Sững sờ vì trẻ 1 tháng tuổi bất ngờ xuất huyết não
Bệnh viện Nhi T.Ư vừa liên tiếp đón nhận điều trị cho 3 trẻ hơn 1 tháng tuổi bị xuất huyết não. Nguyên nhân gây bệnh trọng cho trẻ khiến cha mẹ các em hoàn toàn bất ngờ…
Nguy cơ tử vong cao
TS, bác sĩ Đặng Ánh Dương – Phó Trưởng khoa Hồi sức Ngoại (Bệnh viện Nhi T.Ư) cho biết, 3 cháu bé (ở Vĩnh Phúc, Nam Định, Hà Nam) đều mới hơn 1 tháng tuổi, cùng nhập viện trong tình trạng hôn mê, li bì. Trẻ đã được làm các xét nghiệm chẩn đoán với kết quả là xuất huyết do giảm tỷ lệ prothrombin trong máu, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin K.
Tại Bệnh viện Nhi T.Ư, sau khi truyền các chế phẩm máu để cầm máu, ngăn chặn chảy máu màng não và ổn định chức năng sống như hô hấp, tuần hoàn…, các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật lấy máu tụ cho 3 bệnh nhi.
Bệnh nhi hơn 1 tháng tuổi bị xuất huyết não do thiếu vitamin K đang được cấp cứu ở Bệnh viện Nhi T.Ư.ảnh: Diệu Linh
Video đang HOT
Trước đó, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh cũng đã phẫu thuật ghép sọ cứu bé trai 37 ngày tuổi (trú tại Cẩm Phả, Quảng Ninh) bị chảy máu não vì thiếu vitamin K. Bé được gia đình đưa vào viện trong tình trạng quấy khóc từng cơn, li bì, bỏ bú kèm theo có nôn trớ sau ăn, da nhợt nhạt. Kết quả xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cho thấy bé bị thiếu máu nặng, rối loạn đông máu; hình ảnh máu bán cầu não trái, có xuất huyết não bên trái, phù não… Trẻ được thở máy, truyền máu, tiêm vitamin K, kiểm soát áp lực nội sọ; sau đó phẫu thuật lấy hết tổ chức máu tụ cùng tổ chức não bị dập cho bé…
Chỉ 1 mũi tiêm là đủ
Theo PGS – TS Nguyễn Tiến Dũng, vitamin K có trong rau xanh, ngũ cốc, trứng gà, lợn nạc, thịt bò. Thai phụ phòng tránh thiếu vitamin K bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin K như rau xanh, ngũ cốc, sữa, trứng gà, lợn nạc, thịt bò… Sau khi sinh cần cho trẻ tiêm hoặc uống vitamin K.
Bác sĩ Dương cho biết, theo nghiên cứu, 90% trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K thường xảy ra vào lúc 30-40 ngày tuổi, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin K. Các trẻ bị xuất huyết não dù được điều trị tích cực nhưng tỷ lệ tử vong hoặc để lại di chứng vẫn còn cao (tỷ lệ tử vong là 25-40%, di chứng là 40-50%). Các di chứng hay gặp có: teo não, não úng thủy, não bé, động kinh, bại não hoặc dị tật về phát triển tâm thần vận động.
Theo bác sĩ Dương, để đề phòng hậu quả đáng tiếc cho trẻ, cha mẹ cần lưu tâm cung cấp vitamin K ngay sau sinh theo 2 phương pháp: tiêm (bắp) hoặc uống. Cụ thể tất cả trẻ mới sinh được tiêm một mũi vitamin K1 1mg, hoặc vitamin K3 2mg. Có thể cho trẻ uống vitamin K1 2mg, 3 lần, lần 1 sau khi sinh, lần 2 vào lúc trẻ 7 ngày tuổi và lần 3 khi trẻ được 1 tháng tuổi.
“Trên thế giới ghi nhận, nếu trẻ được dùng vitamin K với chiến lược tốt thì tỷ lệ xuất huyết não chỉ là 0,25/100.000 trẻ đẻ sống. Cha mẹ không nên chủ quan khiến con của mình rơi vào tình trạng nguy hiểm” – bác sĩ Dương cho biết.
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng – chuyên gia Nhi khoa, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cũng chỉ rõ, vitamin K là một thành phần quan trọng để tham gia vào quá trình đông máu, cụ thể là cần cho sự tạo thành Prothrombin trong gan. Với trẻ sơ sinh, vitamin K giúp dự phòng và điều trị xuất huyết, ngăn ngừa chứng thiếu máu và chứng xuất huyết. Vì thế, nếu trẻ thiếu vitamin K rất dễ xuất huyết não, màng não, tỷ lệ tử vong cao.
Theo Danviet
Tin vui: bé trai 1 tuổi nghi bị bạo hành đã khỏe mạnh xuất viện
Chiều 10.8, Bệnh viện Nhi T.Ư đã tiến hành làm thủ tục ra viện cho cháu T.T.A, 1 tuổi (Hà Nội), nghi bị bạo hành và bỏ rơi tại bệnh viện, gây xôn xao dư luận những ngày qua.
Tham dự có đại diện gia đình bệnh nhi (ông bà ngoại của cháu), đại diện Công an phường Láng Thượng, đại diện Công an Thành phố Hà Nội, đại diện Sở LĐTBXH. Bé sẽ được giao cho ông bà ngoại để chăm sóc, nuôi dưỡng.
PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện cho biết, tình trạng cháu bé hiện đã ổn định, các chức năng sống ổn định: Trẻ tỉnh táo, ăn tốt, tiếp xúc tốt, các vết bầm tím đã gần hết, không co giật, đại tiểu tiện bình thường. Tuy nhiên cháu vẫn cần được tiếp tục theo dõi, thăm khám về thần kinh như mức độ tỉnh táo, tình trạng vận động, co giật... Trẻ được các bác sĩ hẹn khám lại sau 2 tuần.
Cháu Tiến A đang điều trị tại Bệnh viên Nhi Trung ương (ảnh chụp chiều ngày 7.8). Ảnh: BSCC
Cũng theo PGS Điển, bệnh viện Nhi Trung ương hy vọng sau khi ra viện, cháu bé sẽ được gia đình chăm sóc và theo dõi, đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, đề nghị cơ quan công an và chính quyền địa phương tiếp tục giám sát về mặt pháp lý, đảm bảo an toàn cho bệnh nhi, đồng thời hy vọng cơ quan công an tích cực điều tra, nhanh chóng tìm ra thủ phạm và xử lý nghiêm minh trước pháp luật kẻ đã gây đau đớn cho cháu bé.
"Mọi chi phí điều trị trong thời gian cháu bé nằm viện đã được BHYT chi trả theo tiêu chuẩn bệnh nhân cấp cứu. Ngoài ra có một số tổ chức, các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm chi phí sinh hoạt cho cháu, chúng tôi cũng làm thủ tục bàn giao lại cho gia đình." - PGS Điển cho biết.
Trước đó, vào 12h30 phút ngày 4.8, khoa Cấp cứu - Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận một bé trai khoảng hơn 1 tuổi từ bệnh viện Saint Paul chuyển sang trong tình trạng mệt mỏi, hoảng sợ, hai chân và trán có nhiều vết bầm dập, lưng và cổ bị xước, vùng bìu có tổn thương màu đỏ tươi. Trẻ không có bố mẹ hay người thân đi cùng.
Sau khi chụp CT sọ não phát hiện bệnh nhi có xuất huyết não - màng não vùng đỉnh bên phải. Qua kết quả ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán cháu bị chấn thương sọ não và vùng mềm dưới da. Bệnh nhi được điều trị bằng thuốc an thần, giảm đau, dinh dưỡng và cho truyền dịch, đồng thời chăm sóc, theo dõi các diễn biến về dấu hiệu thần kinh.
Công an đã vào cuộc và làm rõ người đưa cháu bé vào viện là Nguyễn Thanh Hằng (SN 1978), trú tại 58 phố Yên Phụ (Ba Đình). Hằng khai cháu Trần Tiến A sinh ngày 23.8.2016, mẹ cháu bé tên là Đ.L.H (SN 1983) trú tại phố Tống Duy Tân, (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Do mẹ cháu bé mới bị bắt vì tội danh liên quan đến ma túy, nên đã gửi con cho một người bạn nhờ nuôi hộ. Đầu tháng 8 vừa qua, người bạn này bận công việc nên nhờ Hằng nuôi bé A giúp một thời gian. Ngày 3.8, thấy cháu bé có dấu hiệu nguy kịch, Hằng đã đưa vào bệnh viện rồi bỏ rơi cháu.
Theo Danviet
Hà Nội: Nhiều người nhập viện do nắng nóng Chiều 2.6, Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, nắng nóng gay gắt khiến lượng bệnh nhi đến khám tăng từ 10-15% so với bình thường. Trung bình mỗi ngày, Khoa Khám bệnh tiếp nhận 3.200-3.500 bệnh nhi đến khám chủ yếu là các bệnh lý sốt virus, tiêu chảy, viêm đường hô hấp... Anh minh hoa. Nguôn: Internet Ông Nguyễn Văn Thường, Phó...