Syria bắn hạ máy bay thứ 2 của Thổ Nhĩ Kỳ
Hôm 25/6, ngoại trưởng của 27 nước thành viên EU đã đồng loạt lên án hành động Syria bắn hạ một máy bay quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Sáu tuần trước.
Ngày 25/6, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết các lực lượng của Syria đã bắn máy bay thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ khi chiếc máy bay này đang tìm kiếm chiếc máy bay trinh sát F-4 bị chính Syria bắn hạ tuần trước song chiếc máy bay này đã không bị rơi.
Phát biểu tại cuộc họp báo, Phó Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Bulent Arinc cho biết Ankara sẽ tự vệ trong khuôn khổ luật pháp quốc tế trước cái mà họ gọi là “hành động thù địch” của Syria khi Damascus bắn hạ máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ vào tuần trước.
Ủy ban Bộ trưởng các quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) mới đây đã tuyên bố: “EU nhận thấy đây là vấn đề nghiêm trọng cần được điều tra một cách cẩn trọng trong thời gian càng sớm càng tốt”.
Trong những ngày gần đây, quan hệ giữa Damascus và Ankara đang ngày càng căng thẳng kể từ khi Syria xác nhận đã bắn rơi một phản lực cơ F-4 Phantom của không quân Thổ Nhĩ kỳ vào hôm 22/6.
Phản lực cơ F-4 Phantom
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Syria một mực khẳng định chiếc máy bay F-4 này đã vi phạm không phận nước mình nên việc tấn công là hành động tự vệ hoàn toàn chính đáng.
Tuy nhiên, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ ra không hài lòng với lời &’biện hộ’ của nước láng giềng và coi đây là một hành động mang tính &’khiêu khích’.
Theo lý lẽ của Ankara, chiếc phản lực cơ bị Syria tấn công trong trường hợp không trang bị vũ khí và đang bay thử nghiệm theo kế hoạch tập luyện của không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Việc chiếc máy bay lạc sang không phận Syria là ngoài dự định.
Bên cạnh đó, theo kết luận điều tra từ phía Thổ Nhĩ Kỳ, chiếc máy bay &’xấu số’ đã bị bắn hạ trong khu vực không phận quốc tế trước khi rơi xuống vùng biển thuộc phần lãnh hải Syria.
Hôm 24/6, Thổ Nhĩ Kỳ đã trình kiến nghị lên Hội đồng Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) yêu cầu tổ chức một cuộc họp khẩn cấp tại Brussels vào thứ Ba tuần này để bàn về giải pháp đối phó với Syria.
Video đang HOT
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố, yêu cầu của họ phù hợp với Điều 4 của Hiến chương NATO. Trong đó quy định bất cứ quốc gia thành viên nào cũng có quyền đề nghị họp khẩn trong trường hợp &’an ninh quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị bị đe dọa.’
Sau khi bị bắn hạ hôm 22/6, chiếc máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ đã bốc cháy và rơi xuống biển Địa Trung Hải, gần tỉnh Latakia của Syria
Ngày 24/6, truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên đưa tin đã phát hiện xác chiếc phản lực cơ F-4 Phantom trên biển Địa Trung Hải ở độ sâu từ 1000 – 1.300m. Trong khi đó, các lực lượng cứu hộ vẫn tiếp tục công tác tìm kiếm 2 phi công.
Không đứng ngoài cuộc, mới đây EU cũng đã lên tiếng kêu gọi Syria &’ tích cực hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ và tạo điều kiện cho quá trình điều tra diễn ra nhanh chóng, hiệu quả dưới sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.”
Trong khi đó, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko hôm 25/6 đã bày tỏ hy vọng rằng NATO sẽ không thực hiện bất cứ hành động &’quá khích’ nào làm leo thang căng thẳng ở Syria và đi ngược lại với nỗ lực hòa bình của cộng đồng quốc tế trong suốt hơn 16 tháng qua.
“Việc Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố tình trạng theo Điều 4 của Hiến chương NATO cho thấy dấu hiệu đáng báo động và rất có khả năng, mâu thuẫn giữa hai nước sẽ càng khó dung hòa.
Mặc dù vậy, cộng đồng quốc tế chỉ nên tập trung vào việc tìm ra các giải pháp chính trị thay vì quân sự để &’gỡ rối’ trong quan hệ giữa Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh đó, Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc cũng cần tiếp tục duy trì vai trò kiểm soát đối với toàn bộ quá trình cho tới khi vấn đề hoàn toàn được giải quyết” – ông Alexander Grushko nói.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga kêu gọi cộng đồng quốc tế chung tay hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria giải quyết mâu thuẫn trong hòa bình
Trong khi, ngày 25/6, các chuyên gia quân sự Nga lại cho biết họ nghi ngờ chiếc phản lực của Thổ Nhĩ Kỳ bị bắn hạ hôm thứ Sáu tuần trước có thể đã thực hiện chuyến bay trinh sát nhằm thăm dò hệ thống phòng không của Syria.
Ông Igor Korotchenko, Giám đốc Trung tâm Phân tích và Thương mại Vũ khí Toàn cầu có trụ sở tại Moscow đánh giá &’Syria có một hệ thống phòng không rất hiệu quả.
Và một khi quân đội nước này đã quyết định &’ra tay’, họ hoàn toàn có khả năng tấn công bất cứ mục tiêu đối địch nào trong phạm vi không phận quốc gia.”
Một chuyên gia khác có tên là Amminov cũng bày tỏ sự đồng tình với quan điểm cho rằng vụ việc nhằm vào mục đích thăm dò khả năng phòng thủ trên không của Syria với hệ thống phòng không Pantsyr, Pechora, Buk cũng như tổ hợp S-200 do Nga và Liên Xô sản xuất.
Các nhà phân tích cho biết thêm, công tác điều tra đang được tiến hành tại Syria. Theo đó, mọi thông tin thu thập sẽ đều được công khai trước các thành viên còn lại của NATO.
Tổ hợp phòng không tên lửa Buk -M2E của Syria do Nga sản xuất
Việc Syria bắn rơi máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ là sự kiện nóng gây tranh cãi trong suốt thời gian qua. Đây đồng thời cũng là &’chất xúc tác’ khiến cho căng thẳng trong quan hệ láng giềng giữa hai nước ngày càng căng thẳng.
Trước đó, chính quyền Ankara đã từng nhiều lần chỉ trích Syria về hành động đàn áp dã man các cuộc biểu tình trong nước khiến hàng chục nghìn người thiệt mạng.
Trong khi chính phủ Tổng thống al- Assad cũng không mấy &’thiện cảm’ với &’hàng xóm’ sau sự kiện hàng loạt quan chức cấp cao cùng quân nhân đào ngũ và nhiều dân thường Syria đã chọn Thổ Nhĩ Kỳ là nơi tị nạn trong suốt hơn 1 năm xung đột hoành hành trong nước.
Theo VTC
Nga phân trần vụ 'tiếp tế' vũ khí hiện đại cho Syria
Hôm 24/6, Ngoại trưởng Nga đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của truyền thông phương Tây về việc đã vận chuyển nhiều máy bay chiến đấu trang bị vũ khí hạng nặng tới Syria.
Theo đó, con tàu chở hàng MV Alaed của Nga mới trở về từ Địa Trung Hải chỉ làm nhiệm vụ vận chuyển các trực thăng đã được đại tu và tháo rời theo hợp đồng thương mại quân sự giữa Nga và Syria.
"Chúng tôi không vi phạm luật quốc tế, không làm trái nghị quyết của Hội đồng Bảo an cũng như đã chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp quốc gia về hoạt động xuất khẩu - một trong những bộ luật nghiêm khắc nhất trên thế giới" - ông Lavrov trả lời phỏng vấn của kênh truyền hình Royssiya-1.
Tàu Alaed đã buộc phải trở về Nga sau khi bị chặn ở Anh hôm 18/6 do nghi án "tiếp tế" vũ khí cho Syria
Trong khi đó, các phương tiện truyền thông phương Tây lại loan tin Nga đã cử tàu vận chuyển nhiều vũ khí và đạn dược tới tiếp tế cho Syria.
Một lần nữa, Ngoại trưởng Nga khẳng định: " Chúng tôi vận chuyển một số vũ khí cho Syria theo hợp đồng đã ký kết giữa hai nước vào năm 2008.
Chủ yếu trong số đó là các hệ thống phòng thủ chống máy bay để dùng trong trường hợp an ninh Syria bị đe dọa bởi kẻ địch bên ngoài.
Nhiều hợp đồng còn được ký kết từ thời Xô Viết. Theo đó, Nga đã nhận sửa chữa và nâng cấp một số trực thăng cũng như vũ khí chiến đấu cho chính phủ Syria."
Vụ việc tàu Nga tới Syria là sự kiện gây chú ý trong tuần. Chính Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton là người đã cáo buộc Nga &'tiếp tế' vũ khí cho chính quyền Tổng thống Assad để đàn áp người biểu tình trong nước.
Vì lý do đó, con tàu Alaed đã bị Anh chặn lại ở cảng Scotland hôm 18/6 và đã bị buộc phải quay về nước. Theo đúng dự kiến, con tàu đã cập cảng Murmansk của Nga vào hôm 23/6 vừa qua.
Theo VTC
"Ông Assad sẽ không gặp kết cục như đại tá Gaddafi" Tiến sĩ Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viện Ngoại giao cho rằng, khó có khả năng Tổng thống Syria Assad sẽ gặp kết cục bi thảm như cố Đại tá Gaddafi của Lybia. Thưa Tiến sĩ, bạo loạn ở Syria bắt đầu từ tháng 3/2011 đến nay vẫn chưa có dấu hiệu giảm nhiệt, vậy nguyên nhân nào...