Suntory Pepsico Việt Nam: Vì sao sản phẩm không ghi nơi sản xuất?
Quan sát của phóng viên cho thấy trên nhãn sản phẩm của Suntory Pepsico Việt Nam không có dòng nào cho thấy có thông tin về địa chỉ sản xuất.
Thời gian gần đây có nhiều bạn đọc phản ánh đến đường dây nóng Báo Gia đình & Xã hội về các nghi ngại liên quan đến sản phẩm đồ uống của Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam khi các sản phẩm này không ghi rõ nơi sản xuất như quy định. Người tiêu dùng lo ngại về sự minh bạch nguồn gốc sản phẩm mang tên Suntory Pepsico Việt Nam.
Lập lờ nơi sản xuất
Theo Điều 11: Quy định nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa (Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nghi nhãn hàng hóa) thì nhãn hàng hóa phải thể hiện nội dung: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa.
Ngoài ra, Điều 14 của Nghị định 89/2006 về tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá còn quy định rõ: 1. Hàng hoá được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hoá đó; 2. Hàng hoá được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu…
Đây là các điều kiện bắt buộc mà nhà sản xuất phải cung cấp, ghi đầy đủ, rõ ràng trên nhãn hàng hóa sản phẩm. Tuy nhiên về vấn đề xuất xứ hàng hóa (nơi hàng hóa được sản xuất) thì trên các sản phẩm đồ uống của Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam bị ẩn giấu, không xuất hiện.
Video đang HOT
Các sản phẩm của PepsiCo Việt Nam, trên nhãn hàng không có thông tin về nơi sản xuất. Ảnh: HC
Phóng viên đã tìm đến các siêu thị, cửa hàng bán đồ uống tìm mua các sản phẩm nước giải khát đóng chai của Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam, ghi nhận trên nhãn hàng các dòng sản phẩm của Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam không có thông tin về nơi sản phẩm được sản xuất.
Như với sản phẩm là nước tăng lực Sting hương dâu tây đỏ. Trên nhãn của chai nước này chỉ ghi là sản xuất bởi Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam, cao ốc Sheraton, số 88 đường Đồng Khởi, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra trên nhãn sản phẩm này còn có thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, thành phần. Quan sát của phóng viên cho thấy trên nhãn sản phẩm này không có dòng nào cho thấy có thông tin về địa chỉ sản xuất ra sản phẩm.
Tương tự với nhãn hàng của chai nước tăng lực Sting hương dâu tây đỏ là các sản phẩm như thực phẩm bổ sung nước uống Isotonic 7Up Revive hay chai nước tăng lực Sting…. Cũng của Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam trên nhãn mác đều không có thông tin về nơi sản xuất.
Vấn đề có được làm rõ?
Từ đầu tháng 9, Thanh tra Bộ Y tế đã đã tiến hành thanh tra toàn diện Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam. Đợt thanh tra được thực hiện tại các Công ty nước giải khát Suntory Pepsico khu vực miền trung, miền nam và các chi nhánh tại khu vực phía bắc, nhằm phát hiện các sơ hở, bất cập trong cơ chế quản lý, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm, phát hiện và xử lý vi phạm nếu có.
Trước khi thanh tra Pepsico, doanh nghiệp cũng từng dính không ít tai tiếng. Công ty này đã nhiều lần bị khách hàng tố mua phải sản phẩm bị lỗi, có dị vật. Thế nhưng, doanh nghiệp này luôn chọn giải pháp “im lặng” trước những sản phẩm lỗi của mình.
Một nhà máy của PepsiCo Việt Nam tại Cần Thơ. Ảnh: TL
Trước đó, các cơ quan báo chí đã thông tin về việc ngày 27/3/2015, ông Võ Tấn Cọp (ấp Long Mỹ, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, Tây Ninh) khi đi du lịch ở chân núi Bà Đen (Tây Ninh) đã mua một chai nước Sting tại quán nhỏ ở đây. Chưa kịp uống, ông Cọp phát hiện chai nước có dị vật gần giống như một loại sâu nhỏ. Dù đã phản ánh, nhưng nhà sản xuất không có câu trả lời thỏa đáng về dị vật trên.
Ngày 1/4/2015, anh Nguyễn Quang Huy (phường 9, TP. Vĩnh Long) nhân viên một công ty bảo hiểm nhân thọ xác nhận có sợi dây thun màu xanh trong chai Pepsi anh mua ở tỉnh Trà Vinh. Anh Huy đã thương lượng với Pepsi về việc đổi quà để chia sẻ cho người có hoàn cảnh khó khăn nhưng đại diện Pepsi không đồng ý.
Tiếp xúc với phóng viên, nhiều người tiêu dùng hoài nghi về tính minh bạch thông tin về nơi sản xuất các sản phẩm của PepsiCo Việt Nam. “Trên nhãn sản phẩm họ không nghi rõ nơi sản xuất, nhà máy nào, đóng ở đâu của Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam sản xuất ra sản phẩm. Vì đó chúng tôi không thể không lo lắng, nghi ngại về các sản phẩm bị làm giả, làm nhái. Đề nghị cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm khắc nhà sản xuất này nếu có vi phạm, nếu cố tình không cung cấp thông tin về xuất xứ sản phẩm “- một bạn đọc phản ánh.
Được biết, Pepsico Việt Nam có 4 nhà máy tại Bắc Ninh, TP. HCM, Đồng Nai, Cần Thơ.
Theo Gia Đình
Chưa chốt phương án bồi thường vụ C2, Rồng đỏ nhiễm chì
Vinastas đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH URC VN (URC) để bàn bạc về việc bồi thường, sau khi cơ quan chức năng VN đã kết luận và thu 2 lô trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ do URC sản xuất và cho lưu hành có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép.
Chưa chốt phương án bồi thường vụ C2, Rồng đỏ nhiễm chì
Ngày 7.9, ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN (Vinastas), cho biết chiều 6.9, Vinastas đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH URC VN (URC) để bàn bạc về việc bồi thường, sau khi cơ quan chức năng VN đã kết luận và thu 2 lô trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ do URC sản xuất và cho lưu hành có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép.
Hai bên đã đưa ra một số phương án bồi thường thiệt hại, nhưng chưa có phương án khả thi cao. "Các phương án bồi thường do URC đề cập rất khó thực hiện trên thực tế. Chẳng hạn, họ nói sẽ bồi thường với những trường hợp người mua các sản phẩm có hóa đơn - là đánh đố vì mua lẻ để sử dụng làm gì có hóa đơn?!", ông Hùng nói.
Ngược lại, Vinastas đề xuất Công ty URC dành một khoản tài chính để bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng về mặt tài sản (còn về sức khỏe thì phải giám định). Sau một thời gian (3 hoặc 6 tháng), nếu không còn khiếu nại của người tiêu dùng thì khoản này sẽ được sung công để phục vụ cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Công ty URC đồng ý phương án này nhưng đại diện Bộ Tài chính cho rằng cần phải tính toán lại, bởi khoản bồi thường không nằm trong danh mục nguồn thu ngân sách mà là quan hệ dân sự, do đó số tiền bồi thường nên để lại Công ty URC để sử dụng vào những hoạt động liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Theo Thanh Niên
'Bom' thực phẩm nhiễm độc chì Những chai nước uống C2 và Rồng Đỏ bị phát hiện có hàm lượng chì vượt xa mức công bố trong tháng 5 vừa qua khiến người tiêu dùng hoảng hốt. Giám sát việc tiêu hủy nước C2, Rồng Đỏ có hàm lượng chì cao hơn mức công bố Theo các chuyên gia, thực phẩm, đồ uống nhiễm chì gây nguy cơ rất...