SV ĐH Ngoại Thương “tố” bị bóc lột sức lao động ở Singapore
Một số SV Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội tham gia chương trình thực tập tại Singapore phản ánh rằng bị bóc lột sức lao động, bị phân biệt đối xử. Thông tin này được đăng tải trên một số diễn đàn thu hút được sự quan tâm của cộng đồng. Vậy sự thật ra sao?
Theo phản ánh của một số sinh viên (SV) thì chương trình thực tập này có tên “ Internship-Singapore 2012″ do Ban Đào tạo Quốc tế – ĐH Ngoại thương ký kết với đối tác Interisland đến từ Singapore.
Trong thư phản ánh về Trường ĐH Ngoại thương, một số SV cho hay phải làm công việc nặng nhọc, làm ca kíp, không được cung cấp các dịch vụ sinh hoạt thiết yếu như lời hứa của đơn vị tuyển nhân lực. Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng bị chậm trả toàn bộ tiền trợ cấp từ ngày sang cho đến nay (tiền trợ cấp là 70 đô la Singapore mỗi tháng).
Sinh viên L.T.H cho hay: “Từ khi qua Singapore chúng em phải làm việc với một bảng phân công công việc rất thiếu khoa học và vô cùng mệt mỏi. Thời gian dành cho công việc thường xuyên đến 12 tiếng một ngày, hay thậm chí là hơn. Sau đó trở về nhà nằm nghỉ mà mệt phờ, đến ca làm tiếp theo lại lết người dậy đi làm. Công việc phần lớn của chúng em ở đây là đi đẩy xe lăn…. Công việc này rất là mệt mỏi và nặng nhọc. Điều quan trọng là chúng em chưa từng nghĩ rằng đó lại là công việc chính của chúng em ở đây. Thậm chí, tụi em còn buộc phải giúp khách cởi quần đi…vệ sinh”.
“Bọn em đến đây là để trải nghiệm công việc, trải nghiệm cuộc sống chứ không đến đây để làm việc đến kiệt sức rồi vài tiếng sau thức dậy lại bắt đầu ăn uống rồi chuẩn bị đi làm” – L.T.T.T chia sẻ.
Trao đổi với Dân trí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho hay: Bộ GD-ĐT không cấm các trường tổ chức cho sinh viên đi thực tập ở nước ngoài. Hiệu trường nhà trường căn cứ vào kế hoạch khung đào tạo từng ngành mà Bộ GD-ĐT công bố để bố trí thời gian thực tập cho hợp lý nhưng phải đảm bảo chương trình học.
Đơn vị tuyển dụng ký hợp đồng trực tiếp với SV
Trao đổi với Dân trí, ông Vũ Hoàng Nam, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội cho biết mục đích của chương trình “Internship – Singapore 2012″ là giúp SV có cơ hội tiếp cận với môi trường làm việc quốc tế, một môi trường hiện đại bậc nhất thế giới với kỷ luật lao động cao. SV sẽ có cơ hội thực hành ngoại ngữ, tiếp cận với tiếng Anh, cũng như nhiều ngôn ngữ khác tại Singapore. Bên cạnh đó còn được trải nghiệm cuộc sống tại nước ngoài, học tính tự lập và hòa đồng, làm việc theo nhóm.
Quá trình SV nộp hồ sơ để tham gia chương trình trải qua 4 bước. Đầu tiên nộp hồ sơ lên trường (nhà trường xét hồ sơ và gửi sang công ty tuyển dụng tại Singapore). Bước 2 là công ty tuyển dụng phỏng vấn trực tiếp để chọn SV. Bước 3 là công ty tuyển dụng nộp hồ sơ của SV lên Bộ Lao động Singapore để xin giấy phép lao động cho từng SV. Cuối cùng là trường ĐHNTsang Singapore, kết hợp với đối tác để hướng dẫn SV về chỗ ăn ở, về cách đi lại trong Singapore bằng các phương tiện công cộng, hướng dẫn về môi trường làm việc, nội dung công việc (trong tuần đầu tiên).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, để triển khai chương trình thực tập này, ĐH Ngoại thương đã ký kết với công ty Inter Island, là một công ty được phép của Bộ Lao động Singapore tuyển dụng lao động đến làm việc tại các công ty của Singapore. Inter Island hỗ trợ SV ĐH Ngoại thương tìm các vị trí, lo chỗ ăn, ở cho SV.
Ngoài ra, bản thân công ty này cũng ký hợp đồng lao động trực tiếp với các SV tham gia chương trình với những quy định rất rõ ràng. Cụ thể SV sẽ được hưởng mức lương 450 đô la Singapore (S$) cùng với 70 S$ hỗ trợ phụ cấp. Hợp đồng cũng khẳng định là SV không làm việc quá 44 giờ/ tuần (6 ngày/tuần – PV) và chấp nhận phải làm ca kíp. Đối với những trường hợp làm thêm giờ sẽ được trả lương tương xứng theo quy định của Bộ Lao động Singapore. Hợp đồng này cũng nêu rõ các công việc mà SV sẽ phải tham gia.
Video đang HOT
Bản hợp đồng ký kết giữa sinh viên và Công ty Inter Island nêu rõ các quy địnhvề chế độ và công việc tham gia.
Điều đáng chú ý là trong hợp đồng này chỉ đề cập đến việc SV được ở khu tập thể không đề cập đến việc được cung cấp các vật dụng sinh hoạt như nồi, xoong, Internet… theo như phản ánh.
“Tuy hợp đồng không có điều khoản cung cấp các đồ dùng nhà bếp nhưng để tạo điều kiện cho SV Ngoại thương, đối tác đã cung cấp thêm đồ dùng nhà bếp cho các em.” – ông Vũ Hoàng Nam chia sẻ thêm.
Theo GS.TS Hoàng Văn Châu – Hiệu trưởng trường ĐH Ngoại thương thì toàn bộ thông tin về chương trình thực tập đã được nhà trường thông báo rõ ràng về nơi làm việc, công việc sẽ làm, các điều kiện chế độ làm việc cũng được thông báo rõ ràng. Cùng với việc SV hoàn toàn tự nguyện và trực tiếp ký hợp đồng với công ty Inter Island, hợp đồng cũng được phụ huynh ký xác nhận.
“Ở đây phải xác định SV đi thực tập, làm việc chứ không phải đi chơi, đi du lịch. Mỗi tháng các em được trả 520 S$ và tiền làm thêm giờ” – GS Châu nhấn mạnh.
Liên quan đến việc một số SV cho rằng mình buộc phải giúp khách là những người khuyết tật cởi quần đi…vệ sinh, GS Châu thẳng thắn nói: “Ngay cả như ở đời sống thường ngày chúng ta hoàn toàn có thể giúp những người khuyết tật làm việc này. Ở đây nếu quả đúng là SV có phải làm việc đó thật thì không có gì phải xấu hổ cả, nhất là khi mình được họ trả lương đàng hoàng”.
Qua thông tin cung cấp của nhà trường thì sau khi phỏng vấn, ĐH Ngoại thương đã đồng ý cho 48 SV tham gia thực tập đợt 1 tại Singapore, chia làm 2 nhóm: 11 SV thực tập tại các của hàng bán lẻ thời trang của tập đoàn WingTai và 37 SV làm tại công ty SATS tại sân bay quốc tế Changgi. Một số SV bức xúc phản ánh đều đang làm việc tại SATS. Trước khi cho SV đến, các đơn vị này bản thân lãnh đạo nhà trường cũng đã sang trực tiếp nắm bắt các công việc mà SV sẽ tham gia.
Những bất cập SV phản ánh đã được giải quyết
Lãnh đạo phòng Hợp tác Quốc tế – ĐH Ngoại thương cho biết, sau 2 tháng làm việc tại Singapore, SV có phản ánh về một số vấn đề bất cập và đều đã được nhà trường phối hợp với các đối tác giải quyết ngay. Cụ thể, vấn đề thời gian làm việc có một số ca làm việc rất mệt (từ 1h đến 9h sáng – do sân bay tại Singapore hoạt động 24/24): ca làm này đã được bỏ cho riêng SV ĐH Ngoại thương, riêng SV Ngoại thương không phải làm nữa (trừ trường hợp các bạn vẫn tình nguyện làm)
SV đều được công ty đưa đi làm và đón về khi các phương tiện công cộng tại Singapore hết thời gian hoạt động. Vấn đề thời gian nghỉ trưa cho riêng SV ĐH Ngoại thương được kéo dài hơn, phân bổ đúng vào giữa ca để SV Ngoại thương có thể thoải mái hơn. Vấn đề chậm tiềnphụ cấpđã được giải quyết, tiền phụ cấp hàng tháng đều sẽ được cố định gửi vào ngày 10 của tháng sau đó. SV ĐH Ngoại thương không muốn làm việc đối với bộ phận hỗ trợ đặc biệt tại sân bay (SSS) được phép chuyển sang các vị trí khác mà SV có nguyện vọng.
Theo GS.TS Hoàng Văn Châu, SV cần phải xác định các em đang đi thực tập và làm việc chứ không phải đi du lịch, thế nên có những cực nhọc trong công việc là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi.
“Đầu tháng 5 chúng tôi sẽ sang Singapore tìm hiểu về những gì SV đã phản ánh” – ông Vũ Hoàng Nam, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế cho biết.
Qua tìm hiểu của chúng tôi tại ĐH Ngoại thương sáng nay, ngay sau khi biết được vấn đề phản ánh được đăng tải lên báo chí, hàng loạt SV đang thực tập tại Singapore đã có những phản hồi nhìn nhận một cách thẳng thắn. Ngoài ra, các SV đang thực tập ở Singapore đều bày tỏ nguyện vọng với nhà trường là xin được tiếp tục ở lại để làm việc.
Mặc dù các SV đều có nguyện vọng được tiếp tục ở lại thực tập ở Singapore nhưng ông Vũ Hoàng Nam, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế ĐH Ngoại thương vẫn khẳng định: “Đầu tháng 5 này, chúng tôi sẽ sang Singapore tìm hiểu thực hư về những gì SV đã phản ánh. Với những trường hợp SV đã “cầu cứu” và cảm thấy vất vả, nếu có nhu cầu về Việt Nam thì nhà trường sẵn sàng tạo điều kiện cho các bạn về”.
Nguyễn Hùng
Theo Dân trí
SV Ngoại thương qua Singapore canh toilet
Một số sinh viên của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội tham gia chương trình thực tập tại Singapore cho rằng mình bị bóc lột sức lao động, bị phân biệt đối xử. Đó là những phản ánh về chương trình "Internship-Singapore 2012" do Ban Đào tạo Quốc tế ký kết với các đối tác Interisland đến từ quốc đảo sư tử.
Giúp khách "cởi quần" đi vệ sinh?
Trong thư phản ánh gửi về Ban Đào tạo Quốc tế, ĐH Ngoại thương, bạn L.T.H (SV K46 - Kinh tế Đối ngoại) phản ánh: "Từ khi qua Singapore, chúng em phải làm việc với một bảng phân công công việc rất thiếu khoa học và vô cùng mệt mỏi. Thời gian dành cho công việc thường xuyên đến 12 tiếng một ngày, hay thậm chí là hơn. Sau đó trở về nhà nằm nghỉ mà mệt phờ, đến ca làm tiếp theo lại lết người dậy đi làm".
"Có những ngày em quá mệt mỏi nên phải nằm nghỉ tại sân bay chờ đến ca tiếp theo. Chưa hết, công việc phần lớn của chúng em ở đây là đi đẩy xe lăn và đẩy... "toilet". Công việc này rất là mệt mỏi và nặng nhọc. Điều quan trọng là chúng em chưa từng nghĩ rằng đó lại là công việc chính của chúng em ở đây. Thậm chí, tụi em còn buộc phải giúp khách cởi quần đi vệ sinh". "Đây hoàn toàn không phải là thực tập", L.T.H. bức xúc.
Với bạn N.H (SV K48) thì: "Không những phải làm nhiều công việc nặng nhọc, chúng em còn bức xúc cả về chuyện ăn ở, lương lậu. Khi ở Việt Nam chúng em được Interisland hứa hẹn sẽ cung cấp đồ dùng sinh hoạt, nhưng thực tế đồ họ cấp cho chúng em như chảo, đĩa, cốc toàn là hàng rẻ tiền. Chảo để hai hôm không dùng đến đã han rỉ cả, nồi cơm điện dùng ba hôm thì hỏng. Hiện giờ bọn em phải tự mình mua nồi niêu, bát đũa, bếp để nấu nướng".
"Mới đây nhất là Interisland có hẹn đến ngày 7/4 sẽ trả toàn bộ tiền trợ cấp của ba tháng 2, 3, 4, nhưng đến giờ vẫn chưa trả và cũng không hề có một lời xin lỗi hay hứa hẹn gì. Trước thì tiền máy bay, giờ thì tiền trợ cấp, lúc nào chúng em cũng phải gọi điện nhắn tin thúc giục, thật sự rất là mệt mỏi", L.T.H. tuyệt vọng.
N.T.T (SV K47) bức xúc: "Chúng em không phải là những cô chiêu cậu ấm được nuông chiều, sang đây làm việc vất vả rồi quay lại gào khóc với trường. Khi xác định sang đây một năm, ai cũng sẽ phải hình dung ít nhiều cuộc sống xa bố mẹ ở nơi xa xứ là như thế nào. Nhưng ở đây, tụi em phải làm từ 1h sáng đến 9h sáng và làm những công việc như thế. Khi chúng em phản ứng lên thì đều nhận được câu trả lời: đây chỉ là chương trình intership (thực tập- PV), đừng đòi hỏi nhiều quá".
Sinh viên tự nguyện
Sáng 24/4, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Hiệu trưởng Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội Hoàng Văn Châu cùng Trưởng phòng Hợp tác quốc tế Vũ Hoàng Nam liên quan đến những nội dung của các sinh viên phản ánh.
Ông Châu cho biết: Hiện nay Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội có 11 SV làm việc ở một công ty thời trang, 38 SV làm việc ở Công ty dịch vụ ngân hàng của Singapore. Các SV trên chủ yếu từ các khoa: Kinh tế đối ngoại, Tiếng Anh thương mại, Quản trị kinh doanh.
Theo ông, "Thứ nhất, phải xác định SV đi thực tập, làm việc chứ không phải đi chơi, đi du lịch. Mỗi tháng các em được trả 520 USD Sing và tiền làm thêm giờ. Thứ hai, việc đi như thế này, nhà trường đã thông báo rõ ràng về nơi làm việc, công việc sẽ làm, các điều kiện chế độ làm việc cũng được thông báo rõ ràng. Thứ ba, SV hoàn toàn tự nguyện."
"Hiện ở Việt Nam chỉ có Trường ĐH Ngoại thương, RMIT, Bách khoa Hà Nội là có SV được chọn đi. Các em muốn đi đều phải có đơn từ và phụ huynh ký vào đó. Ở đây có quan hệ hết sức chặt chẽ giữa nhà trường với công ty cung cấp dịch vụ nguồn nhân lực và đơn vị sử dụng lao động bằng các hợp đồng thỏa thuận" - lời ông Châu.
Mục đích của nhà trường khi đưa SV đi thực tập là để học phong cách môi trường làm việc hiện đại,. Thêm vào đó, các em có cơ hội tăng thêm khả năng ngoại ngữ và có kinh nghiệm xin việc khi ra trường.
Hiện nay, nhà trường đã yêu cầu toàn bộ gần 50 em đang thực tập ở Singapore viết báo cáo tình hình công việc. "Nếu em nào cảm thấy vất vả thì các công ty sẽ tạo điều kiện cho về".
Trước những búc xúc của SV, ông Hoàng Văn Châu cho rằng: "Các em cần phải xác định các em đang đi thực tập và làm việc chứ không phải đi du lịch, thế nên có những cực nhọc trong công việc là hoàn toàn không thể tránh khỏi".
Ông Vũ Hoàng Nam, Trưởng phòng Hợp tác quốc tế, Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội
Trường không có lợi gì?
Việc SV phải giúp khách cởi quần đi vệ sinh theo ông Châu phải xác nhận lại xem có thực không: "Giả sử có, SV phải có ý kiến mình không làm nữa. Nhưng nếu chỉ 1 trường hợp như vậy thì không có gì đáng xấu hổ cả. Người tàn tật, không tự đi được thì mình có thể giúp đỡ".
Chuyện các em phản ánh bị phân biệt đối xử, ông Châu cho rằng có thể xảy ra: "Nếu thế mình phải có phương pháp đối xử lại. Vấn đề là mức độ có nặng nề hay không".
Về phản ánh chất lượng đồ dùng sinh hoạt, mạng Internet ông Nam cho biết: "Đúng là có chuyện đồ dùng kém, song hợp đồng không nói đến việc hỗ trợ. Tuy nhiên, Trường ĐH Ngoại thương là đối tác đầu tiên của họ, họ muốn tạo điều kiện thêm cho SV và họ nói là cung cấp thêm cho các em".
Còn vấn đề về lương và trợ cấp theo ông Nam đúng là có chuyện chậm về trả phụ cấp nhưng giờ các em đều đã nhận được. Sau thắc mắc về giờ làm từ 1-9h SV đã được giải quyết không phải làm ca này nữa, thời gian làm còn lại cũng được chia làm hai và có giờ nghỉ.
Sắp tới sẽ có thêm một đợt SV của trường này (ở cả 2 cơ sở Hà Nội và TP.HCM) được gửi sang thực tập tại Singapore. Hiệu trưởng Hoàng Văn Châu cho rằng: "Việc này chỉ có lợi cho SV. Nhà trường không có lợi gì ngoài mất công đi liên hệ rồi chịu trách nhiệm nếu có chuyện gì xảy ra".
Theo VNN
Nam sinh KHXH&NV giành quán quân cuộc thi 'nói tiếng Việt' Cuộc thi "Mật mã ngôn từ" đã khép lại với chiến thắng dành cho bạn Nguyễn Minh Chính (ĐH KHXH&VN, TP.HCM) sau hơn một tháng tranh tài đầy căng thẳng. Mật mã ngôn từ là cuộc thi nói lần đầu tiên được tổ chức dành cho đối tượng là các bạn sinh viên TP.HCM với mục đích tạo một sân chơi để các...