Sụt cân nhiều, đau cột sống thắt lưng cảnh giác với ung thư đại tràng giai đoạn muộn di căn
Người đàn ông 69 tuổ.i, nghiệ.n rượu và thuố.c l.á 40 năm, đau bụng, đau lưng đột ngột sụt 10 kg trong 3 tháng, đi khám bác sĩ chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn muộn di căn.
Theo PGS.TS.BS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu – Bệnh viện Bạch Mai, đây là trường hợp bệnh tiến triển âm thầm không có những triệu chứng thường gặp trong giai đoạn đầu của ung thư đại tràng, như đi ngoài nhầy má.u.
Theo lời kể của bệnh nhân, cách đây 3 tháng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng âm ỉ vùng thượng vị, lan ra sau lưng, đau không thành cơn, mức độ trung bình, tăng khi ăn. Bệnh nhân ăn kém, mức độ đau bụng tăng dần, sụt cân nhiều, trong 3 tháng sụt 10 kg, không sốt, không buồn nôn, nôn, đại tiểu tiện bình thường.
Bệnh nhân đã đi khám tại phòng khám tư nhân gần nhà, dùng thuố.c giảm đau nhưng đỡ ít. Trước khi vào viện khoảng 2 tuần, bệnh nhân xuất hiện đau cột sống thắt lưng lan xuống 2 chân nhiều nên đã đến khám tại Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây kết quả khám và chụp cộng hưởng từ ổ bụng cho thấy hình ảnh nhiều hạch khoang sau phúc mạc tạo đám, khối dọc bó mạch chủ bụng. Khối có ranh giới không rõ với trụ cơ hoành hai bên, xâm lấn vào các thân đốt sống lân cận, chưa thâm nhiễm vào khoang ngoài màng cứng và tủy sống…
Sau đó, bệnh nhân được nhập viện vào Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai để chẩn đoán và điều trị. Kết quả kiểm tra xác định bệnh nhân mắc ung thư đại tràng phải di căn gan, cột sống, hạch ổ bụng, tuyến thượng thận, giai đoạn 4B kèm đái tháo đường type 2.
Theo bác sĩ, người bệnh phát hiện giai đoạn muộn, không thể phẫu thuật triệt căn. Bệnh nhân cần chăm sóc dinh dưỡng, nâng cao thể trạng, dùng thuố.c giảm đau, thuố.c đích, hóa trị để cải thiện chất lượng sống.
Video đang HOT
Sụt cân, đau bụng, đau cột sống thắt lưng cảnh giác với ung thư đại trực tràng.
Cần chú ý nếu giảm cân bất thường
Ung thư đại trực tràng là một trong các loại ung thư phổ biến ở Việt Nam, đứng thứ 4 về số ca, sau ung thư vú, gan và phổi. Mỗi năm ước tính có khoảng 16.835 ca mắc mới (chiếm 9,3%) và 8.454 người t.ử von.g do ung thư đại trực tràng.
Bệnh nhân thường đến khám với các triệu chứng đau bụng, đại tiện phân lỏng hoặc táo bón, phân có lẫn nhầy má.u. Nhiều trường hợp có triệu chứng mơ hồ hoặc không, chỉ phát hiện bệnh khi đã có triệu chứng hoặc di căn các cơ quan khác.
Theo PGS.TS.BS Cẩm Phương, bệnh nhân trên đây là một trường hợp ung thư biểu mô tuyến đại tràng, tiến triển âm thầm không có những triệu chứng thường gặp giai đoạn đầu của ung thư đại tràng phải như đi ngoài nhầy má.u, đau bụng kiểu Koenig mà khởi phát là triệu chứng đau cột sống thắt lưng khi đã có tổn thương xương do di căn.
Bệnh nhân được chẩn đoán khi ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan, hạch ổ bụng, không còn chỉ định điều trị phẫu thuật triệt căn. Hy vọng với liệu pháp điều trị hóa trị kết hợp điều trị đích và điều trị giảm đau, bệnh nhân có thể đáp ứng tốt, kéo dài thời gian sống và có chất lượng cuộc sống ở mức chấp nhận được.
“Đây cũng là lời nhắc chúng ta cần chú ý hơn tới sức khỏe của bản thân, điều trị kiểm soát những bệnh có liên quan tới ung thư đại tràng như viêm đại trực tràng chả.y má.u, bệnh Crohn… nếu có. Đặc biệt là khám tầm soát ung thư đại tràng định kỳ từ sau tuổ.i 50 và tầm soát từ tuổ.i sớm hơn đối với những đối tượng có nguy cơ cao”, PGS. Phương khuyến cáo thêm.
Trẻ 2-3 tuổ.i cong vẹo cột sống vì xem điện thoại thường xuyên
Nghiên cứu cho thấy có 30% học sinh mắc phải các bệnh lý liên quan cột sống, dị tật bàn chân, đặc biệt có trẻ chỉ mới 2-3 tuổ.i.
Thông tin trên được BS Trịnh Quang Anh, nguyên Trưởng Đơn vị Hiệu chỉnh cơ xương khớp - Bệnh viện 1A (TP HCM), cho hay sau các buổi tầm soát miễn phí về dị dạng hình thể cho trẻ mầm non.
Để phát hiện sớm các bệnh lý liên quan cột sống ở trẻ, phụ huynh cần cho trẻ đi tầm soát những bệnh lý cong vẹo cột sống, bàn chân bẹt từ khi còn nhỏ
Theo BS Quang Anh, hiện nay, những bệnh lý về cong vẹo cột sống, dị tật bàn chân ở lứa tuổ.i học sinh tăng rất cao. Theo nghiên cứu, tỉ lệ học sinh mắc phải các bệnh lý liên quan cột sống như cong vẹo, gù cột sống, dị tật bàn chân chiếm đến 30%. Nguyên nhân là trẻ dùng điện thoại nhiều trong thời gian dài. Đáng chú ý, có những trẻ chỉ mới 2-3 tuổ.i đã được cha mẹ cho dùng điện thoại thường xuyên.
Dị tật cột sống sẽ thay đổi số phận của một con người, do đó cần tầm soát càng sớm càng tốt cho trẻ
Điều này khiến dáng ngồi, đứng của trẻ bị gù, dẫn đến đau cổ vai gáy và cong vẹo cột sống. Trẻ từ 8-12 tuổ.i, nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể điều trị và có khả năng phục hồi. Sau độ tuổ.i này, xương khớp của trẻ phát triển nhanh và gần như hoàn thiện, rất khó điều trị khỏi. "Nếu trẻ bị cong vẹo cột sống, đốt sống một bên sẽ không lớn được, bên còn lại không chịu lực nén vẫn lớn lên, hình thành đốt sống biến dạng bên cao bên thấp. Nhiều đốt sống biến dạng sẽ hình thành một cột sống cong vẹo. Trong trường hợp này gần như không thể sửa chữa được, trẻ sẽ phải sống chung với dị tật cả đời" - BS Quang Anh cảnh báo.
BS Quang Anh lưu ý, để phát hiện sớm, phụ huynh cần cho trẻ đi tầm soát những bệnh lý cong vẹo cột sống, bàn chân bẹt từ khi còn nhỏ. Bởi nhiều bệnh nhân ở độ tuổ.i 18, 19 đến khám và nói rằng có ý định t.ự t.ử, trầm cảm vì bị dị tật về cột sống. Những dị tật này không ảnh hưởng đến tình mạng nhưng ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân.
Bên cạnh đó, trẻ bị bàn chân bẹt, chân khoèo, chân cao - thấp là hai bên chân sẽ không đều nhau sẽ làm chân ngắn chân dài cơ học. Điều này dẫn đến khung chậu bị nghiêng, khi đó cột sống của trẻ sẽ nghiêng. Lúc này, cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại cho thẳng, dẫn đến bị vẹo cột sống hình chữ S. Vì vậy, để chữa dị dạng hình thể tổng quát, tr.ẻ e.m cần được tầm soát cột sống và bàn chân.
Giải thích thêm, BS Quang Anh cho biết cơ thể chúng ta là đa khớp nối chồng lên nhau, một dị tật ở dưới thấp sẽ gây hiệu ứng domino, kéo lệch vẹo cả cơ thể. Cong vẹo cột sống hiện nay ở học sinh đa phần là do cơ năng, các sợi cơ giữ đốt sống sẽ có trách nhiệm giữ cột sống thăng bằng, cơ thể có xu hướng đổ về bên kéo căng hơn. Đến nay, các nhà khoa học chưa tìm được lý do vì sao cơ bên này co mạnh hơn cơ bên kia.
Hậu quả của cong vẹo cột sống rất nặng nề. Thứ nhất, trẻ bị dị dạng về hình thể, để lại di chứng về tinh thần như trầm cảm, tự ti, không dám bước ra xã hội, thu mình một góc. Thứ hai là di chứng về chức năng, trẻ bị hạn chế vận động. Thời gian lâu dần, trẻ bị hạn chế về hô hấp, không thể thở được, ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan khác như tim mạch, tiêu hóa. Diễn tiến theo của bệnh là trẻ bị thoát vị, trượt đốt sống dẫn đến liệt.
"Dị tật cột sống sẽ thay đổi số phận của một con người, do đó cần tầm soát càng sớm càng tốt cho trẻ" - BS Quang Anh khuyến cáo.
Loại ung thư nguy hiểm phổ biến thứ 4 ở Việt Nam Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là loại ung thư phổ biến thứ 4 ở nam giới, thứ 3 ở nữ giới. Chuyên gia cảnh báo nếu bạn đau bụng và mệt mỏi nên khám nội soi sớm. Ảnh minh họa: Unsplash. TS.BS Phan Thị Hồng Đức, Trưởng khoa Nội tuyến vú - Tiêu hóa - Gan - Niệu, Bệnh viện...