Suy nghĩ trước khi chia sẻ
Ngày 14.11, khoảng 1.000 học sinh Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM) đã được các chuyên gia cung cấp những thông tin, kiến thức bổ ích liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh.
Chuyên gia trò chuyện với học sinh về mạng xã hội – BẢO CHÂU
Đây là chương trình nằm trong chiến dịch “ Think before you share – Suy nghĩ trước khi chia sẻ” do Facebook phối hợp cùng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững (MSD) thực hiện. Chiến dịch gồm các chuỗi buổi nói chuyện nhằm chia sẻ cho 50.000 thanh, thiếu niên từ 12 đến 18 tuổi của khoảng 40 trường học về tri thức số.
Tại buổi nói chuyện, các chuyên gia về mạng xã hội đã cung cấp cho học sinh thông tin, kiến thức về vấn đề sử dụng mạng xã hội an toàn, lành mạnh, văn minh qua những câu chuyện, tình huống thực tiễn. Từ đó giúp cho học sinh hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng mạng xã hội để làm gì? Sự cần thiết khi cài đặt chế độ riêng tư hay chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, giới hạn và sự tôn trọng trên mạng xã hội và mẹo sử dụng mạng xã hội an toàn, tích cực…
Học sinh trả lời câu hỏi trong chương trình – BẢO CHÂU
Cụ thể, các chuyên gia đã đưa ra tình huống để học sinh thể hiện khả năng nhìn nhận vấn đề, như: Hãy thử bình luận nếu thấy bức ảnh của lớp trưởng gương mẫu bị điểm kém được đăng tải lên Facebook? Hoặc khi thấy bức ảnh một bạn chẳng may bị té, các em sẽ bình luận gì?
Video đang HOT
Thông qua buổi trò chuyện, chiến dịch gửi thông điệp đến học sinh: Mạng xã hội rất tiện lợi và hữu ích, khả năng kết nối trên mạng xã hội là vô cùng lớn. Góc nhìn của mỗi người luôn đa dạng, hãy cài đặt riêng tư cho tài khoản của mình, suy nghĩ thật kỹ trước khi chia sẻ thông tin cá nhân. Và hãy sử dụng tư duy phản biện và cảm thông khi dùng mạng xã hội…
Sau khi tham gia hoạt động, em Nguyễn Bích Ngọc, học sinh Trường THCS Nguyễn Du, nói rằng: “Trước em chỉ nghĩ đơn giản là tham gia mạng xã hội cho vui nhưng qua buổi nói chuyện em hiểu rằng dù vui nhưng cần có giới hạn và phải cân nhắc trước khi chia sẻ, trước khi binh luận, thể quan quan điểm về các vấn đề”.
Theo thanhnien
Làm gì thì làm, nhất định cha mẹ không được bỏ lỡ 3 phút dành thời gian cho con mỗi ngày để làm việc này
Đây là lời khuyên của chuyên gia tâm lý bởi dành thời gian cho con làm việc này sẽ giúp cha mẹ tăng cường sự gắn kết với con về lâu dài.
Bạn dành thời gian cho con bao lâu sau khi tan sở? Về lý thuyết, chúng ta chỉ cần khoảng 30 phút để nấu bữa tối cho con, 15 phút để đọc một cuốn sách và chỉ 1 khoảnh khắc để hôn chúc con ngủ ngon. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong số tất cả những giai đoạn này, có 3 phút quan trọng nhất trong ngày. Nhà tâm lý học Nataliya Sirotich cho biết, nếu bạn áp dụng quy tắc 3 phút, bạn sẽ giành được sự tin cậy nơi con, tăng cường sự gắn kết với con ngay cả khi con bước vào độ tuổi thiếu niên.
Nếu bạn áp dụng quy tắc 3 phút, bạn sẽ giành được sự tin cậy nơi con, tăng cường sự gắn kết với con ngay cả khi con bước vào độ tuổi thiếu niên (Ảnh minh họa).
Quy tắc 3 phút
Theo nguyên tắc này, dù gặp con thường xuyên mỗi ngày, bạn hãy luôn tỏ ra là như thể cách xa nhau đã một khoảng thời gian. Hãy dành 3 phút ôm con, hỏi con xem chuyện gì đã xảy ra khi bạn vắng nhà. Lưu ý, điều cực kỳ quan trọng của quy tắc này là bạn phải giữ ở tư thế ngang với tầm mắt trẻ.
Ngoài ra, có thể áp dụng quy tắc này khi bạn đón con ở nhà trẻ, trường học hoặc khi bạn tan làm về nhà.
Tại sao quy tắc 3 phút lại cần thiết?
Theo nhà tâm lý học Sirotich, trong những phút đầu tiên khi bạn gặp con, con sẽ kể cho bạn nghe mọi thông tin mình ghi nhớ được.
Trái lại, việc phớt lờ quy tắc 3 phút có thể để lại những hậu quả khác nhau, tùy thuộc vào tính cách trẻ. Một đứa trẻ không có cơ hội kể mọi chuyện cho ba mẹ nghe khi có thể, dần dần đứa trẻ đó sẽ không chia sẻ về những việc rất quan trọng nữa và theo thời gian, việc quan trọng đó thậm chí cũng giảm ý nghĩa tới mức chẳng đáng nhắc tới. Trong trường hợp này, cha mẹ đã bỏ lỡ rất nhiều điều quý giá về chính con mình.
Một số những đứa trẻ khác lại tiếp tục nói suốt cả buổi tối. Chúng luôn nhớ lại các thông tin mới và rốt cuộc, trẻ có hẳn một câu chuyện hoàn chỉnh. Cha mẹ của những đứa trẻ như vậy cũng phải đối mặt với nguy cơ không nắm bắt được gì nhiều bởi đối với họ, trẻ chỉ như một cái máy nói thao thao bất tuyệt.
Theo nhà tâm lý học Sirotich, trong những phút đầu tiên khi bạn gặp con, con sẽ kể cho bạn nghe mọi thông tin mình ghi nhớ được (Ảnh minh họa).
Một số lưu ý khi áp dụng quy tắc 3 phút
Điều quan trọng cha mẹ cần ghi nhớ: quy tắc 3 phút không có nghĩa là bạn chỉ dành đúng 3 phút mỗi ngày cho con. Nó chỉ có nghĩa là nhất định bạn không được bỏ lỡ 3 phút giá trị đó ngay sau khi bạn gặp con để đảm bảo bạn nắm được mọi thông tin quan trọng mà trẻ cung cấp.
Ngoài ra, để đạt tới mức độ hoàn toàn thấu hiểu trẻ, bạn có thể áp dụng những gợi ý sau của các chuyên gia tâm lý:
- Dành thời gian cho con mỗi ngày để làm gì đó mà cả bạn lẫn trẻ đều thích.
- Để trẻ hiểu rằng bạn luôn lắng nghe con. Ví dụ, bạn có thể nhắc lại thông tin đã nghe từ trẻ để đảm bảo bạn hiểu chính xác mọi chuyện.
- Đừng biểu lộ sự hào hứng giả tạo.
- Trở lại với cuộc trò chuyện ít lâu sau đó, để trẻ biết rằng, bạn vẫn nhớ những gì con đã nói cho mình.
- Tránh những cuộc đấu khẩu, tranh luận dài, vô ích nếu chủ đề là điều gì đó cực kỳ rõ ràng với bạn. Chỉ cần nói với con rằng: "Được rồi, cha/mẹ hiểu là con không đồng ý với cha/mẹ".
Nguồn: Brightside
Theo Helino
"Cậu học trò thiếu cha, vắng mẹ" giàu nghị lực đã nhập học ngôi trường mơ ước Với sự giúp đỡ của nhiều mạnh thường quân, em Trần Thế Phương, chàng trai nghèo giàu nghị lực trong bài viết "Cậu học trò thiếu cha, vắng mẹ đỗ ĐH Bách khoa Hà Nội nhưng không có tiền nhập học" đã chính thức trở thành tân sinh viên của ngôi trường mà em mơ ước. Chiều ngày 21/8, anh Hưng, cậu ruột,...