Suy thận cấp vì làm việc dưới trời nắng nóng
Người đàn ông 46 tuổi được đưa vào cấp cứu trong tình trạng co rút các cơ toàn thân, máu cô đặc, tăng men gan, suy thận cấp.
Bệnh nhân rối loạn điện giải, suy thận cấp do làm việc ngoài trời nắng nóng kéo dài. Ảnh: BVCC.
Các bác sĩ khoa Thận – Lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cho biết thời gian gần đây, đơn vị tiếp nhận điều trị nhiều bệnh nhân bị rối loạn điện giải, suy thận cấp do cơ thể mất nước nhiều khi lao động ngoài trời nhiều giờ.
Trường hợp đầu tiên là anh L.V.T. (46 tuổi, trú tại huyện Bắc Yên, Sơn La), làm nghề xây dựng, phải lao động thời gian dài ngoài trời nắng nóng. Anh được đưa vào cấp cứu trong tình trạng co rút các cơ toàn thân, đặc biệt vùng bắp chân, huyết áp tăng.
Trường hợp khác là Đ.V.T. (64 tuổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh), là ngư dân. Ông nhập viện với triệu chứng tê bì chân tay, chuột rút liên tục, đau cơ.
Hai bệnh nhân trên đều có kết quả xét nghiệm máu cô đặc, tăng men gan, suy thận cấp, phải truyền dịch, bù nước và điện giải. May mắn, sau 3 ngày điều trị tích cực, chức năng thận của các bệnh nhân đã ổn định, sức khỏe hồi phục tốt.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Lương Minh Tuyến, Phó trưởng khoa Thận – Lọc máu, Bệnh viện Bãi Cháy, trong thời tiết nắng nóng, mọi người có thể bị mất nước, rối loạn điện giải với biểu hiện triệu chứng như nhức đầu, mệt mỏi, lả người, ù tai, hoa mắt, tụt huyết áp, buồn nôn, tim đập nhanh và mạnh, chuột rút, tay chân co quắp, co giật… Nguy hiểm hơn là biến chứng suy thận cấp, sốc nhiệt, hôn mê và có thể ảnh hưởng tính mạng.
“Những trường hợp bệnh nhân nhập viện do nắng nóng ở mức độ nhẹ có thể được điều trị tại khoa thường, bù nước và điện giải, tránh suy thận cấp. Bệnh nhân nặng bị sốc nhiệt có thể phải lọc máu, điều trị hồi sức tích cực”, bác sĩ Tuyến cho hay.
Theo dự báo, thời gian tới, miền Bắc và Trung vẫn sẽ có nhiều đợt nắng nóng với nền nhiệt cao kéo dài. Để phòng tránh tác hại nguy hiểm của nắng nóng đến sức khỏe, các bác sĩ khuyến cáo mọi người nên hạn chế đi ra ngoài trong khoảng thời gian nhiệt độ tăng cao, từ 10h đến 17h. Nhóm người lao động hoặc di chuyển ngoài trời phải cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, các biện pháp chống nắng nóng.
Video đang HOT
Mọi người cần uống đủ nước hàng ngày, hàng giờ để bù lượng nước mất đi. Đặc biệt, những trường hợp làm việc ngoài trời có thể phải bù 3-4 lít nước và nên bổ sung thêm điện giải tránh biến chứng suy thận cấp do mất nước.
Mọi người cũng cần hạn chế gió quạt lùa thẳng vào người, đặc biệt với trẻ nhỏ. Nếu sử dụng điều hòa, nên để nhiệt độ từ 28-29 độ và hạn chế thay đổi môi trường đột ngột từ trong phòng điều hòa ra ngoài trời nóng hoặc ngược lại.
Người bị say nắng cần được đưa ra khỏi môi trường nắng, đặt nằm ở nơi thoáng mát có bóng râm càng sớm càng tốt, nới lỏng quần áo, chườm mát bằng nước lạnh, bổ sung nước uống hoặc nước oresol… và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để tránh nguy cơ, biến chứng nặng do mất nước, mất điện giải.
Ngày càng nhiều người trẻ suy thận
Suy thận ở người trẻ tuổi ngày càng tăng, nhiều ca lần đầu phát hiện bệnh cũng là lúc phải chạy thận cấp cứu.
Chị PTY (28 tuổi, ngụ TP.HCM) nhập BV Nguyễn Tri Phương trong tình trạng phù toàn thân, khó thở, chức năng thận giảm thấp. Cùng với đó còn có biểu hiện các biến chứng của suy thận mạn như thiếu máu, rối loạn canxi - phosphor.
Suy thận vì... "nghiện" trà sữa, nước ngọt
Khai thác bệnh sử, bác sĩ ghi nhận chị Y không có tiền căn bệnh lý. Tuy nhiên, chị cho biết thường xuyên uống trà sữa từ khi học cấp III, khoảng 2-3 ly mỗi ngày, có ngày không ăn cơm, chỉ uống trà sữa.
Cách lúc nhập viện một tháng, chị Y xuất hiện phù tăng dần, tiểu ít đi. Siêu âm bụng ghi nhận hai thận teo nhỏ, mất phân biệt tủy vỏ, BS chẩn đoán bị phù phổi cấp do quá tải thể tích tuần hoàn.
Chị Y được theo dõi tổn thương thận cấp nghĩ do độc chất, theo dõi bệnh thận mạn giai đoạn V, tăng huyết áp, thiếu máu và đặt catheter (ống thông nhỏ, mỏng) chạy thận cấp cứu. Sau đó, chị tiếp tục được chạy thận và theo dõi chức năng thận hơn ba tháng. Ghi nhận chức năng thận không phục hồi, bác sĩ (BS) xác định chị đã suy thận mạn giai đoạn cuối, hiện đang chạy thận định kỳ tại BV.
BS Vũ Thị Minh Hoa đang khám cho một bệnh nhân trẻ chạy thận định kỳ tại BV Nguyễn Tri Phương. Ảnh: THẢO PHƯƠNG
Tiếp đó là anh NMT (25 tuổi) có thói quen uống khoảng 10 lon nước ngọt/ngày hơn năm năm nay và chưa từng ghi nhận bất thường về thận.
Trước nhập viện một tháng, anh T có triệu chứng mệt, mờ mắt, đau đầu, huyết áp cao nhưng không đi khám. Hai tuần sau thấy mệt nhiều hơn, đi khám tại BV tỉnh anh được chẩn đoán tổn thương thận cấp, không rõ điều trị.
Theo thống kê của Hội Ghép tạng Việt Nam, đến nay Việt Nam có khoảng 7.500 trường hợp ghép tạng, trong đó ghép thận chiếm tỉ lệ cao nhất.
Sau đó anh T về nhà tự uống cỏ mực 4-5 ngày, thấy không cải thiện. Anh lên TP.HCM khám, xét nghiệm kiểm tra thấy chức năng thận và độ lọc cầu thận giảm thấp.
Khám tại BV Nguyễn Tri Phương, các BS ghi nhận anh bị phù hai chân, nhìn mờ, chức năng thận giảm thấp, chẩn đoán mắc hội chứng thận hư, thận viêm. Đồng thời, anh T có biểu hiện các biến chứng của suy thận mạn như thiếu máu, rối loạn canxi - phosphor; hai thận teo nhỏ...
Sau hơn ba tháng chạy thận và theo dõi chức năng thận ghi nhận thận không phục hồi, BS xác định anh bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Hiện anh T đã được mổ cầu tay, chuẩn bị chạy thận định kỳ.
Người trẻ suy thận có xu hướng tăng
PGS-TS-BS Nguyễn Bách, Trưởng khoa Nội thận - Lọc máu (BV Thống Nhất), cho biết khoa đang theo dõi, điều trị cho nhiều bệnh nhân suy thận (người trẻ chiếm 20%). Trong đó có đến 60% suy thận mạn giai đoạn cuối.
"Hiện có khoảng 80 bệnh nhân trẻ đang điều trị thận nhân tạo và lọc màng bụng, ghép thận tại khoa. Nhiều người trẻ lần đầu phát hiện bệnh thận cũng là lúc phải đặt catheter chạy thận cấp cứu. Đáng báo động, tỉ lệ này ngày càng tăng" - BS Bách thông tin.
Theo BS CKII Vũ Thị Minh Hoa, Trưởng khoa Thận - Lọc máu (BV Nguyễn Tri Phương), bệnh nhân trẻ đến khám tại phòng khám thận của BV có tăng so với trước. Khoa đang có khoảng 320 bệnh nhân chạy thận định kỳ, trong đó 15% có tuổi đời 19-40 (trước đây bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi ngoài 60).
"Hầu hết người đến khám thận do kết quả khám sức khỏe định kỳ ghi nhận thận yếu, có triệu chứng tiểu đêm nhiều, đau lưng. Không ít người trong đó đã bị suy thận mạn tính" - BS Hoa nói.
Cũng theo BS Hoa, trước đây bệnh nhân trẻ hầu như mắc suy thận do bệnh lý bẩm sinh, bệnh lý tiềm ẩn (miễn dịch) âm thầm gây tổn thương thận hay bệnh lý di truyền (thận đa nang). Thời gian gần đây, BV ghi nhận nhiều người trẻ suy thận cấp do sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc, tự uống thuốc điều trị thời gian dài, dinh dưỡng không hợp lý...
Bệnh diễn tiến âm thầm, khó khỏi hẳn
Theo BS Hoa, những người suy thận cấp sau điều trị nhưng chức năng thận không phục hồi có thể suy thận mạn, phải chạy thận định kỳ, lọc màng bụng hoặc ghép thận. Nếu sau điều trị chức năng thận phục hồi, bệnh nhân vẫn phải theo dõi định kỳ, tái khám, đảm bảo chế độ sinh hoạt, ăn uống khoa học để không có biến chứng suy thận mạn.
"Bệnh nhân suy thận cấp phải lọc máu cấp tính, sau điều trị chức năng thận có phục hồi so với lúc cấp cứu nhưng sau này đa số vẫn suy thận mạn giai đoạn II, III, IV, không trở về như bình thường. Một số rơi vào tình trạng suy thận mạn giai đoạn cuối, phải chạy thận định kỳ" - BS Hoa nói.
BS Hoa cũng chia sẻ thêm bệnh thận không có triệu chứng rõ ràng, giai đoạn nhẹ khó nhận biết. Khi bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng đồng nghĩa là đã ở giai đoạn nặng.
Về nguyên nhân dẫn đến suy thận nặng, theo BS Bách, thứ nhất là bệnh lý viêm cầu thận, chủ yếu gặp ở nam giới. Bệnh nhân không có biểu hiện cụ thể, chỉ có thể phát hiện bằng cách xét nghiệm, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là huyết áp cao. Vì vậy, đa số bệnh nhân được chẩn đoán viêm cầu thận khi đã ở giai đoạn muộn.
Thứ hai là viêm ống kẽ thận. Người mắc bệnh chủ yếu do lạm dụng thuốc và hóa chất. Theo một số nghiên cứu, nguyên nhân này gặp nhiều hơn ở người Việt.
"Để phát hiện sớm bệnh thận, người dân nên đo huyết áp định kỳ, khám tầm soát bằng cách xét nghiệm nước tiểu tìm chất đạm và xét nghiệm độ lọc cầu thận" - BS Bách khuyến cáo.
Suy thận cấp sau điều trị khỏi sốt xuất huyết Tổn thương thận cấp sau khi điều trị ổn định bệnh sốt xuất huyết khá hiếm gặp, là một trong những biến chứng ít được chú ý và chưa được nghiên cứu nhiều. Tiến sĩ Mai Thị Hiền thăm khám cho người bệnh. (Ảnh: BVCC) Sau 5 ngày khỏi bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân N.V rơi vào triệu chứng mệt mỏi, tăng...