Phát hiện sớm tổn thương t.iền ung thư nhờ thực hiện đều đặn việc này
Chủ động tầm soát sức khỏe, ông L.V.M may mắn phát hiện mình bị loạn sản cao (tổn thương t.iền ung thư), nếu không được phát hiện kịp thời sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư đại tràng.
Đây là căn bệnh mà nhiều người trong gia đình ông M đã mắc.
Chia sẻ với bác sĩ, ông M cho biết, trong gia đình có anh trai ruột, ông ngoại và dì ruột cùng bị K đại tràng. Còn bản thân ông K, cách đây 1 năm đi khám phát hiện có polyp đại tràng và thực hiện sinh thiết từ mẫu bệnh phẩm là polyp cắt ra, kết quả loạn sản độ cao.
Nội soi đại tràng giúp phát hiện các yếu tố gây nên ung thư đại tràng. (Ảnh: Thu Ngô).
Chính vì vậy, dù không có dấu hiệu bất thường nào, không đau tức ngực, không khó thở, không sốt, không đau bụng, ăn uống và đại tiểu tiện bình thường, nhưng năm nào cũng 1 lần ông L.V.M (54 t.uổi, ở Hà Nội) cũng đi khám sức khỏe định kỳ.
Lần khám định kỳ này, ông M tiếp tục được bác sĩ chỉ định nội soi đại tràng và phát hiện nhiều polyp đại tràng lớn nhất kích thước 1,5cm, cấu trúc biến đổi dưới nội soi NBI. Trước bất thường đó, ngay trong quá trình nội soi, bệnh nhân được bác sĩ cắt polyp bằng phương pháp EMR, kết quả sinh thiết loạn sản độ cao, được làm gen ung thư.
Video đang HOT
ThS.BSNT Lưu Tuấn Thành, chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, mặc dù cơ thể không xuất hiện dấu hiệu bất thường nào, nhưng có yếu tố nguy cơ cao nên ông M chủ động tuân thủ lịch kiểm tra sức khỏe định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ và đã phát hiện bị loạn sản cao (tổn thương t.iền ung thư). Nếu không được phát hiện kịp thời sẽ có nguy cơ tiến triển thành ung thư đại tràng.
Tại bệnh viện cũng đã gặp không ít trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, hoặc đi khám khi xuất hiện triệu chứng, lúc đó bệnh ở giai đoạn muộn, thậm chí khối u đã di căn.
BS Tuấn Thành khuyến cáo, các dấu hiệu của bệnh lý đường tiêu hóa nói chung, ung thư đường tiêu hóa nói riêng thường diễn biến âm thầm, các dấu hiệu mơ hồ, khó chẩn đoán ngay cả khi bệnh lý hay khối u đã xuất hiện và phát triển trong thời gian dài.
Để phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa, người dân nên duy trì thói quen đi khám sức khỏe định kỳ, nhất là những người có yếu tố nguy cơ cao nên tầm soát 1-2 năm/lần, gồm: Có người thân trong gia đình (ông bà, bố mẹ, anh chị) mắc các bệnh tiêu hóa như ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư đại tràng; Có polyp, bị viêm loét dạ dày/ đại tràng, có vi khuẩn HP…; Có chế độ sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh: Thường xuyên hút t.huốc l.á, uống rượu bia, ăn nhiều đồ chiên rán, thức ăn cay nóng…
Hoặc đi khám ngay nếu xuất hiện đau bụng, giảm cân không rõ nguyên nhân, phân có m.áu…
Cơ thể suy kiệt sau 3 tháng dùng hoa đu đủ đực trị ung thư
Nam bệnh nhân 65 t.uổi bị ung thư đại tràng, các bác sĩ tư vấn cần phẫu thuật nhưng ông từ chối và quyết định về nhà dùng hoa đu đủ đực.
Chia sẻ với VietNamNet, bác sĩ chuyên khoa II Hà Hải Nam, Phó trưởng khoa Ngoại bụng 1, Bệnh viện K (Hà Nội), cho biết các bác sĩ đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị ung thư vào cấp cứu trong tình trạng suy kiệt, hết cơ hội điều trị vì bỏ bệnh viện về tự uống thuốc.
Gần đây nhất là một nam bệnh nhân (65 t.uổi, trú tại Thanh Hóa) được phát hiện ung thư đại tràng từ 3 tháng trước. Thời điểm đó, bác sĩ tư vấn người bệnh phẫu thuật cắt bỏ và nối đại tràng. Tuy nhiên, người đàn ông này không đồng ý và xin ra viện.
"Ngày hôm đó, tôi giải thích khối u chưa di căn, phẫu thuật, hóa, xạ trị giúp khỏi bệnh lên trên 90%. Con cháu khuyên ngăn nên ở viện mổ nhưng ông vẫn bỏ về trước sự bất lực của mọi người", bác sĩ Nam chia sẻ.
Ngày bệnh nhân quay lại viện, cơ thể của ông suy kiệt nặng, gầy rộc. Bác sĩ Nam cho biết trường hợp này không còn cơ hội chữa trị, khối u to sắp vỡ, di căn phúc mạc, đại tràng nhiều hạch. Bệnh nhân phải mổ cấp cứu để ngăn chặn khối u vỡ nhưng việc điều trị tiếp theo bác sĩ không thể làm gì thêm.
Theo người thân, nam bệnh nhân được mách uống rễ xáo tam phân và hoa đu đủ đực để chữa bệnh nên kiên quyết không đến viện.
Bác sĩ Hà Hải Nam khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện K. Ảnh: BSCC.
Một trường hợp khác là nam bệnh nhân N.V.Đ. (57 t.uổi, quê Hải Dương) vào viện khám vì nuốt nghẹn. Bác sĩ chẩn đoán ông bị ung thư thực quản và phải phẫu thuật mở thông dạ dày, ăn qua xông. Người đàn ông này khẳng định chỉ phẫu thuật cắt thực quản, không mở dạ dày vì bản thân vẫn ăn được cơm, cháo và ra viện.
Về nhà, ông tự uống nước sắc từ xạ đen, hoa đu đủ đực, lá đu đủ. Hai tháng sau, ông vào viện với thể trạng suy kiệt chưa tới 45kg, không ăn, uống được do khối u bít tắc thực quản. Bác sĩ phải mở thông dạ dày để xông thức ăn và xạ trị thu nhỏ u. Tuy nhiên, việc điều trị chỉ mang tính chất tạm thời, cơ hội triệt tiêu bệnh rất khó.
Tương tự, bác sĩ Nam cũng từng tiếp nhận một bệnh nhân bị ung thư gan trên nền xơ gan, hai khối u gan phải kích thức lớn 6-8cm. Bác sĩ tư vấn ông cần điều trị phì đại gan trái trước khi phẫu thuật. Dù bác sĩ đã giải thích, bệnh nhân này vẫn đòi phẫu thuật ngay.
Sau đó, người bệnh xin về nhà suy nghĩ. Trong giai đoạn này, ông lên các hội nhóm người bệnh và được chia sẻ uống thảo dược hỗ trợ ung thư. Ông đã mua hoa đu đủ khô về pha trà, uống lá xạ đen và rất nhiều loại khác mà gia đình không nhớ tên. Hai tháng sau, bệnh nhân đến viện khi u lan tràn toàn bộ gan, di căn lên phổi. Lúc này, bác sĩ "lắc đầu" vì cơ hội điều trị không còn.
Theo bác sĩ Nam, các bài thuốc được chia sẻ trên mạng, hội nhóm chủ yếu dựa vào kinh nghiệm. Một số loại như hoa đu đủ đực, xáo tam phân có tác dụng điều tiết tăng miễn dịch khi dùng kết hợp các vị thuốc với nhau và phải theo hướng dẫn của bác sĩ Đông y. Đối với tác dụng t.iêu d.iệt tế bào ung thư của hoa đu đủ đực, bác sĩ khẳng định chưa có tài liệu nào nghiên cứu về tác dụng này.
Bác sĩ Trần Đức Cảnh, Khoa Nội soi và Thăm dò chức năng, Bệnh viện K (Hà Nội), cũng cho biết thêm hoa đu đủ được làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian. Tuy nhiên, tác dụng chống ung thư của dịch chiết lá đu đủ mới được ghi nhận trong ống nghiệm và trên chuột, còn hoa đu đủ đực thì chưa có nghiên cứu.
Do đó, các chuyên gia khuyến cáo bệnh ung thư nếu được phát hiện sớm khả năng trị khỏi cao. Do đó, người dân không nên nghe theo các phương pháp dân gian để đ.ánh mất thời điểm vàng chữa bệnh.
Ung thư đại tràng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh Ung thư đại tràng phát triển ở ruột già (đại tràng) hoặc trực tràng. Hiện nay ung thư đại tràng chiếm tỉ lệ khá cao trong các loại bệnh ung thư. Bệnh thường gặp ở người trên 50 t.uổi, tuy nhiên những năm trở lại đây, tỷ lệ mắc bệnh tăng nhanh ở giới trẻ. 1. Nguyên nhân bệnh ung thư đại tràng...