SV Đà Nẵng thiết kế xe lăn điện cho người khuyết tật
Trong một buổi đi chơi cùng nhau, nhìn cảnh người bán vé số tàn tật lê lết trên đường bằng hai chiếc ghế nhỏ, 4 chàng sinh viên ĐH Bách khoa Đà Nẵng nảy ra ý tưởng chế tạo, nâng cấp chiếc xe lăn điện như một món quà cho những con người thiếu may mắn.
Đề tài thiết kế, chế tạo xe lăn điện tuy không phải là mới nhưng bằng niềm đam mê khoa học, 4 chàng sinh viên ngành Sản xuất tự động ( khoa Kỹ sư chất lượng cao) là Nguyễn Minh Sang, Lưu Quốc Kỳ, Võ Thịnh Bảo, Đặng Văn Tuấn đã tìm lối đi mới trong sản phẩm lần này. Dưới sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Đoàn Quang Vinh, kết quả của sự nỗ lực trong mấy tháng liền là sản phẩm đã được đánh giá cao và giành giải Nhất trong hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học ĐH Đà Nẵng 2012.
4 chàng sinh viên và sản phẩm xe lăn điện.
Đây là đề tài nghiên cứu ứng dụng Ergonomics để thiết kế, chế tạo nâng cấp xe lăn điện với nhiều tính năng phục vụ, hỗ trợ người tàn tật và người già trong sinh hoạt hàng ngày. Thiết kế tập trung vào các cơ cấu truyền chuyển động của xe lăn nhằm đảm bảo các yếu tố tiện nghi – hiệu quả – an toàn- dễ sử dụng.
Nếu như các thiết kế về xe lăn điện trước đây chỉ đơn thuần sử dụng trong việc đi lại thì thiết kế lần này của các SV ĐH Bách khoa Đà Nẵng còn mang tính hỗ trợ sinh hoạt tối đa. Cơ cấu xoay tựa lưng, nâng hạ chân và tựa đầu tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng, thư giãn cho người sử dụng. Bên cạnh đó, phần ghế ngồi được thiết kế đóng mở bô vệ sinh, tạo sự thoải mái chủ động cho người sử dụng. Tất cả các chuyển động của xe được kiểm soát bằng một cần điều khiển (Joystick) duy nhất, tiện lợi hơn rất nhiều so với các thiết kế bằng nút bấm hiện nay. Một nét mới đáng kể đó là hệ thống đèn chiếu sáng ban đêm, đèn xi nhan, còi giúp người sử dụng phương tiện trong mọi trường hợp.
Thiết kế này đã được chọn tham dự giải thưởng “Tài năng khoa học trẻ toàn quốc năm 2012″.
Hiện nay nhóm đang nghiên cứu đưa thêm nhiều tính năng mới như xe có hệ thống chuyển đổi năng lượng, xe leo cầu thang, xe gắn thêm hệ thống định vị GPS, xe sử dụng giọng nói và sóng não để điều khiển.
Video đang HOT
Diệu Ái
Theo dân trí
"Hậu trường" chiến thắng của đội vô địch Robocon 2012
Đứt tay, cháy sém mặt hay nhịn đói đến mức suýt ngất, lo lắng không ngủ được.. là chuyện "hậu trường" mà 12 thành viên đội LH CATUS (ĐH Lạc Hồng) nếm trải trước khi bước tới ngôi vô địch cuộc thi Sáng tạo robot Việt Nam (Robocon) 2012.
Những trận cọ xát căng thẳng
Tham gia cuộc thi Sáng tạo robot Việt Nam, Trường ĐH Lạc Hồng đầu tư nghiêm túc, công phu đến mức khắc nghiệt. Hầu hết các trước, đầu năm nay mới làm thì từ tháng 8 năm ngoái, ngay sau khi nhận được đề thi, trường đã phát động cuộc thi ý tưởng thiết kế robot trên máy tính bằng mô hình.
Sau đó các ý tưởng lại trải qua vòng báo cáo, thực thi bằng mô hình mẫu xem có khả thi hay không mới tiến hành chế tạo. Từ 29 đội, trường chọn ra được 15 đội đi thi đấu và có 12 đội vòng đến vòng chung kết.
Để tới vòng chung kết toàn quốc, đội LH CATUS 2 đã trải qua ít nhất 5 lần thi đấu cọ xát từ quy cấp trường, cấp khu vực.
Đội LH CATUS tại vòng thi đấu khu vực.
ThS Nguyễn Bá Thuận, Trưởng đoàn Robot ĐH Lạc Hồng cho hay, điểm nổi bật nhất của robot LH CATUS 2 là giải quyết được bái toán robot điều khiển bằng tay cùng ưu thế xuất phát rất nhanh. Điều này đòi hỏi sự linh hoạt đảm bảo cho bộ máy robot vận hành tốt với tốc độ đảm bảo nhất có thể.
Đội LH CATUS gồm 12 thành viên là các SV từ năm nhất đến năm tư đến từ 2 khoa Cơ điện và Điện - Điện tử chia thành 2 nhóm CATUS 1 và CATUS 2. Ít ai biết rằng, đội đặt nhiều hy vọng ở CATUS 1 vì vi mạch và ổn định, thậm chí ở vòng ngoài đã tin tưởng CATUS 1 sẽ làm nên chuyện. Thế nên khi CATUS 2 trở thành nhóm "đối đầu" với BK-SPIRIT (ĐH Bách khoa Đà Nẵng) để giành chiến thắng cũng là một bất ngờ với tất cả các thành viên.
Ba chàng trai của nhóm LH CATUS 2 trực tiếp điều khiển robot thi đấu. Từ trái qua: Đoàn Văn Chương, Nguyễn Hữu Trọng, Trần Văn Hùng.
Trong đêm chung kết tối 13/5, trước khi ra thi đấu, LH CATUS 2 gặp sự cố khi... robot gặp trục trặc, không điều khiển được như ý muốn. Ba bạn điều khiển robot thi đấu gồm Nguyễn Hữu Trọng, Đào Văn Chương, Trần Văn Hùng đã tận dụng thời gian ít phút dành cho ca nhạc lập tức thảo luận và đưa ngay phương án tháo gỡ.
ThS Nguyễn Bá Thuận - Trưởng đoàn Robot ĐH Lạc Hồng cho hay, để chuẩn bị cho cuộc thi châu Á -Thái Bình Dương sắp tới, thời gian này đội sẽ tiếp tục cải tiến robot thi đấu và tập luyện cho các sinh viên kinh nghiệm trận mạc để có thể chinh phục những đỉnh núi cao hơn.
"Đặc biệt đội cũng rất linh hoạt trong việc thi đấu, không đơn thuần chỉ là hạn chế tốc độ của đối thủ. Khi xác định không lấy được giỏ hàng này thì bọn em lập tức chuyển qua giỏ hàng thứ 2 chứ không để mất thời gian khởi động", Nguyễn Hữu Trọng cho hay.Ăn ngủ cùng robot
Để thiết kế được những con robot tham gia cuộc thi, trước đã phá đi làm lại hàng chục lần cho ý tưởng, cấu tạo, thiết kế... Nhiều ý tưởng "nằm trên giấy" rất tuyệt nhưng khi thực hiện lại không thành, hoặc làm sai buộc phải thay đổi ý tưởng khác hay làm lại.
Nhiều hôm nhóm bắt đầu từ 7 giờ sáng cho đến 4 giờ chiều vẫn không hề nghỉ tay dù chỉ để ăn ổ bánh mỳ hay ngụm nước. Bởi ý tưởng đã đến thì phải làm, làm chưa ưng ý phải chỉnh ngay chứ không ai dừng được.
Hậu trường chế tạo robot của nhóm trải qua rất nhiều tình huống ly kỳ.
Chưa kể nhóm còn thức trắng để luyện tập cho việc thi đấu vì phải luyện nhiều, cọt xát thật nhiều mới biết sai sót ở đâu để kịp thời khắc phục.
Trong khi chế tạo việc đứt tay, cháy mặt... thì bạn nào cũng gặp. Bạn Trần Quang Vũ (bộ phận điểu khiển tự động) cho hay mới đầu nhóm còn thuê thợ hàn, làm đến đâu xách đồ đi hàn tới đó. Sau đó, thấy quá bất tiện vì việc phá đi làm lại rất nhiều nên lại phân nhau... đi học hàn. Để hàn được thành thạo nhiều bạn đã cháy tay, lửa bắn té vào mặt.
"Mỗi khi căng thẳng quá bọn em lại đi chơi, hát hò, chơi tạt lon... Trước ngày thi đấu còn rủ nhau đi chùa cầu may. Không phải mê tín nhưng điều này giúp mình nhẹ nhõm, bớt áp lực và yên tâm hơn", bạn Trần Quang Vũ tiết lộ.
Những tháng ngày cùng nhau ăn ngủ thất thường đó không làm họ nản chí mà như tiếp thêm sức cho mỗi người để họ cùng sáng chế ra những chú robot thông minh và có tính dụng thực tiễn cao.
Sau khi mừng chiến thắng bằng cách nghỉ ngơi để giảm căng thẳng, đội CATUS lại hẹn nhau "ăn ngủ" ở nhà xưởng chế tạo robot để chuẩn bị cho cuộc thi sáng tạo Robot châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại Hong Kong vào tháng 8 tới
Hoài Nam
Theo dân trí
Giảng dạy về Trường Sa ở trường phổ thông UBND tỉnh Khánh Hòa vừa phê duyệt kết quả đề tài Nghiên cứu, biên soạn tài liệu giảng dạy và học tập lịch sử Khánh Hòa ở trường phổ thông. Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn. UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở KH&CN công bố kết quả của đề tài, Sở GD&ĐT triển khai ứng dụng kết quả...