến nã súng vào thành phố Lataki ngày 14-8. Ảnh: EPA
Binh lính tiến vào Latakia trước khi bình minh lên và tập trung tấn công các khu dân cư của người Hồi giáo Sunni, nơi phản đối Tổng thống Bashar al-Assad kịch liệt nhất. Trong lúc tàu chiến nã đạn ở Latakia, từng tốp bộ binh được xe tăng hỗ trợ tràn vào các khu vực lân cận.
Tổ chức Theo dõi nhân quyền Syria cho biết ít nhất 26 người đã bị giết và hàng chục người khác bị thương trong các cuộc trấn áp ở các thành phố Latakia, Homs, Hama và Idlib ngày 14-8. Trong số các nạn nhân thiệt mạng có 1 bé gái 2 tuổi tên Ola al-Jablawi.
Xe tăng tiến vào Latakia trong khi tàu chiến nã súng ven biển. Ảnh cắt từ YouTube
Video đang HOT
Đây là lần đầu tiên, Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng hải quân tấn công người dân Syria. Trước đó, vào tháng 5-2011, Syria từng phái tàu chiến tuần tra tại thành phố cảng Banias nhưng không nổ súng.
Latakia là cảng trọng yếu của Syria và từng là điểm dừng chân nổi tiếng của các chuyến du lịch trên Địa Trung Hải. 3 tháng trước, xe tăng từng tràn vào Latakia.
Nhiều nguồn tin tình báo của phương Tây vừa tiết lộ Iran đã đồng ý tài trợ hàng triệu USD để xây một căn cứ quân sự ở sân bay Latakia để dễ dàng vận chuyển vũ khí theo hợp đồng mua bán giữa 2 nước.
Khói bốc lên từ Latakia ngày 14-8 sau cuộc tấn công. Ảnh: Reuters
Trong tháng 8, chính quyền Syria đã đẩy mạnh trấn áp bằng quân đội bất chấp tháng chay Ramadan. Xe tăng đã lăn bánh vào nhiều thành phố lớn nơi có nhiều người biểu tình đòi ông Assad từ chức sau 11 năm cầm quyền.
Theo các tổ chức nhân quyền, 2.000 thường dân Syria đã thiệt mạng kể từ tháng 3-2011, trong đó riêng tháng 8 đã có 87 người.
Con số thương vong tăng vọt khiến cộng đồng quốc tế không thể ngồi yên. Tổng thống Mỹ Barack Obama và Quốc vương Ả Rập Saudi Abdullah đồng thời kêu gọi chấm dứt ngay các cuộc đàn áp trên vào ngày 13-8. Ông Obama cũng liên lạc với Thủ tướng Anh David Cameron để phối hợp gia tăng sức ép.
Theo Người Lao Động
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh: Không chủ trương trấn áp người biểu tình yêu nước
Tạm đình chỉ công tác một cán bộ công an
Những ngày gần đây, dư luận trong và ngoài nước xôn xao về đoạn video clip "đạp vào mặt người biểu tình". Ngày 2.8, tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh II - Bộ Công an, Giám đốc Công an Hà Nội, đã thông báo kết luận điều tra xác minh vụ việc này.
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh (giữa) chủ trì cuộc họp báo chiều 2.8 - ảnh: Việt Chiến
Những ngày gần đây, dư luận trong và ngoài nước xôn xao về đoạn video clip "đạp vào mặt người biểu tình". Ngày 2.8, tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Phó tổng cục trưởng Tổng cục An ninh 2 - Bộ Công an, Giám đốc Công an Hà Nội, đã thông báo kết luận điều tra xác minh vụ việc này.
Tôi cũng không đồng ý với việc cảnh sát khiêng người lên xe buýt, vì đây là người biểu tình yêu nước, không phải là đối tượng hình sự, nên cần phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh ngay
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh
Trung tướng Nhanh cho biết ngày 20.7 và 27.7, Công an TP Hà Nội nhận được thư của ông Nguyễn Xuân Diện, ông Lê Dũng và một số ông, bà đồng ký tên, đề nghị "Giám đốc Công an TP trả lời về sự việc một số người tập trung biểu tình tự phát phản đối Trung Quốc gây hấn tại biển Đông ngày 17.7.2011 đã bị lực lượng công an thành phố đàn áp thô bạo". Giám đốc Công an TP đã giao Cơ quan CSĐT phối hợp Viện KSND TP khẩn trương xác minh, điều tra vấn đề trên theo đúng quy định của pháp luật.
Kết quả xác minh cho thấy công dân mà lực lượng làm nhiệm vụ khiêng lên xe buýt là anh Nguyễn Chí Đức, SN 1976, trú ngõ 1 Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội. Sáng 17.7, anh Đức có tham gia đoàn biểu tình tự phát tại khu vực phố Điện Biên Phủ - Trần Phú. Lực lượng làm nhiệm vụ đã tuyên truyền, vận động, yêu cầu đoàn biểu tình giải tán, không tập trung đông người, gây mất an ninh trật tự thành phố. Anh Nguyễn Chí Đức đã tỏ thái độ chống đối bằng cách ngồi bệt xuống đất, lực lượng làm nhiệm vụ buộc phải khiêng lên xe buýt, đưa về Đồn công an số 1 Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội để tuyên truyền giải thích.
Thượng tá Đào Thanh Hải, Trưởng phòng CSĐT - Công an Hà Nội, cho biết thêm để làm rõ việc anh Đức có bị đánh hay không, cơ quan chức năng đã gặp và đề nghị anh Đức trình bày rõ sự việc. Trong bản tường trình, anh Đức đã khẳng định không bị ai đánh, chỉ có sự xô đẩy khi đưa anh Đức lên xe buýt. Đồng thời, anh Đức cũng tự nhận, do không bị thương tích, sức khỏe và tinh thần bình thường nên anh Đức từ chối đi khám thương và không có đề nghị gì. Mặc dù vậy, Cơ quan CSĐT vẫn yêu cầu cơ quan chủ quản đưa anh Đức đi khám thương tại Bệnh viện E Hà Nội. Bác sĩ khám và kết luận: không phát hiện thương tích hay tổn thương trên người anh Nguyễn Chí Đức.
Cơ quan điều tra cũng yêu cầu đại úy Phạm Hải Minh, Công an quận Hoàn Kiếm tường trình vụ việc này. Đại úy Minh cho biết khi 4 cán bộ công an khiêng anh Đức lên xe buýt thì anh Minh từ trên xe giơ chân bước xuống nhưng không đánh anh Đức. Căn cứ vào các tài liệu điều tra, xác minh thu thập được, Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội kết luận không có căn cứ xác định anh Nguyễn Chí Đức bị lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự đánh, đạp. Tuy nhiên, sau sự việc trên, Giám đốc Công an TP đã tạm đình chỉ công tác đối với đại úy Phạm Hải Minh để làm kiểm điểm và cũng yêu cầu 4 cán bộ công an khiêng anh Đức lên xe phải làm kiểm điểm, nghiêm khắc phê bình và rút kinh nghiệm chung.
Cảnh trong clip được tướng Nhanh cho biết là không xác định được có bị cắt, dán hay không - ảnh từ video clip
Đoạn video clip được tung lên từ ngoài nước
Trả lời câu hỏi của PV Thanh Niên và một số tờ báo khác, trung tướng Nguyễn Đức Nhanh cho biết đến nay đã diễn ra 8 cuộc biểu tình yêu nước tự phát trên địa bàn TP Hà Nội với sự tham gia của một số sinh viên, giới trí thức, văn nghệ sĩ, doanh nhân và nhiều tầng lớp khác (từ 50-300 người) với các băng-rôn, khẩu hiệu phản đối hành vi gây hấn của Trung Quốc trên biển Đông. Ông Nhanh cũng khẳng định, đây là những cuộc biểu tình yêu nước tự phát, cho nên các cấp và Công an Hà Nội không có chủ trương trấn áp, bắt giữ người biểu tình tự phát. Do phải bảo vệ các đại sứ quán và bảo vệ an ninh trật tự trên địa bàn TP, nên lực lượng Công an Hà Nội kiên trì vận động, giải thích, thuyết phục người biểu tình rời xa khu vực Đại sứ quán Trung Quốc. Lực lượng công an không bắt giữ người biểu tình, chỉ đưa một số người lên xe buýt về đồn công an để giải thích...
Về đoạn video clip phát tán trên mạng, trung tướng Nhanh cho rằng: "Đoạn video này được đưa lên mạng từ máy chủ nằm ở nước ngoài, nên không thể xác minh được ai là người đã quay đoạn băng ấy và ai là người tung đoạn video clip ấy lên mạng. Chúng tôi cũng không xác định được đoạn băng ấy có bị cắt, dán hay không. Nhưng tôi cũng không đồng ý với việc cảnh sát khiêng người lên xe buýt, vì đây là người biểu tình yêu nước, không phải là đối tượng hình sự, nên cần phải rút kinh nghiệm, chấn chỉnh ngay".
Theo Thanh Niên
Bahrain quảng cáo tuyển lính đánh thuê Pakistan Kênh PressTV ngay 1/8 đưa tin chính phủ Bahrain đã đặt quảng cáo trên các báo chí của Pakistan để tuyển mộ lính đánh thuê Pakistan giúp trấn áp người biểu tình chống chính phủ Bahrain. Biểu tình ở Bahrain (Ảnh: Internet) Trong quảng cáo, chính phủ Bahrain đã mời những lính đánh thuê Pakistan từng phục vụ trong lực lượng chống bạo...