Suy sụp vì nuôi người ở để “phục vụ” chồng
Mỗi khi anh trở về giường và ôm tôi ngủ, tôi lại thấy ghê tởm chồng. Mùi nồng nồng của cuộc ái ân, mùi của người phụ nữ khác ám trên cơ thể anh làm tôi thấy buồn nôn.
Tôi và Tuấn quen nhau được 3 năm thì cưới. Anh là một người đàn ông chuẩn mực mà cô gái nào cũng mơ ước. Anh mở một công ty tư nhân nhỏ, làm ăn cũng lời lãi. Gia đình anh lại căn bản, bố mẹ đều là nhân viên nhà nước.
Anh là một người yêu, một người chồng tuyệt vời. Anh dịu dàng và thấu hiểu phụ nữ. Thời gian 3 năm yêu nhau, đã có những lúc anh đòi hỏi “quan hệ” nhưng vì tôi nói muốn giữ trọn đến ngày cưới nên anh tôn trọng và không nhắc lại việc ấy nữa.
Đêm tân hôn cũng là lần đầu tiên tôi trải nghiệm chuyện đó. Tất cả đối với tôi như một cơn ác mộng, chẳng có gì lãng mạn hay sung sướng như mọi người vẫn kháo nhau. Nỗi đau đớn tột cùng khi thực hành chuyện ấy vẫn tiếp diễn trong nhiều ngày sau đó.
Thế mà khi anh hỏi về chuyện đó, tôi vẫn phải trả lời cảm giác rất tốt. Tôi biết anh rất cố gắng và coi trọng chuyện hòa hợp về mặt thể xác giữa 2 vợ chồng. Tôi không muốn làm anh buồn.
Nhưng càng thấy vẻ mặt “giả vờ thích thú” của tôi, anh càng lấy đó làm hài lòng và tăng cường chuyện ấy. Tôi không hiểu sao anh có sức lực để sex nhiều đến vậy. Trong khi mỗi lần nghĩ đến đêm nay phải thực hành chuyện ấy là tôi rùng mình sợ hãi.
Chồng tôi lên mạng lùng tìm đủ thứ bí quyết, rồi tải nhiều phim sex về để chúng tôi học tập và làm theo. Quả thực suốt thời gian chiều theo những sở thích ấy của anh, đối với tôi không khác gì địa ngục.
Video đang HOT
Đến một ngày, tôi không thể chịu nổi nữa và kể hết cho anh nghe cảm giác của mình. Anh rất sốc khi biết được sự sợ hãi của tôi. Lúc đầu, anh cố gắng đưa tôi đi điều trị tâm lí nhưng không tác dụng. Tôi vẫn ghét cảm giác phải chung đụng cơ thể với anh mỗi đêm.
Cuối cùng, anh bỏ cuộc. Việc sex giữa chúng tôi ngừng hẳn. Anh thường xuyên phải tự giải quyết. Thỉnh thoảng khó chịu quá, không nhịn được, tôi cũng chiều anh. Thế nhưng, khi thấy tôi co rúm lại căng thẳng, anh lại bị mất hứng.
Trong sinh hoạt thường ngày, chúng tôi vẫn là cặp vợ chồng hạnh phúc. Sáng sáng, chúng tôi vẫn cùng nhau chạy bộ, anh vẫn đều đặn đưa đón tôi đi làm. Tôi vẫn luôn nấu những bữa ăn ngon miệng cho chồng. Dù tất cả mọi thứ khác đều hòa hợp nhưng việc không có sex tạo nên bức tường vô hình giữa chúng tôi.
Từ ngày biết sự thật về tôi, anh trầm lặng hơn hẳn. Tôi từng bắt gặp nhiều lần anh hút thuốc trầm tư ở ngoài ban công. Một lần, anh uống rượu say mèm trở về nhà. Khi tôi đỡ anh vào phòng, anh ngồi gục đầu và khóc.
Anh tự trách mình là thằng đàn ông tồi tệ đã không quan tâm đến tôi ngay từ đầu để sự việc đến mức này. Anh nói cuộc hôn nhân này quá lập dị, quá căng thẳng so với sức chịu đựng của anh.
Ngày hôm sau, quên hết mọi chuyện, anh trở lại là người chồng hoàn mĩ của tôi. Nhưng tôi hiểu trong lòng anh khổ sở vô cùng.
Tôi đem chuyện này về kể với mẹ. Bà rất ngạc nhiên. Mẹ tôi lo lắng anh sẽ ra ngoài để tìm người nhằm thỏa mãn dục vọng. Lỡ như anh tìm đến gái làng chơi sẽ rước bệnh vào người. Còn anh nuôi bồ nhí bên ngoài thì càng nguy hiểm, sớm muộn gì tôi cũng mất chồng.
Cuối cùng, tôi và mẹ nghĩ ra một kế sách. Đó là về quê tìm một người phụ nữ để nuôi trong nhà như người giúp việc nhưng thật ra là phục vụ sinh lí cho anh.
Lúc đầu khi nói với chồng ý định này, anh nhất quyết không đồng ý và mắng tôi một trận. Nhưng sau khi tôi quỳ xuống khóc, van xin hãy để tôi bù đắp cho anh, anh miễn cưỡng đồng ý phương án tôi đưa ra.
Tôi và mẹ về quê, tìm được một người chị họ xa góa bụa và nghèo khổ. Chị ấy gửi con lại cho bố mẹ và theo tôi lên thành phố “làm việc”. Mọi người trong nhà và hàng xóm ngỡ ngàng khi thấy một người đảm đang vốn không thích có người lạ trong nhà như tôi lại thuê người giúp việc.
Nhưng thực chất, tôi vẫn làm tất cả việc nhà. Việc của chị là khi nào chồng tôi có hứng thì phục vụ. Chị ấy ngủ phòng riêng, ăn riêng, rất hiếm khi chung đụng với vợ chồng tôi. Cuối tháng thì nhận tiền và cũng có ngày nghỉ như những người giúp việc khác.
Những ngày đầu, anh còn ngại. Tôi phải thuyết phục rất nhiều anh mới sang phòng bên kia để giải tỏa. Xong việc, anh lại quay về phòng chúng tôi ngủ. Lúc nào anh cũng ôm tôi và thì thào lời xin lỗi.
Đã hai tháng từ ngày tôi mang chị họ kia lên, anh cũng đã dạn dĩ hơn trong việc chăn gối với chị ấy. Việc đó trở thành một thói quen rất thường ngày của anh. Anh vui vẻ, tươi tỉnh lên rất nhiều. Anh hoạt bát hơn, cười nói nhiều hơn.
Đổi lại, tôi là người luôn phải dằn vặt. Mỗi lần anh ở căn phòng bên, tôi có thể nghe rõ những tiếng động họ đang làm gì. Tôi chỉ biết ngồi bó gối, bịt tai lại khóc 1 mình. Tôi rất hận mình yếu sinh lí, phải dâng chồng cho kẻ khác.
Mỗi khi anh trở về giường và ôm tôi ngủ, tôi lại thấy ghê tởm anh. Mùi nồng nồng của cuộc ái ân, mùi của người phụ nữ khác ám trên cơ thể anh làm tôi thấy buồn nôn. Nghĩ đến cảnh anh và chị họ xa ân ái, tôi không khỏi ghen tị, buồn chán.
Tôi bây giờ đang lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan. Nếu tiếp tục để người phụ nữ kia ở lại nhà phục vụ chồng, tinh thần của tôi rất suy sụp. Nếu đưa chị về, tôi tiếp tục phục vụ chồng thì sẽ không chịu nổi. Tôi phải làm sao để thoát khỏi cái hố do chính mình đào ra bây giờ?
Theo Bưu Điện Việt Nam
Vợ chồng trẻ suy sụp tinh thần vì áp lực tài chính
Sau một đám cưới lộng lẫy, một kỳ trăng mật lãng mạn... trở về với cuộc sống chung thực tại, các đôi trẻ bắt đầu phải đối mặt với "cơm áo gạo tiền". Chính việc "cơm áo không đùa với khách thơ" khiến không ít cặp đôi bị "sốc", không biết quản lý chi tiêu thế nào cho hợp lý.
"Cơm áo không đùa với khách thơ"
Vợ chồng H dẫu vẫn đang say đắm trong dư vị ngọt ngào của trăng mật, nhưng một cuộc tranh cãi ngấm ngầm đang có nguy cơ bùng nổ. Hai vợ chồng họ dường như đang không cùng ở trên một "con thuyền tài chính" vì mỗi người có một thói quen tiêu tiền khác nhau, và mỗi người đều có một tài khoản riêng khác nhau.
Tài khoản riêng của mỗi người trong số họ không ai có thể biết chính xác con số. Vì vậy, nàng nghĩ chàng có tiền, còn chàng thì nghĩ nàng cũng nhiều tiền. Nàng cứ khăng khăng chàng con nhà giàu thì cứ phải bao tất tần tật mọi chi tiêu của hai đứa những ngày đầu chung sống. Chàng thì muốn nàng phải chủ động tính toán chi tiêu hợp lý, chàng chỉ cung cấp, đưa cho vợ một số tiền nhất định. Nhưng theo nàng số tiền đó chỉ đủ chi cho ăn sáng, càphê và cơm ngày hai bữa của chàng là hết, thế thì chàng chẳng có nghĩa vụ gì với vợ nữa sao. Việc không thể chia sẻ tài chính như "tảng đá ngầm" đang muốn làm đắm "con thuyền hôn nhân" của họ.
Tương tự, đôi trẻ L. cũng vừa cưới nhau hơn một năm. Giờ họ bắt đầu có con nhỏ. Lúc này áp lực tài chính mới bắt đầu khiến họ thấm thía và áp lực. Những sáng ngồi cà phê máy lạnh giá đến mấy chục ngàn đồng/ly giờ họ cũng ráng nhịn. Rồi đến chuyện trước đây cả hai có thói quen mua quần áo hàng hiệu, đến kỳ nghỉ là đi du lịch học cũng phải từ bỏ hết.
Tất tần tật chi tiêu cho những thú vui của tuổi trẻ, giờ họ phải bỏ để tập trung cho sinh hoạt vợ chồng hàng ngày và nào tiền sữa, tiền ăn, tiền thuê người trông con. Và ti tỉ thứ việc không tên, đối nội đối ngoại hai bên gia đình đều cần đến tiền. Tất cả đang làm cho đôi trẻ căng lên để chống đỡ. Đây cũng chính là nguồn cơn khiến vợ chồng họ dù mới sống với nhau những ngày chồng vợ ban đầu đã to tiếng cãi vã.
Đã thế gần đây cả cơ quan của vợ chồng H và vợ chồng L. đều bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Cơ quan tinh giản biên chế nhiều, để có một chỗ làm việc đã tốt chứ huống hồ họ đâu dám mơ ngày càng kiếm được nhiều hơn. Lương vợ chồng công chức của họ giờ phải chi tiêu rè sẻn. Những áp lực tài chính phải đối mặt là những điều họ chưa bao giờ nghĩ tới và họ càng cảm thấy "sốc". Quả là bây giờ những người trong số họ mới thấm thía câu "cơm áo không đùa với khách thơ".
Ảnh minh họa
Cần chia sẻ, bàn bạc, chi tiêu có kỷ luật
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, việc cởi mở, chia sẻ những vấn đề liên quan đến quản lý chi tiêu tài chính trong gia đình là rất cần thiết. Thậm chí, các cuộc tranh cãi liên quan đến tài chính sẽ trở thành những "tảng đá ngầm" nhấn chìm "con thuyền hôn nhân".
Dẫu đang say đắm trong dư vị ngọt ngào của trăng mật, hay tình yêu mới hãy bỏ qua những lo ngại về việc sẽ bị bạn đời đánh giá ra sao khi bạn đề cập ngay đến chuyện cơm, áo, gạo, tiền với những kế hoạch chi tiêu để chia sẻ và tìm tiếng nói đồng điệu trong vấn đề này.
Mỗi người trong hai vợ chồng hoàn toàn có thể thẳng thắn nói về những món nợ cá nhân, những ràng buộc tài chính bạn có với cha mẹ, bạn bè, người thân. Thêm vào đó, nên chia sẻ về dự định tài chính của mỗi người, ví dụ thuê/mua nhà, sắm sửa hay đầu tư...
Đặc biệt, bạn nên cởi mở bộc lộ cách nghĩ, cách xử lý chuyện tài chính của mình. Có như vậy, cuộc sống sau hôn nhân mới bớt đi những lần đau đầu về các vấn đề tài chính. Với việc "thuận vợ thuận chồng" trong các khoản chi tiêu gia đình, 2 bạn sẽ dễ dàng có "bát ăn, bắt để" bên vững.
Các cặp vợ chồng nên hợp tác quản lý tiền và đặt những mục tiêu tài chính chung. Nhiều cặp vợ chồng mới cưới mắc sai lầm khi quá coi trọng tự do tài chính cá nhân và quyết định giữ các vấn đề tài chính riêng biệt. Nhưng trái lại, việc kết hợp 2 nguồn lực tài chính là nền tảng vững chắc cho hôn nhân bền vững cũng như là cách hiệu quả để gia tăng tài sản của gia đình.
Vợ chồng nên bàn bạc về các vấn đề tài chính một cách thoải mái, trong đó hãy cam kết xem ai sẽ trả hóa đơn nào hàng tháng, tìm những mục tiêu tài chính chung và cùng nhau lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đó.
Nếu 2 vợ chồng đều mong sớm có con, hãy thảo luận về những khó khăn về tài chính có thể xuất hiện khi sinh con. Điều đó sẽ giúp gia đình bạn tránh khỏi những hiểu lầm như ai sẽ phải giảm công việc để ở nhà nuôi dạy con, các khoản chi cho con cả, con thứ ra sao...
Theo khẳng định của ông Phương Tiến Minh, chuyên gia về ngân hàng đã trả lời báo chí thế này: Để hiện thực hóa hiệu quả những mục tiêu đề ra, cốt lõi chính là tính kỷ luật. Không có cách quản lý tốt thì sẽ không thành công. Không ngần ngại, không trì hoãn và hãy thực hiện ngay từ ngày đầu tiên với những khoản tiền nhận được. Phải biết kiểm soát và chi tiêu theo đúng kế hoạch của mình, chỉ cần một lần "vượt rào" chiều theo ý thích, bạn sẽ làm hỏng chính mình, vỡ kế hoạch chi tiêu. Nhất quyết phải đưa mình vào kỷ luật, chi tiêu cho nhu cầu chứ không chi tiêu cho mong muốn.
Nguyên tắc cốt lõi trong quản lý tài chính cá nhân là tăng thu, giảm chi, tăng các khoản tiết kiệm. Với nguyên tắc này, mục tiêu phải được xác định một cách cụ thể bằng con số. Sau khi xác định mục tiêu, bạn cần thiết lập một bảng ngân sách cá nhân, trong đó thống kê cụ thể các nguồn thu và nguồn chi, từ đó tìm ra giải pháp cân bằng thu chi và có khoản dư tiết kiệm. Đừng quên tiết kiệm ngay từ bây giờ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Vượt rào" với em họ, làm sao để dừng lại? Em và người em họ đã đi quá giới hạn nhiều lần. Em muốn dừng lại nhưng thật khó để làm được điều đó. Phải làm sao để quên được em ấy? Đây là lần đầu tiên em viết thư lên chuyên mục để mong giải đáp về chuyện tình cảm của em. Giờ em thật rối bời và suy sụp không thể...