Suy nghĩ của một 9X về việc học hiện nay
Học để làm gì? Nhiều lúc ngồi mà ngẫm câu hỏi đó thấy thật buồn. Tôi là một người ở thế hệ 9x, cái thế hệ mà nhiều người bảo là quan trọng đối với tương lai của đất nước.
Chúng tôi là những người đầu tiên trải qua chương trình cải cách của Bộ GDĐT. Việc học của tôi ở mức khá giỏi nhưng từ khi bắt đầu lên lớp 12, mọi chuyện trở nên khác đi. Trong đầu tôi bắt đầu xuất hiện một suy nghĩ, tôi tự hỏi: “Học để làm gì? Phải chăng để trở thành một nhà bác học? Hay là học theo đúng nghĩa của nó là để hiểu, để biết và quan trọng nhất là để sống?”.
Ở trường, thầy cô bảo phải học, học và phải… học hết sức để mà thi rồi lấy cái bằng ĐH ra trường là ổn. Về nhà, bố mẹ bảo phải cố gắng học, học… thật nhiều vào để đạt điểm cao trong các kì thi và đặc biệt là kì thi ĐH. Tôi cảm thấy thật sự chán nản, không phải vì tôi không thể học giỏi nhưng đơn giản là vì tôi không thích “học để thành một bác học”.
Tôi chỉ muốn học! Học để hiểu, để biết và để đối mặt với cuộc sống thật ngoài kia chứ không phải cái mớ lý thuyết suông trên sách vở, để đối phó với các kì thi. Có bao giờ các bạn tự hỏi những mớ kiến thức mà các bạn học ở trường nào là toán, lý, hóa, những tính toán thật sự cao cấp sẽ được xài bao nhiêu % vào cuộc đời bạn? Tôi không nói không cần phải học những thứ đó. Ừ thì vẫn học nhưng có cần đặt nặng quá không? Hay là chỉ cần học để hiểu biết thêm, còn ai đam mê muốn chuyên sâu hơn thì có thể đào tạo nâng cao cho họ.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Học là phải có đam mê, ai đam mê và yêu thích ngành gì thì đào tạo chuyên sâu về ngành đó, có nhất thiết phải ôm đồm đủ loại kiến thức như thế không? Tôi lấy một ví dụ, tôi thích học công nghệ thông tin, thế thì môn tôi cần đào tạo chuyên sâu là toán và tin. Thế nhưng, ngay từ những năm phổ thông, để đeo đuổi cái giấc mơ của mình tôi phải học nào là Lý, Hóa nặng nề và đặt nặng thi cử các môn này. Tôi tự hỏi sau này ra đời tôi làm gì với cái mớ kiến thức Hóa, Lý mà tôi buộc phải học thật nặng nề đấy? Hay là để nó phai theo thời gian và chỉ còn nhớ đến những điều cơ bản nhất.
Tôi đảm bảo hơn 2/3 các doanh nhân, bác sĩ,… hiện nay nếu bạn hỏi họ về những kiến thức từng học, họ nhớ được bao nhiêu? Xin thưa không nhớ gì cả, nhưng khi bạn hỏi về chuyên môn họ sẽ đáp răm rắp. Đơn giản là vì đối với họ, những gì đã học qua rồi cũng sẽ quên, cái gì gắn liền với cuộc sống hàng ngày với họ thì mới nhớ mãi được. Tương tự, tôi có một vài người bạn học ĐH, nếu như tôi đến và hỏi họ về các kiến thức phổ thông, họ cũng chẳng nhớ được quá 50% (trừ trường hợp làm gia sư) mặc dù mới học đây.
Thế tôi tự hỏi có phải ngay từ đầu nên giáo dục định hướng trước hay là ôm đồm quá nhiều khiến mọi thứ trở nên quá nặng nề? Tôi hiểu các bác, các chú đi trước đều muốn chúng tôi có thể đuổi kịp thế giới nên cái gì cũng ôm đồm cho lớp trẻ chúng tôi, nhưng nếu cứ thế này, tôi thấy chỉ thụt lùi mà thôi. Các anh chị đi trước mà tôi biết đã tốt nghiệp ĐH, khi ra trường họ rất vất vả vì những gì họ được học ở trường khác quá xa thực tế mặc dù có thể họ học rất giỏi. Thế giới thì ngày một thay đổi còn những gì họ học thì mãi chỉ nằm trên trang sách mà thôi.
Tôi không nói là không học mà tôi muốn nói ở đây là sẽ học để hiểu, để biết và để sống chứ có cần đặt quá nặng nề như hình thức thi cử tất cả các môn đã học như hiện nay không?
Những bạn bảo tôi là cứ học hết đi! Thế tôi hỏi bạn sẽ nhớ được bao nhiêu thứ mà bạn buộc phải nhét vào đầu khi đi thi để vận dụng lại khi mà bạn không làm nghề liên qua đến nó.
Video đang HOT
Hãy thử đi hỏi những người thành công và giàu có trên thế giới này xem cái gì khiến họ thành công như vậy, phải chăng là học tập ở trường? Thưa không, kinh nghiệm trường đời đã dạy họ những gì mà trường học không dạy. Đó mới là cốt yếu, tôi luôn có một ao ước là hãy dạy chúng tôi những gì cần thiết hơn để đối mặt với thực tế kia.
Tôi nghe một người thầy đã từng trải của tôi nói rằng, ngày xưa khi thầy gặp một người bạn và nói là học ĐH. Người đó nói với thầy rằng: “Học ĐH à? Học ĐH cũng chỉ để làm mướn mà thôi”. Tôi nghe mà cảm thấy xấu hổ. Chúng ta ngày nay học quá nhiều nhưng một sự thật phũ phàng là ta chẳng bằng ai.
Nhiều người bảo là phải học thật giỏi thì mới có nhiều tiền. Tôi thì nghĩ khác. Anh “học” giỏi không có nghĩa là anh có tài năng, tôi “học” không giỏi (chứ không phải là học dở) nhưng tôi là người có tài năng. Vì tài năng là cái có thể phát huy ra cuộc sống, còn anh chỉ học giỏi lý thuyết thôi.
Và chính vì những kẻ luôn cho rằng mình hiểu được câu hỏi học để làm gì nên có những môn học chỉ có 1 tiết và đọc chép bài. Ô hay chúng ta đang dạy một thế hệ của đất nước bằng cách đọc chép đấy!
Khi chia sẻ những điều này, tôi đang mong chờ một cuộc nói chuyện thật thằng thắn về cái vấn đề của cả thế hệ chúng tôi.
Theo PLXH
Đừng hỏi vì sao lưng em còng
Thông tin một học sinh 9 tuổi ở huyện Hóc Môn, TPHCM bị gãy xương vai đo đeo cặp sách quá nặng làm nhiều người "sốc". Sức khỏe của các em học sinh có thể bị ảnh hưởng khi mà hàng ngày đến lớp các em phải mang trên vai chiếc cặp quá nặng.
Dưới đây là chùm ảnh những em học sinh ở TPHCM đến trường với những chiếc cặp nặng nề:
Nhiều em hàng ngày phải đeo trên vai chiếc cặp sách chiếm đến 1/6 trọng lượng cơ thể. Thành ra rất khó thấy em học sinh nào có thể bước đi thẳng.
Gồng mình xách cặp.
Thử nhấc chiếc cặp của mình lên, Ngọc Ánh, học sinh lớp 4C Trường Tiểu học Bế Văn Đàn, TPHCM cho biết em nhấc không nổi. "Nặng lắm, về nhà là đau vai đau lưng", cô bé cho biết như vậy nhưng nói thêm là mình cũng quen rồi.
Trong khi đó, mỗi khi chờ bố mẹ đến đón, Hiếu Hiền - bạn cùng lớp với Ngọc Ánh - lại đặt chiếc cặp lên thành tường trường học vì đeo trên vai em rất đau. Hiền nói: "Giá như đi học mà em không phải mang chiếc cặp quá bự thế này thì hay biết mấy".
Còn Thiên Bảo, học sinh lớp 3B phải dựa người vào cổng trường để giữ chiếc cặp được thăng bằng trong khi chờ bố đến đón.
Đến ông cũng phải "oằn lưng" khi đeo cặp thay cho cháu.
Số lượng sách vở mỗi ngày các em phải đưa đến lớp rồi lại xách về nhà thật khủng khiếp. Không chỉ nặng vai, phải chăng các em đang bị "nhồi nhét" quá nhiều kiến thức?
Ngả người theo cặp.
Cặp nào cũng nặng.
Những lúc vui chơi, các em cũng "cõng" hàng kg trên vai.
Nhẹ nhõm khi trút được "gánh nặng" khỏi vai.
Hoài Nam
Theo dân trí
Lớp 12 nghĩa là bạn sẽ... Năm 12 nghĩa là mình phải học, phải thi, sẽ phải gánh chịu nhiều áp lực và đôi khi mình sẽ đánh mất nhiều thứ... Trong 3 năm học phổ thông, có lẽ năm 12 sẽ là năm đầy sóng gió và nhiều kỉ niệm nhất đối với teen. Bởi chúng ta đều hiểu rằng năm 12 nghĩa là mình phải học, phải...





Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Trước sức ép thuế quan, Nvidia công bố kế hoạch sản xuất trị giá 500 tỷ USD tại Mỹ
Thế giới
08:01:47 15/04/2025
Vượt mặt loạt bom tấn, tựa game "vô danh" bất ngờ bứt phá, trở thành cái tên được đánh giá cao nhất năm 2025
Mọt game
07:44:43 15/04/2025
12 tính năng nổi bật tạo nên siêu phẩm iPhone 17 Pro sắp ra mắt
Đồ 2-tek
07:42:25 15/04/2025
Cơ quan điều tra vào cuộc vụ doanh nghiệp tố đoàn thanh tra thuế giả mạo trong công tác
Pháp luật
07:38:58 15/04/2025
Bức ảnh người cô quát cháu nhưng lại được cư dân mạng khen tới tấp: Lý do là gì?
Netizen
07:30:31 15/04/2025
Sao Việt 15/4: Ông xã H'Hen Niê làm trợ lý cho vợ, Trúc Anh 'Mắt biếc' gây chú ý
Sao việt
07:27:30 15/04/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 25: Bố Bình đến khách sạn 'check var', bí mật của Việt bị bại lộ
Phim việt
07:24:31 15/04/2025
'Chìa khoá' để Apple không tăng giá iPhone 17 Pro
Thế giới số
07:24:24 15/04/2025
Xôn xao nghi vấn 1 nữ diễn viên đình đám xứ Hàn có liên quan đến vụ trộm ở căn hộ gần 100 tỷ đồng: Người trong cuộc nói gì?
Sao châu á
07:02:40 15/04/2025
De Bruyne vẫn còn rất hay
Sao thể thao
06:22:55 15/04/2025