SV Ngoại thương chăm mẹ ung thư, 12 năm liền là học sinh giỏi
Sinh ra trong một gia đình cha mẹ sớm ly tán, mẹ bị ung thư giai đoạn cuối, con đường học vấn của Mạnh Thị Huyền Vân (18 tuổi, sinh viên năm nhất trường Đại học Ngoại thương) đang trở nên trắc trở hơn bao giờ hết.
S ố phận trớ tr êu củ a cô sinh viên Khoa luậ t Ngọa i thương
Mẹ của Huyền Vân là bà Lê Thị Hòa (53 tuổi) sinh ra và lớn lên ở miền quê Diễn Châu (Nghệ An). Cuộc sống cơ cực, lớn lên và lập gia đình, bà Hòa đã sớm phải xa quê cùng chồng lên vùng đất Sơn La lập nghiệp. Cuộc sống ở miền đất mới, không có người thân quen nên bố mẹ Vân đã gặp muôn vàn khó khăn.
Những tưởng khi cuộc sống khó khăn thì bố mẹ Vân sẽ yêu thương nhau để cùng vượt qua nhưng cuộc đời nhiều lúc không được như mong muốn. Khó khăn về kinh tế đã làm nảy sinh những mâu thuẫn trong cuộc sống và những trận cãi vả càng ngày càng nhiều lên dưới mái nhà nhỏ bé.
Không thể tiếp tục sinh sống với nhau, bố Vân đã bỏ hai mẹ con ra đi khi Vân vẫn còn trong bụng mẹ.
Đôi vai gầy của bà Hòa trước nay đã phải gánh không ít khó khăn thì nay lại càng nặng trĩu khi bà phải một mình lo cho cuộc sống của hai mẹ con.
Những ngày Vân ra đời là những ngày khó khăn chồng chất khó khăn với gia đình em. Mẹ Vân vì làm ăn khó khăn đã khăn gói đến thị trấn Mộc Châu (Sơn La) và thuê lại một căn phòng lụp xụp với giá 400 nghìn đồng mỗi tháng để che nắng che mưa sống qua ngày.
Để mưu sinh, bà Hòa sáng làm công nhân cho Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Sơn La, tối bán xăng dầu thuê. Vất vả là vậy nhưng số tiền bà kiếm được mỗi tháng cũng chỉ dừng lại ở con số 2 triệu đồng. Số tiền ít ỏi chỉ đủ nuôi 2 mẹ con và lo cho Vân ăn học.
Cuộc sống và con đường học tập của Huyền Vân đang trở nên khó khăn hơn khi mẹ em đang hàng ngày phải chống chọi với căn bệnh ung thư giai đoạn cuối
Những ngày nghỉ hay thậm chí là những giờ nghỉ ngơi ít ỏi bà Hòa lại kiếm việc làm thêm làm mướn để mong kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống.
Nói về những ngày khốn khổ, bà Hòa cho biết: “Những ngày đó, cô phải làm việc cả đêm. Vừa làm việc cô lại vừa phải chạy đi chạy lại sợ ở phòng trọ con xảy ra chuyện gì. Mẹ đi làm triền miên nên Vân phải tự lập từ nhỏ”.
Với bà Hòa, Huyền Vân chính là niềm an ủi lớn nhất. Biết mẹ nhọc nhằn cực khổ, Vân cố gắng tự chăm sóc bản thân. Không chỉ học giỏi, mọi công việc nhà em đều tự lo toan để vơi đi gánh nặng của mẹ. Vượt lên trên những nỗi đau của tuổi thơ u buồn vì thiếu thốn tình cảm của cha, Vân chú tâm vào học hành và đạt được nhiều thành tích đáng nể.
Video đang HOT
12 năm liền Vân là học sinh giỏi, đạt giải nhì HSG toán cấp huyện và giải khuyến khích giải toán trên máy tính cầm tay năm lớp 9.
Năm học lớp 12, Vân bàng hoàng nhận tin mẹ em mắc phải căn bệnh ung thư phổi quái ác. Nhìn mẹ bị dày vò trong bệnh tật, em suy sụp rất nhiều.
“Đã từng có lúc em muốn bỏ học đi làm để có tiền chữa bệnh cho mẹ, nhưng mẹ em nhất quyết không cho. Mẹ còn nói sau này dù mẹ có mệnh hệ gì thì con cũng phải ráng học”, Vân nói trong nước mắt.
Ngày Vân bước vào kì thi đại học cũng là ngày căn bệnh ung thư phổi của mẹ em đã đến giai đoạn cuối. Do phát hiện muộn, bệnh của bà Hòa đã di căn vào xương. Từ một người phụ nữ khỏe mạnh 53 – 54 kg mẹ Vân gầy rạc giờ chỉ còn hơn 30kg.
Từ ngày biết bệnh tình của mẹ Vân luôn sống trong thấp thỏm nhưng lại càng quyết tâm phải học để mong có thể đền đáp cho mẹ. Với sự cố gắng không mệt mỏi của mình Huyền Vân đã đỗ vào Khoa Luật thương mại quốc tế Đại học Ngoại thương với số điểm 24.
Tương lai l à m ột dấu hỏi
Khó khăn vốn chưa bao giờ rời xa cuộc sống của mẹ con Vân nhưng ở thời điểm hiện tại thì khó khăn đang chồng chất khó khăn. Sau khi xạ trị, hiện bà Hòa phải dùng thuốc Tarceva với giá gần 1,4 triệu đồng/viên. Mới nửa tháng điều trị, tiền thuốc của bà Hòa đã lên đến 20 triệu đồng.
Chân ướt chân ráo xuống Hà Nội, Vân đang phải tự lo hết mọi việc từ trường lớp đến nơi ăn chốn ở, giờ thêm mẹ nằm viện. Những tài sản có giá trị của hai mẹ con Vân đã bán hết, số tiền tích cóp được trong hơn chục năm bán xăng cũng đã dồn hết vào việc chi trả thuốc men, viện phí. Mẹ con Vân đang thực sự bước vào những khó khăn không dự báo ngày kết.
Hóa đơn thuốc lên đến hơn 20 triệu đồng của bà Hòa
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại Vân cho biết: “Hằng ngày em đi xe bus đi học. Sáng được ở nhà với mẹ, chiều đi học thì nhờ hai bạn cùng phòng chăm nom giúp, tối lại về vừa ôn thi vừa chăm mẹ. Tuy xa nhưng em không tìm được phòng trọ vì đến đâu khi biết căn bệnh của mẹ họ đều không cho ở. Phòng trọ bây giờ là hai người bạn thân của em giấu chủ nhà cho hai mẹ con ở ghép cùng. Mẹ con em luôn nơm nớp lo sợ không biết khi nào họ phát hiện sẽ đuổi đi”.
Căn bệnh ung thư giai đoạn cuối đã khiến bà Hòa suy sụp rất nhiều. Hằng đêm những cơn đau cứ hành hạ bà khiến nhiều lúc bà muốn chết đi cho xong.
“Nghĩ là thế nhưng cô thấy lo sợ khi nghĩ đến một ngày không xa khi mình không còn nữa thì tương lai của con sẽ đi đâu về đâu khi mà cái đói, cái nghèo cứ bủa vây”, bà Hòa buồn rầu tâm sự.
Người phụ nữ, người mẹ ấy đã vất vả cả một đời đến lúc về già lại gánh thêm những nỗi đâu bệnh tật. Dù bi quan lắm nhưng bà Hòa vẫn không giấu được nỗi thất vọng khi nghĩ đến hiện tại: “Bệnh của cô phát hiện muộn, bây giờ cứ uống thuốc thế thôi, cô không biết làm sao nữa, tài sản không còn gì, không vay mượn được ai, trời cho sống khỏe thì cho mà bắt chết cũng chịu, cô chỉ lo cho em, dù thế nào cô cũng muốn cho em được tiếp tục học…”.
Nghĩ đến tương lai của Huyền Vân mà mọi thứ thấy thật mơ hồ nhưng vì thương mẹ nên cô sinh viên Ngoại thương vẫn đang từng ngày quyết tâm để vươn lên.
“Em mong muốn sẽ tiếp tục học tập tốt, không giỏi được nhiều thứ nhưng sẽ giỏi một thứ. Em mong mẹ sẽ mạnh khỏe trở lại để em có thêm động lực học tập tốt sau này trả ơn mẹ đã sinh thành nuôi nấng em”.
Hai con người ấy dường như đang bất lực giữa cuộc đời rộng lớn. Không phải không có những ánh sáng phía trước nhưng sẽ ra sao với một cô bé sinh viên phải gánh trên mình quá nhiều gánh nặng.
Rất cần những tấm lòng chia sẻ của các nhà hảo tâm để Huyền Vân có thêm động lực trên con đường học tập.
Theo GĐVN
Hội thảo Khoa học "Vị Umami và Glutamate"
Tại hội thảo, các khách mời được cung cấp nhiều thông tin về vị Umami, vị cơ bản thứ 5 trong ẩm thực, bên cạnh 4 vị cơ bản khác là ngọt, chua, mặn và đắng.
Hội thảo Khoa học "Vị Umami và Glutamate" được trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM tổ chức tại Khách sạn Nikko Sài Gòn thu hút hơn 300 khách mời là giảng viên và cán bộ nghiên cứu chuyên ngành công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm, ngành y tới từ: ĐH Khoa học Tự nhiên TP. HCM, ĐH Bách Khoa, ĐH Nông Lâm, ĐH Y Dược TP.HCM, Viện Sinh Học Nhiệt Đới... cùng nhiều chuyên gia đầu ngành y tế của thành phố.
Hội thảo có sự tham gia trình bày của ba diễn giả uy tín là GS. TS John D. Fernstrom đến từ trường ĐH. Y Pittsburg, Hoa Kỳ; TS. Hisayuki Uneyama từ Trung tâm Thông tin Umami; PGS.TS. Đồng Thị Thanh Thu, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.
Hội thảo Khoa học "Vị Umami và Glutamate" có sự tham gia trình bày của các diễn giả uy tín.
Trong buổi hội thảo, các khách mời đã được cung cấp nhiều thông tin về vị Umami, vị cơ bản thứ năm trong ẩm thực, bên cạnh bốn vị cơ bản khác là ngọt, chua, mặn và đắng.
Có ý nghĩa là vị ngon hoặc vị ngọt thịt, vị Umami thực chất là một vị gần gũi và quen thuộc với nền văn hóa ẩm thực Việt Nam và các quốc gia khác trên thế giới.
Vị Umami chủ yếu được tạo thành bởi glutamate, một axit amin có vai trò cấu tạo nên chất đạm (protein) trong cơ thể sống. Trong tự nhiên, glutamate tồn tại dồi dào và mang đến vị Umami cho những thực phẩm như thịt gia súc gia cầm, hải sản, rau củ quả, sữa và các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm lên men như nước mắm, bột ngọt...Ngày này, glutamate được sản xuất bằng phương pháp lên men vi sinh hiện đại.
Ngoài vai trò tạo ra vị Umami, các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng glutamate còn có nhiều vai trò sinh lý và dinh dưỡng với hoạt động của cơ thể như: gia tăng nước bọt tiết và dịch vi, giúp hỗ trợ hoạt động của khoang miệng và dạ dày; mang lại vị ngon cho những thực phẩm giảm muối, giúp duy trì chế độ ăn giảm muối tốt hơn.
Bên cạnh đó, các khám phá mới còn cho thấy chất tạo vị umami là tín hiệu của protein ăn vào từ đó chỉ thị cho quá trình tiêu hóa protein tốt hơn và có hiệu ứng làm tăng cường cảm nhận cảm giác no, giúp tránh việc ăn dư thừa năng lượng so với nhu cầu và tạo thói quen ăn uống khỏe mạnh.
Với những vai trò này, những nghiên cứu bước đầu cho thấy glutamate khi bổ sung vào khẩu phần ăn có thể góp phần nâng cao chất lượng sống của con người.
Trong buổi hội thảo, các khách mời đã được cung cấp nhiều thông tin về vị Umami, vị cơ bản thứ năm trong ẩm thực.
Ngoài ra, một nội dung quan trọng của buổi hội thảo là các khía cạnh liên quan đến sức khỏe của việc sử dụng glutamate trong khẩu phần ăn. Theo đó, các mối quan tâm đến tính an toàn của bột ngọt - "gia vị umami", với thành phần chính là glutamate, đã được chia sẻ và giải đáp.
Khi xem xét dưới góc độ khoa học, thông qua các nghiên cứu được tiến hành trên quy mô lớn; bột ngọt không gây ra "Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc"; cụ thể là một số phản ứng khó chịu mà một số người cho rằng họ gặp phải sau khi ăn những món ăn có bổ sung nhiều bột ngọt.
Bên cạnh đó, bột ngọt không gây ra những ảnh hưởng tới não bộ và hệ thần kinh; cũng như không có mối liên quan giữa bột ngọt và những hội chứng như thừa cân và cao huyết áp. Mối lo lắng rằng bột ngọt có thể bị biến đổi bởi nhiệt độ cao thành chất không tốt cho sức khỏe cũng đã được chia sẻ dưới góc độ khoa học.
Cuối cùng, các cơ quan y tế và sức khỏe có uy tín như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung Châu Âu (EC/SCF), Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm Hoa Kỳ (US FDA), Bộ Y tế Việt Nam...đã có nhiều kết luận cho thấy bột ngọt là an toàn khi được sử dụng dưới dạng gia vị trong chế biến món ăn.
Trong phần thảo luận ở cuối buổi hội thảo, nhiều câu hỏi đã được đặt ra cho các diễn giả, cho thấy nội dung của buổi hội thảo này đã thu hút nhiều sự quan tâm của các khách mời, trong bối cảnh các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm đang xảy ra rất nhiều trong thời gian gần đây.
Thảo Nguyên
Theo giaoduc
Công ty TNHH Tuệ Linh: Vi phạm trắng trợn trong Quảng cáo thực phẩm chức năng Ezibo Thời gian qua, thực phẩm Ezibo - một loại thực phẩm chức năng được cung cấp bởi Công ty TNHH Tuệ Linh và được quảng cáo tràn lan trên nhiều phương tiện thông tin đại chúng với công dụng như "thần dược" có tác dụng "trị ho, trừ ho" như một loại thuốc chữa bệnh... Trước thực trạng trên, Cục An toàn Thực...