Suýt chết do dùng thuốc nam chữa vô sinh
Chị N bị ngộ độc chì do dùng thuốc nam. (Ảnh minh họa)
Ngày 22/8, Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, TT vừa tiếp nhận bệnh nhân bị ngộ độc chì do dùng thuốc Nam chữa vô sinh.
Chị L.T.N 22 tuổi, quê ở Ninh Bình cho biết, sau 8 tháng lấy chồng nhưng không có thai, chị được bạn bè giới thiệu đến nhà thầy lang bắt mạch, bốc thuốc.
Chị N đã được thầy lang cho dùng 3 loại thuốc, trong đó 1 loại thuốc dạng lá để sắc uống và 2 loại viên để uống. Sau 10 ngày dùng thuốc, chị N thấy đau mỏi toàn thân, cảm giác trống ngực, đau bụng… nên đã đi khám tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả, bác sĩ đã xác định chị N bị ngộ độc chì khá nặng.
Với trường hợp bệnh nhân N. dù nhập viện để giải độc chì từ đầu tháng 7 nhưng vẫn chưa phục hồi hoàn toàn. Trong thời điểm này, bệnh nhân cũng được khuyến cáo chưa thể có con.
Video đang HOT
Các bác sĩ cảnh báo chì là một kim loại rất độc, làm giảm khả năng sinh sản của cả nam và nữ. Chì từ máu của mẹ dễ dàng truyền sang bào thai và nhiễm độc cho con. Đồng thời, thai phụ nhiễm độc chì dễ bị sảy thai, đẻ non.
Thu Trịnh
Theo Khampha
Suýt chết vì dùng thuốc nam trị nóng trong người
Chị Vũ Thị H. (31 tuổi, ngụ huyện Văn Giang, Hưng Yên) nhập viện cấp cứu trong tình trạng mặt sưng vù, ban đỏ toàn thân, mụn mọc dày đặc hai bên má... sau khi uống và bôi thuốc dạng cao của một thầy lang gần nhà.
Thấy nóng trong người, chị H. đã đến nhà một thầy lang và được cho thuốc dạng cao để uống và bôi giải độc. Sau khi sử dụng thuốc, mặt chị H. sưng vù, mụn mọc dày đặc hai bên má, mắt sưng to khó chịu, ban đỏ toàn thân đặc biệt là hai chân... Ngày 25/5, gia đình đưa chị H. tới Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu.
Ban đỏ nổi dày đặt ở chân chị H. sau khi bôi thuốc dạng cao
Theo bác sĩ Bùi Văn Khánh, Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng (Bệnh viện Bạch Mai- Hà Nội), bệnh nhân bị mắc hội chứng AGEP do dị ứng thuốc nam trong tình trạng rất nặng, tiên lượng phải điều trị kéo dài. Trước đó, trung tâm này cũng đã tiếp nhận một số trường hợp dị ứng thuốc nam khá nặng sau khi "cắt thuốc" tại nhà thầy lang uống để chữa bệnh khớp, táo bón...
Thuốc dạng cao lỏng và đặc mà chị H. đã sử dụng
PGS. TS Nguyễn Văn Đoàn, Giám đốc Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, cho biết tình trạng dị ứng thuốc nam xuất hiện ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, đến nay chưa có loại máy móc nào có thể phân tích hết các thành phần dược chất của một chén thuốc nam để tìm ra đích danh thủ phạm gây dị ứng.
Tại trung tâm này có khoảng 20% các ca bệnh dị ứng từ thuốc nam. Dị ứng thuốc nam có nhiều thể lâm sàng nặng như: đỏ da toàn thân, hồng ban, viêm da dị ứng nhiễm độc, hội chứng Strvens - Johnso... với những biểu hiện tổn thương da, ngứa, sốt, mày đay, thậm chí loét trợt các hốc tự nhiên, tổn thương các cơ quan nội tạng.
TS Đoàn cảnh báo dị ứng thuốc nam thường rất nặng vì bệnh nhân không chỉ có các biểu hiện ngoài da mà nhiều trường hợp còn tổn thương gan, thận, suy đa tạng có thể dẫn đến tử vong.
Theo N.Dung
Người lao động
Chữa vô sinh: Đừng để quá muộn Khoảng 15% cặp vợ chồng bị vô sinh nhưng mới chỉ 1-3% các cặp đi chữa trị. Và họ chỉ đến bệnh viện khi đã qua cửa nhiều ông bà lang, và đến bệnh viện khi đã quá muộn. Đó là thông tin TS Vương Văn Vệ - Giám đốc Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội cung cấp. "Tử" nghiệp...