SV nhập học, phụ huynh vừa mừng vừa lo
Sáng 9/9, gần 2.000 sinh viên đến nhập học tại Học viện Báo chí & Tuyên truyền. Trong số những người đi cùng con lên nhập học, không hiếm gặp những người bác, chú, cô là nông dân lần đầu tiên đưa con ra Hà Nội.
Ngồi ở chiếc ghế đá, vẻ mặt có chừng hơi lạ lẫm với quang cảnh trường, chị Lương Thị Thiết, quê ở Điện Biên cảm thấy khá may mắn khi con mình đã có chỗ ăn chỗ ở ổn định ở kí túc xá.
Chị Thiết năm nay đưa con đến nhập học ở lớp truyền hình. Chị tâm sự: “Con đậu đại học, tôi và gia đình mừng lắm, chỉ mong sau này con bé có việc làm, giúp ích cho xã hội. Nhưng đậu rồi cũng trăm khoản phải lo. Ở nông thôn khó kiếm được tiền lắm nhưng may mà ở diện các tỉnh miền núi nên cháu đã có một suất trong kí túc xá. Tiền phòng đã được phần nào, chứ mình tôi khó có thể kham nổi các khoản học hành, chi phí ăn ở của cháu”.
Anh Nguyễn Văn Lâm (phải) kể về nỗi lo các khoản chi tiêu cho con đi học
Không được may mắn như chị Thiết, anh Nguyễn Văn Xuân (xã Ngọc Sơn, Đô Lương, Nghệ An) khá vất vả khi đưa con ra nhập học.
Anh Xuân cho biết, trận lũ vừa rồi nước vẫn chưa rút, cả cánh đồng lúa sắp thu hoạch vẫn đang ngập trắng, đưa con ra Hà Nội mà vẫn lo cho công việc đồng áng ở nhà.
Lúc đưa con đi bằng ô tô khách, nước vẫn ngập tới nửa bánh xe, trầy trật mãi mới qua được đoạn đường nguy hiểm. Vì lo cho con nhập học muộn, anh đành tạm gác lại bao nhiêu công việc ở nhà để ra thành phố. Gia đình anh khá khó khăn, đang phải nuôi một mẹ già và hai đứa con đang tuổi ăn tuổi học. Người vợ thỉnh thoảng bị khối u ở cổ vừa mổ tái phát nên phải thuốc thang thường xuyên, cả nhà chỉ có mình anh là trụ cột lao động.
Video đang HOT
Không ít phụ huynh là nông dân từ các tỉnh đổ về
Ngoài việc làm nông, anh thường làm thêm nghề phụ hồ để có tiền nuôi con ăn học. Anh Xuân cho biết: “Hiện giờ, tôi đang nuôi hai người con ăn học, một cháu năm nay lên lớp 10 đầu cấp nhiều khoản phải đóng, chưa kể cháu đầu năm nay đỗ đại học, cũng phải lo các khoản phòng trọ, chi phí đóng đầu năm và tiền tiêu hàng tháng cho cháu. Ở quê, cách tiêu pha khác với ở thành phố nên tôi cũng đang lo cho kinh tế của gia đình để đáp ứng nuôi cháu ăn học. Đời tôi đã nghèo rồi nên muốn con có được cuộc sống tốt hơn.
Tương tự như anh Xuân, anh Nguyễn Văn Lâm (quê ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cũng có hoàn cảnh khá eo hẹp. Anh đưa con ra Hà Nội để nhập học trên chuyến xe từ 10h đêm đến 5h sáng. Đến trường để làm thủ tục nhập học cho con đã là 6h. Hiện anh và con vẫn chưa tìm được chỗ trọ. Khi được hỏi trưa anh và cháu sẽ nghỉ ở đâu thì anh chỉ bảo “gặp đâu nghỉ đấy đã rồi chiều hai bố con mới bắt đầu đi tìm phòng trọ”.
Đứng ngoài cửa trông con đăng kí thủ tục nhập học
Vừa cầm điếu thuốc trên tay, anh vừa kể về nỗi lo: “Con đậu vào đại học, mừng thì thật nhưng cũng không biết bốn năm sau sẽ như thế nào không biết cháu nó có kiếm được việc làm không. Với lại, kinh tế gia đình cũng khá eo hẹp, cả nhà cũng chỉ chờ đợi vào dăm bảy sào lúa. Mỗi năm, cũng chỉ được gần chục tạ thóc, chưa kể chi phí đã mất tới một nửa. Tính ra, bây giờ 4 tạ lúa cũng chỉ bán được 2 triệu, không biết gia đình có kiểm đủ tiền để hàng tháng gửi tiền lo cho con tiền phòng, tiền ăn học”.
Không chỉ lo các khoản chi tiêu cho con, nhiều phụ huynh còn lo cuộc sống của con chốn phồn hoa. Cô Đặng Thị Kim Dung (quê ở Lương Sơn, Hòa Bình) cũng đưa con gái ra nhập học trong tâm trạng vừa mừng vừa lo.
Cô chia sẻ: ” May mà cháu ra ngoài này có người thân nên có thể ở nhờ chứ không gia đình cũng lo lắm. Là con gái, sống với bố mẹ đã quen rồi nên nếu cho em ra ở riêng một mình cô rất sợ. Lo cháu là con gái sống ở môi trường chưa quen và cũng có nhiều tệ nạn, dễ bị người xấu lừa. Mong cháu có thể an tâm để học được theo bạn bè”.
Theo VNN
Cô bé người Thái đỗ 2 trường nhưng không thể nhập học
Người dân ở bản Hạt, xã Châu Bính (Quỳ Châu, Nghệ An) xót xa cho em Lê Thị Vân (người dân tộc Thái, Trường THPT-DTNT huyện Quỳ Châu) đã thi đậu vào 2 trường đại học và cao đẳng nhưng không nhập học vì quá nghèo.
Em Lê Thị Vân.
Để có kết quả học tập ấy, Vân phải vượt nhiều gian khó, phấn đấu không ngừng suốt 12 năm học, trong điều kiện gia đình hết sức khó khăn.
Năm Vân học lớp 6, người cha phụ bạc đã bỏ rơi mẹ con Vân để theo người đàn bà khác. Mẹ Vân đi bước nữa. Sau hai năm đến với nhau, ông Lương Văn Tiều (bố dượng của Vân) bị tai nạn gãy xương đòn vai và tổn thương cột sống, mất khả năng lao động.
Thấy hoàn cảnh khó khăn, học xong lớp 9, mặc dù thi đỗ vào Trường THPT-DTNT huyện với số điểm cao nhưng Vân bỏ học để theo bà con dân bản lên rừng hái măng, hái củi bán kiếm tiền giúp gia đình.
Ngày 7/9/2009, Báo Nghệ An điện tử đăng bài "Hãy giúp cháu Vân được đi học". Ông Trần Văn Khanh - một kiều bào ở Cộng hoà Liên bang Đức đã nhận đỡ đầu cho cháu Vân trong 3 năm học (lớp 10, 11, 12). Nhờ đó Vân mới được tiếp tục tới trường.
Thấu hiểu cuộc đời khổ nhọc của cha mẹ và sự đùm bọc của cộng đồng nên Vân cố gắng chăm chỉ học tập. Kỳ tuyển sinh CĐ - ĐH vừa qua, Vân đậu vào Khoa Giáo dục tiểu học - ĐH Vinh, và Cao đẳng Sư phạm Nghệ An.
Sau kỳ thi đến nay, Vân đi làm thuê cho bà con dân bản, chặt củi và hái măng bán, dành dụm tiền làm hồ sơ nhập học. Nhưng dành dụm mãi cũng chỉ được hơn 1 triệu đồng.
Chị Lương Thị Nhung (mẹ của Vân) rưng rưng: "Nghe tin con thi đậu đại học, tôi mừng lắm. Nhưng nghĩ đến 4 năm ăn học ở thành phố Vinh sắp tới, lòng tôi rối như tơ vò. Ngày nhập học của cháu sắp đến, trong nhà lại không có cái gì để bán, nhưng bảo cháu bỏ học thì tôi không đành. Thương nó lắm".
Hỏi Vân, em nghẹn ngào: "Em ước trở thành cô giáo để về giúp trẻ em nghèo ở quê được học chữ. Nhưng không biết có thực hiện được không".
Lê Thị Vân chỉ có thể trở thành cô giáo cho dân tộc mình, cho miền quê nghèo heo hút nếu được mọi người chung tay giúp sức.
Theo Tiền Phong
Những vấn đề "đau đầu" của teen khi... đỗ ĐH Đậu đại học - niềm mơ ước của tất cả sĩ tử. Thế nhưng không phải sau khi đậu mọi chuyện đều "thuận buồm xuôi gió". Bởi đằng sau đó là vô vàn lí do khác. Nên chọn trường nào? Có những teen xuất sắc cùng một lúc đậu cả hai trường thuộc 2 khối thi khác nhau, trong đó một trường thường...