Sushi lên men đặc biệt của tỉnh Shiga, Nhật Bản
Funazushi là món sushi lên men, mất nhiều thời gian chế biến và bảo quản được lâu hơn các loại sushi thông thường mà mọi người hay gặp ở các nhà hàng sushi Nhật Bản.
Funazushi thường được phục vụ theo từng con ở các nhà hàng truyền thống. NGUỒN: CNN
Khi các loại sushi khác có thể dùng nhiều loài cá khác nhau thì funazushi chỉ có thể dùng cá bắt ở hồ Biwa, hồ nước lớn nhất Nhật Bản thuộc tỉnh Shiga. Theo truyền thống, chỉ có 1 loại cá vàng (tên là Nigorobuna) được dùng làm sushi nhưng do sự giảm mạnh về số lượng nên hiện nay có thể dùng một số loại cá bản địa để thay thế, phổ biến nhất là cá chép. Người ta chỉ bắt cá vào mùa xuân, khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5, cũng là mùa đẻ trứng của chúng. Cá được đánh vảy, làm sạch, lấy hết nội tạng nhưng chừa lại phần dạ dày để nhét muối vào trong. Cuối cùng cho vào thùng gỗ ủ cùng rất nhiều muối, đậy nắp kín và đặt ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng. Sau vài tháng, cá ủ được lấy ra, rửa sạch và ủ một lần nữa, nhưng thay vì muối như lần trước, họ ủ cá với cơm (đã nấu cùng rượu và muối). Thùng cá ủ tiếp tục để lên men y như điều kiện lần đầu. Toàn bộ quá trình có thể mất từ 1-3 năm mới hoàn thành, khi lấy ra chế biến món ăn thì rũ bỏ hết phần cơm ủ chung.
Video đang HOT
Funazushi là món sushi lên men có truyền thống lâu đời ở tỉnh Shiga, Nhật Bản. NGUỒN: CNN
Có một vài cách ăn funazushi, phổ biến nhất là kiểu thái thành nhiều lát mỏng, ăn cùng với cơm ngâm giấm mà không thêm bất cứ gia vị hay món kèm nào khác. Cách khác nữa là chiên giòn, chấm với nước tương hay sốt gừng. Hơn nữa món này còn có thể ăn theo kiểu phương Tây, kết hợp với bánh quy giòn và phô mai. Giống như một số loại sushi lên men, mùi vị của funazushi thường được so sánh với đậu nành lên men (natto) hay phô mai xanh vì mùi khá mạnh, cộng thêm vị chua đặc trưng có thể gây khó chịu với nhiều người. Cũng vì mùi vị đặc biệt và cách chế biến không thay đổi trong suốt hàng trăm năm qua mà funazushi trở thành một đại diện tiêu biểu của nền văn hóa ẩm thực độc đáo của tỉnh Shiga.
59 người thiệt mạng, hệ thống y tế tê liệt do mưa lũ tại Nhật Bản
Tính tới 19h30 tối 8/7 (giờ địa phương), mưa lũ tại Nhật Bản đã khiến ít nhất 59 người thiệt mạng, 5 người ngưng tim ngưng phổi, 17 người mất tích.
Mưa lớn ở phía Tây Nhật Bản đã khiến hàng chục bệnh viện và các cơ sở phúc lợi bị ngập, bị mất điện và mất nước. Ngoài khu vực Kyushu, một thợ điện thiệt mạng do cây đổ khi đang sửa đường dây điện ở tỉnh Shizuoka, miền Trung Nhật Bản.
Mưa lớn gây ngập lụt nhiều vùng của Nhật Bản (Ảnh: CNN)
Bộ y tế của Nhật Bản cho biết tính tới sáng nay, tại tỉnh Kumamoto, Fukuoka ở Tây Nam Nhật Bản và tỉnh Shiga ít nhất có 23 bệnh viện bị ngập nước, mất điện và nguồn cung cấp nước bị gián đoạn. Các quan chức cho biết xe chở nước được điều động tới những khu vực này. Họ cũng cho biết bệnh nhân tại các cơ sở y tế bị ảnh hưởng đang được chuyển tới những cơ sở gần đó.
Tại tỉnh Kumamoto có 28 cơ sở dưỡng lão cũng bị ảnh hưởng tương tự. Tại một trong những nhà dưỡng lão trên có 14 người đã bị thiệt mạng. Tại thành phố Omuta, thuộc tỉnh Fukuoka, 24 nhà dưỡng lão bị ngập.
Người ta đã xác định được 4 cơ sở dành cho người khuyết tật tại tỉnh Kumamoto và 1 cơ sở khác tại thành phố Omuta bị ngập, 24 cơ sở trông trẻ em tại tỉnh Kumamoto bị thiệt hại do ngập nước và nguồn cấp nước bị gián đoạn.
Bộ y tế cho biết hiện có 76 đội hỗ trợ y tế khi có thảm họa đang làm việc tại tỉnh Kumamoto và các khu vực bị ảnh hưởng khác.
Trong khi đó, Cơ quan Khí tượng chuyển "cảnh báo mưa lớn đặc biệt" thành "cảnh báo" đối với các tỉnh Gifu, Nagano. Tuy nhiên, cơ quan này đang kêu gọi người dân tiếp tục cảnh giác do nước sông trong khu vực vẫn đang dâng. Các khu vực trên ghi nhận lượng mưa chưa từng có trong vài thập kỷ qua.
Lệnh sơ tán và khuyến cáo sơ tán được thông báo tới toàn tỉnh.Tại nhiều khu vực trong tỉnh, người dân đang được kêu gọi khẩn trương đi sơ tán. Nhân viên cứu hộ vẫn đang tích cực tìm kiếm người bị mất tích. Hiện mưa lớn và lũ vẫn tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề tới cuộc sống người dân.
Cổ phiếu thủy sản đối mặt nguy cơ giảm tốc Nhóm cổ phiếu thủy sản ghi nhận mức hồi phục cao hơn so với thị trường chung thời gian qua. Tuy nhiên, làn sóng lây nhiễm Covid-19 thứ 2 tại các thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, châu Mỹ - La tinh... đang khiến nhóm này đứng trước nguy cơ giảm tốc trở lại. Số ca nhiễm Covid-19...