Suýt mất mạng do tai nạn đứt đôi khí quản
Kết quả nội soi phế quản cấp cứu, các bác sỹ ghi nhận, bệnh nhân bị đứt khí quản đoạn 1/3 trên.
Suýt mất mạng do hóc xương cá dứaSuýt mất mạng do bị cua bể cắpSuýt mất mạng do tự ý sử dụng thuốcCon trai suýt mất mạng vì uống đơn thuốc mẹ tự mua
Ngày 10/3, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, các BS của BV vừa cứu sống bệnh nhân bị đứt đôi khí quản do tai nạn.
Theo đó, em Đ.T.D (SN 2002, ngụ Sóc Trăng), chở em đi học bằng xe máy, do không thấy dây giăng tại công trường nên bị vướng vào cổ, ngã xuống đường.
Sau phẫu thuật, thanh quản bệnh nhân đóng mở tốt.
Video đang HOT
Sau khi ngã, em D. thấy xây xát vùng cổ, ngực, khạc ít máu tươi nên không đi khám. Bốn ngày sau tai nạn, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng phù nề vùng cổ, khàn giọng, khó thở nên đến BV địa phương khám và được chuyển ngay đến BVĐKTƯCT trong tình trạng khó thở tím môi khò khè nghe tiếng rít thanh quản dấu hiệu lép bép da từ hàm dưới bên trái đến ngực trái vết thương trầy xước cổ và ngực trái.
Sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục.
Qua thăm khám, các BS chẩn đoán: Tràn khí trung thất tràn khí màng phổi hai bên tụ khí vùng cổ và thành ngực. Kết quả nội soi phế quản cấp cứu ghi nhận, bệnh nhân bị đứt khí quản đoạn 1/3 trên chỉ định phẫu thuật dẫn lưu màng phổi cấp cứu do Ths-BS Trương Minh Thương BSCK2 Nguyễn Thanh Liêm thực hiện.
Bệnh nhân được theo dõi tại khu hồi sức sau phẫu thuật và phẫu thuật khâu lại khí quản bị đứt, do BSCK2 Lâm Chánh Thi BSCK1 Lưu Tuyết Kiều thực hiệ. Các BS bộc lộ khí quản thấy sụn khí quản 1,2 vỡ nát, đứt đôi xử lý tổn thương lấy bỏ phần sụn khí quản 1,2 vỡ nát khâu sụn khí quản vào thanh quản.
Hiện, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, thở thông qua canuyn chân canuyn khô tốt, bệnh nhân sinh hoạt gần như bình thường.
Theo BSCK2 Lâm Chánh Thi, chấn thương thanh – khí quản ít gặp trong thực tế lâm sàng. Đây là loại chấn thương có tỷ lệ tử vong cao, đứng thứ 2 sau chấn thương sọ não trong các chấn thương đầu mặt cổ, do khó thở xảy ra ngay khi chấn thương hoặc thứ phát sau vài giờ, thậm chí sau 24 giờ.
“Đặc biệt tỷ lệ di chứng xơ sẹo cao, ảnh hưởng đến thở, phát âm. Việc khắc phục những di chứng này gặp rất nhiều khó khăn, không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở những quốc gia có nền y học tiên tiến nhất”, BS Thi nói.
Đột ngột bị khó nói, hai người nguy kịch vì đột quỵ não
Sáng 8/3, bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa cứu sống hai bệnh nhân bị đột quỵ nguy kịch.
Chị L.N.V (51 tuổi, ngụ quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đột ngột nói khó, liệt nửa người. Bệnh nhân được đưa vào bệnh viện trong tình trạng mắt mở không tiếp xúc, mất ngôn ngữ (không nói được, không hiểu y lệnh bác sĩ), liệt nặng nửa người.
Bác sĩ xác định bệnh nhân bị đột quỵ cấp. Kết quả chụp CT sọ não, mạch máu não, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị tắc động mạch não giữa bên trái. Bệnh nhân được chỉ định can thiệp nội mạch lấy huyết khối.
Bệnh nhân V. đã tỉnh tảo
Sau 1 giờ can thiệp, mạch máu não bệnh nhân được tái thông hoàn toàn.
Trong lúc ê kíp can thiệp bệnh nhân V., bệnh viện lại tiếp nhận bệnh nhân N.V.H. (68 tuổi, ngụ huyện Châu Thành A, Hậu Giang) đột ngột liệt tứ chi, méo miệng, không nhận ra người thân. Kết quả chụp CT, bác sĩ phát hiện bệnh nhân có hẹp nặng động mạch thân nền.
Bác sĩ tiến hành can thiệp cho bệnh nhân. Sau 1 giờ can thiệp, động mạch thân của bệnh nhân được tái thông hoàn toàn. Hai bệnh nhân dự kiến ra viện vào ngày mai.
Bác sĩ thăm khám bệnh H.
TS.BS Hà Tấn Đức - Trưởng Khoa đột qụy cho biết, đột quỵ là bệnh gây tử vong và tàn phế rất cao.
"Đây là bệnh nguy hiểm tới tính mạng, để lại di chứng nặng nề nếu không kịp thời phát hiện, nhanh chóng xử trí. Đột qụy làm cho phần não bị thiếu oxy, tế bào não tổn thương chỉ sau vài phút. Sau khi đột qụy xảy ra, mỗi phút trôi qua có gần 2 triệu tế bào não bị hư hại.
Chính vì vậy, người bệnh cần được điều trị càng sớm càng tốt và biện pháp điều trị hiệu quả nhất là "tái tưới máu cho não".
Khoảng thời gian giúp bệnh nhân đột quỵ có khả năng phục hồi tốt được gọi là "thời gian vàng", được tính từ lúc người bệnh bắt đầu có những dấu hiệu của bệnh đến sau từ 3-6 giờ", bác sĩ Đức nói.
Cụ bà bỏ quên ống thông niệu quản 9 năm trong người Cụ bà 86 tuổi "ngại" đi tái khám, lâu dần quên mất trong cơ thể mình vẫn còn 1 ống thông niệu quản (sonde JJ) và cuộc hẹn rút ống sonde với bác sĩ. Ngày 4/3, BSCK2 Phạm Thanh Phong, Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (BVĐKTƯCT) cho biết, các BS của BV vừa phẫu thuật...