Suối biến cây thành đá triệu đô
Cây cối ven suối Hiêu, xã Cổ Lũng (Bá Thước, Thanh Hóa) đều bọc một lớp đá vôi. Nhiều người đã mang số cây này đi bán, có cây lên tới cả triệu USD.
Năm 2011 thông tin đầu tiên về cây hóa đá rộ lên không chỉ bởi nó lạ mà còn vì được rao bán với giá triệu USD. Cây này tình cờ được gia đình ông Hoàng Văn Ngọc (thôn Tráng, xã Lâm Xa, huyện Bá Thước) tìm được trong một cái hang ở sông Luồng, huyện Quan Hóa, cách đây gần 10 năm.
Ngay sau đó, cây hóa đá được con gái ông Ngọc đưa lên mạng rao bán, gây chú ý cho nhiều người. Tuy nhiên, không có hình ảnh, bằng chứng nào để kiểm chứng cây hóa đá này có xuất hiện từ sông Luồng, còn gia đình ông Ngọc thì không nhớ rõ đó là ở khúc sông nào.
Bẵng đi một thời gian, cuối năm 2012, kiểm lâm ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đóng trên địa bàn huyện Bá Thước đã bật mí về dòng nước ở thác Hiêu. Đi hết thị trấn Cành Nàng (huyện Bá Thước), qua cầu La Hán bắc qua sông Mã về hướng xã Cổ Lũng chừng hơn 20 km cả đường nhựa lẫn đường đất leo núi thì đến nơi có thác Hiêu.
Một gốc cây to chưa kịp hóa đá do suối Hiêu đang vào mùa nước cạn.
Video đang HOT
Thác Hiêu nằm ở bản Hiêu, bản nằm xa và cao nhất của xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước. Toàn bộ các tầng nước ở thác Hiêu đều có đặc điểm là chảy trên nhiều lớp đá vôi. Hai bên và nhiều điểm nhô ở giữa dòng nước là những lớp đá vôi bám chặt. Thành phần đá vôi lớn trong nước chính là một trong những lý giải về bí ẩn cây hóa đá và cũng là điểm đặc biệt ở dòng thác này.
Những rễ, thân cây ven dòng suối chảy từ thác được bọc trong một lớp đá vôi. Càng lên cao, sự đông lại, kết tụ của đá vôi ở hệ thống suối Hiêu càng thấy rõ. Những túm rễ cây rừng to, dài bám theo ven suối, đón nhận dòng suối chảy qua lâu ngày trở thành những hình thù kỳ quái như hình bàn tay, hình bộ râu dài của ông bụt trong chuyện cổ tích…
Theo ông Hà Nam Ninh, nhà nghiên cứu văn hóa Thái ở thị trấn Cành Nàng (huyện Bá Thước), tên gọi thác Hiêu bắt nguồn từ tiếng Thái. Hiêu có nghĩa là nhô ra, chênh vênh như cành cây, đúng với rẻo đất làng Hiêu và thác Hiêu (xã Cổ Lũng) đang tọa lạc. Dòng nước từ thác Hiêu chảy ra có nhiều chất đá vôi, tạo nên những đông kết giữa nền và đôi bên bờ suối.
Vì vậy, con suối từ thác Hiêu chảy ra suối Nủa, rồi hòa vào sông Mã có tên gọi là suối Khanh (nghĩa là cứng, xiết). Thác Hiêu bắt nguồn từ một hang đá thuộc dãy núi đá vôi ở Pù Luông. Vào mùa mưa, lượng nước đổ về thác Hiêu rất lớn, đục ngầu khiến cây cối, đồ vật nó gặp trong dòng chảy đều bị hóa đá rất nhanh.
Các bộ rễ của cây ven suối Hiêu đã hóa đá.
Nhiều năm trước, những người dân chuyên đi rừng phát hiện ra điều kỳ thú này. Ban đầu, họ chỉ đem các cây, rễ, cành… đã được kết tụ đá vôi tạo dáng đẹp về nhà để trưng bày. Sau này họ biến những thứ cây đá tạo dáng kỳ lạ trên thành sản phẩm ngoài thị trường.
Cứ mùa mưa, họ tìm dáng cây đẹp để dìm đứng xuống suối, hết mùa mưa mang lên bờ thì biến thành cây hóa đá. Hoạt động này được một số người lén lút làm, vận chuyển cây đã hóa đá ra khỏi địa bàn bằng các phương tiện xe máy.
Anh Trương Thanh Hợp, kiểm lâm viên của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, chia sẻ thác Hiêu nằm trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Cùng với một số địa danh khác, nơi này đã và đang được đầu tư để phát triển theo hình thức du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái. Sau khi phát hiện ra việc chặt, cắt, ngâm, vận chuyển những dáng cây có đá vôi kết tụ, bám cứng thì ngành chức năng và chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền để người dân hiểu rõ, tránh các hoạt động có thể làm ảnh hưởng đến đặc điểm tự nhiên của dòng thác Hiêu và nguy cơ khác có thể xảy ra.
Theo Tiền Phong
Bán chùa vì... nặng mùi
Một hòa thượng ở Thái Lan cho biết, chùa của ông đang được rao bán do mùi hôi thối liên tục bốc ra từ một cơ sở thức ăn chó mèo gần đó, báo Bangkok Post đưa tin.
Ông Luang Buddha Issara, trụ trì chùa Wat Or Noi ở tỉnh Nakhon Pathom, cho biết ông muốn bán ngôi chùa, vốn được thành lập vào năm 1990, với giá 67 triệu USD và hiến tặng số tiền này cho một quỹ từ thiện.
"Mùi hôi thối từ cơ sở thức ăn chó mèo cách đây chỉ khoảng 300 mét, và điều đó đang gây ra nhiều vấn đề cho sư sãi ở đây", ông nói.
Ông cho biết, ông định vào rừng để tiếp tục việc tu hành sau khi chùa được bán đi.
Những poster rao bán chùa được dán xung quanh khu vực có dòng chữ: "Bán chùa giá rẻ. Không thể chịu nổi mùi hôi thối từ cơ sở thức ăn chó mèo".
Ông Supoj Urjitsurakul, quản lý cơ sở nuôi chó mèo, cho biết họ đang tăng cường hệ thống kiểm soát mùi nhằm khống chế mùi hôi.
Theo Thanh Niên
Ăn một bữa hết 200.000 USD Một bữa tiệc giáng sinh dành cho 4 người ăn với giá trọn gói 200.000 USD đang được rao bán trên trang web VeryFirstTo.com, ghi kỷ lục bữa ăn giáng sinh đắt nhất thế giới. Đầu bếp sẽ đến tận nhà để nấu cho khách bằng những nguyên liệu thuộc loại đắt nhất hành tinh, chẳng hạn trứng cá cực sang Almas (8.000...