Mỹ ‘nhường’ Trung Quốc can thiệp vào Syria?
Bạo lực leo thang lên đến đỉnh điểm những tuần gần đây, thổi bùng lên cuộc tranh luận quen thuộc: nên hay không nên can thiệp Syria. Và nếu có thì lực lượng nào làm việc này?
Bạo lực leo thang ở Syria.
Trong khi phe đối lập Syria, Mỹ và phương Tây đang ra sức lên án chế độ Assad gây ra các vụ thảm sát đẫm máu tại một số làng của người Sunni thì Nga cũng hứng chịu không ít búa rìu dư luận khi bị nghi cấp máy bay trực thăng tối tân và tên lửa hiện đại cho Tổng thống Syria Assad.
Đây là cơ hội cho những người ủng hộ can thiệp quân sự vào Syria. Họ kêu gọi Mỹ một lần nữa đóng vai “cảnh sát toàn cầu”, tránh để Syria rơi vào vòng xoáy bạo. Ngoài ra, họ cũng lập luận rằng, Syria rộng gấp 5 lần Lebanon. Do đó, các mối họa của việc bỏ mặc nước này rơi vào nội chiến nguy hiểm và khủng khiếp hơn rất nhiều.
Tuy nhiên, theo ông Niall Ferguson, Giáo sư lịch sử Đại học Harvard, có 3 lý do chính để Mỹ tránh xa cuộc can thiệp nói chung và can thiệp quân sự vào Syria nói riêng.
Lý do thứ nhất, liên quan đến khía cạnh kinh tế. Kỹ thuật thăm dò, sản xuất dầu tiến bộ, cũng như phát hiện thêm nhiều mỏ khí đốt dồi dào nên trong 2 thập kỷ tới, Mỹ bớt phụ thuộc vào nguồn dầu mỏ Trung Đông.
Trong những năm 1990, Bắc Mỹ tiêu thụ 29% (chủ yếu là dầu) nhiên liệu lỏng toàn cầu. Theo ước tính của Tập đoàn Dầu khí BP, vào năm 2030, con số này sẽ giảm xuống chỉ còn 19%.
Video đang HOT
Theo Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ, Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng Quốc gia mới nhất thống nhất cắt giảm tới 554 triệu USD trong giai đoạn từ năm 2003 – 2007.
Lý do thứ 2, liên quan đến khía cạnh thời điểm và khả năng. Trong bối cảnh Mỹ đang nỗ lực cắt giảm ngân sách quốc phòng nhằm “thắt lưng buộc bụng”, một cuộc can thiệp quân sự mới hoàn toàn nằm ngoài ngân sách..
Lý do cuối cùng, liên quan đến “giá trị” của cuộc can thiệp nhân đạo mới tại khu vực Mỹ, nơi họ mắc quá nhiều sai lầm và phải trả giá đắt. Trên thực tế, can thiệp vào Kuwait để giải phóng quốc gia vùng Vịnh và phát động chiến tranh lật đổ chế độ độc tài Saddam Hussein hay Gaddafi mới đây của Mỹ hoàn toàn không nhận được nhiều ngợi khen, ủng hộ từ cộng đồng quốc tế.
Theo khảo sát của viện Pew, năm 2002, chỉ có 30% công dân Thổ Nhĩ Kỳ và 25% công dân Jordan có cái nhìn thiện cảm đối với Mỹ. Nay tỷ lệ đó thậm chí giảm xuống tương ứng là 15% và 12%.
Ngoài ra, cũng không lấy gì làm lạ khi các cuộc chiến tranh do Mỹ khởi xướng tại Iraq và Afghanstan nay trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người Mỹ và do đó, một bộ phận không nhỏ công chúng trong nước hoàn toàn không muốn cường quốc số 1 thế giới lại sa lầy thêm.
Tuy nhiên, nếu không phải Mỹ, thì ai sẽ là thích hợp để can thiệp, chấm dứt khủng hoảng tại Syria? Giáo sư lịch sử Đại học Harvard Niall Ferguson cho rằng, đó là Trung Quốc.
Theo Giáo sư Ferguson, Mỹ nên “nhường” Trung Quốc can thiệp, chấm dứt khủng hoảng Syria.
Về mặt địa chính trị, Trung Quốc đang là kẻ “ngồi không hưởng lợi” lớn nhất thế giới. Tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc tăng dấp đôi trong 10 năm qua, trong khi, lượng tiêu thụ của Mỹ thực sự giảm. Nhà kinh tế học Zhang Jian đánh giá, Trung Quốc phải nhập khẩu hơn 50% trữ lượng dầu mỏ nước ngoài và một nửa trong số đó là từ Trung Đông.
Chưa hết, sự phụ thuộc vào dầu mỏ Trung Đông của Trung Quốc theo tính toán sẽ tiếp tục tăng. Cơ quan Năng lượng Quốc tế ước tính vào năm 2015, 60% – 70% nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc là tới từ Trung Đông, phải đi qua các tuyến hàng hải huyết mạch của thế giới, chủ yếu là qua các eo biển Hormuz, Malacca và kênh đào Suez.
Tuy nhiên, Trung Quốc lại chẳng đóng góp bất cứ điều gì cho sự ổn định của khu vực sản xuất dầu mỏ. Họ cũng chẳng bận tâm đến bất cứ hoạt động gì nhằm đảm bảo sự thông suốt cho các tuyến đường biển chiến lược của thế giới.
Trong khi đó, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng đáng kể so với nhiều năm trước. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Trung Quốc đang đầu tư vào không chỉ vào một tàu sân bay và chiến đấu cơ mới mà còn đổ tiền tấn vào vũ khí, phương tiện chống vệ tinh, tên lửa đạn đạo chống hạm, tên lửa hành trình và nâng cao khả năng tác chiến trên mạng.
Ngoài ra, trong cuộc thăm dò mới đây của Viện Pew tại 14 quốc gia trên thế giới, 42% số người tham gia cho rằng, Trung Quốc hiện là cường quốc kinh tế trong khi đó, chỉ 36% tin rằng Mỹ vẫn giữ vị trí này.
Do đó, thế giới đang sẵn sàng chờ người Trung Quốc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc đảm bảo an ninh quốc tế. Theo ông Niall Ferguson, việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á – Thái Bình Dương gần đây chính là tạo cơ hội cho Trung Quốc đóng vai trò lớn hơn ở Trung Đông để tương xứng với các khả năng quân sự đang lớn mạnh và sự giàu có của họ.
Phương Đăng
Theo Infonet.vn
Mỹ lợi dụng Mùa xuân Arab để 'xua đuổi' Nga, Trung
Mùa xuân Arab là "đòn hiểm" của phương Tây để đánh bật các nền kinh tế mới nổi, trong đó có Trung Quốc và Nga, ra khỏi thế giới Arab, duy trì vị thế độc quyền của họ tại đây, chuyên gia ĐH Oxford là ông Tariq Ramadan nhận định.
Phương Tây lợi dụng Mùa xuân Arab để đẩy Nga và Trung Quốc ra khỏi thế giới Arab.
Theo ông Ramanda, các sự kiện diễn ra ở thế giới Arab chắn chắn có vai trò của phương Tây, không ít thì nhiều. Bằng chứng dễ thấy nhất chính là các blogger và những người bất đồng chính kiến được tập huấn, đào tạo chuyên nghiệp bởi phương Tây tích cực thúc đẩy, kích động, thậm chí là điều khiển các sự kiện trong Mùa xuân Arab.
Bỏ qua các ý đồ chính trị, chỉ xét riêng trên lĩnh vực kinh tế cũng thấy Mỹ và phương Tây muốn thay đổi chế độ thân Trung Quốc, Nga (đơn cử như Gaddafi); và muốn giữ các thị trường này cho riêng mình. Chi tiết hơn, theo ông Ramadan, sự nổi lên mạnh mẽ gần đây của những "tay chơi" mới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nga, Nam Phi hay Thổ Nhĩ Kỳ tại Trung Đông và Bắc Phi đe dọa mạnh mẽ đến vị thế độc quyền trên thị trường lẫn trong các quan hệ giữa các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi và phương Tây.
Chưa dừng lại, ông Ramadan còn chia sẻ quan điểm: "Mùa xuân Arab đang bị các nhóm Hồi giáo lợi dụng để thâu tóm quyền lực. Hồi giáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thế giới Arab. Họ đại diện cho khoảng 30% dân số khắp thế giới. Tuy nhiên, việc họ có thể trở thành lực lượng lãnh đạo trong nước nhờ các sự kiện của Mùa xuân Arab hay không vẫn là điều khó lòng nói trước bởi họ không nhận được sự ủng hộ của đa số nhân dân Arab".
"Tình hình ở Bắc Phi và Trung Đông vẫn vô cùng phức tạp và rối ren. Có một xu hướng không thể tranh cãi chính là sự nổi lên của các phong trào Hồi giáo trong khu vực mà điển hình là ở Tunisia và Ai Cập. Tuy nhiên, không có gì chắc chắn phong trào Anh em Hồi giáo sẽ giành được thắng lợi cuối cùng trong các cuộc bầu cử tại Ai Cập để giành được quyền kiểm soát đất nước", ông Ramadan cho hay.
Lý giải cho lập luận của mình, ông Ramadan nhấn mạnh, những người từng bất chấp tính mạng để xuống đường biểu tình tại Tunisia và Ai Cập có mục tiêu mạnh mẽ duy nhất là được thoát khỏi các chế độ độc tài.
Họ muốn phẩm giá, sự công bằng và ít tham nhũng hơn. Tuy nhiên, phong trào Hồi giáo giành được quyền lực tối cao tại đây đồng nghĩa với sự trở lại của chế độ cũ; với nền dân chủ bị kiểm soát và quân đội đóng vai trò then chốt đằng sau hậu trường. Đó là điều mà nhân dân Arab không bao giờ mong muốn xảy ra.
Theo Infonet
Mùa xuân Arab bùng nổ vượt sự kiểm soát của phương Tây Dưới sự tài trợ của phương Tây, Mùa xuân Arab bùng nổ, gây ra hàng loạt vụ bạo loạn, lật đổ ở các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi. Tới nay, làn sóng này lan quá rộng, vượt quá khả năng kiểm soát của phương Tây. Giáo sư Tariq Ramadan (TR), người chuyên trách nghiên cứu về Hồi giáo đương đại tại Đại...