Sững sờ CLB giàu nhất Ngoại hạng Anh, cao gấp 4 lần Man City, 21 lần MU
Man City chi tiêu mạnh nhất Ngoại hạng Anh nhưng họ lại không phải CLB có chủ giàu nhất giải.
Ngoại hạng Anh là giải đấu có thể nói “màu mỡ” nhất thế giới bởi không chỉ doanh thu khổng lồ của nó mà còn vì sự tham gia cực kỳ hùng hậu của các tập đoàn, doanh nhân giàu có vào cuộc chơi bóng đá. Newcastle United đã không còn cơ hội được tiếp quản bởi thái tử Saudi Arabia, nhưng đội bóng này thực ra không hề nghèo.
Newcastle đổi chủ hụt, thái tử Muhammad bin Salman (phải) lỡ cơ hội sở hữu tài sản cao hơn cả 19 CLB Premier League khác cộng lại
Nhiều người hẳn nghĩ rằng Man City là đội giàu nhất Ngoại hạng Anh bởi họ có sự hậu thuẫn mạnh mẽ từ Abu Dhabi. Thực tế lại cho thấy CLB này không phải là đội có ông chủ giàu nhất giải, tập đoàn Abu Dhabi United Group cùng với Citic Group và Silver Lake Partners có tổng giá trị tài sản 22 tỷ USD nhưng vẫn đứng thứ hai.
Video đang HOT
Vị trí thứ nhất lại thuộc về chính tập đoàn Fosun International của Wolverhampton. Một công ty đầu tư đến từ Trung Quốc, tập đoàn này có khối tài sản lên tới 103,29 tỷ USD và hàng năm thu về lợi nhuận vào khoảng 20,7 tỷ USD. Họ lấn vào vô số lĩnh vực: ngân hàng, giải trí, thời trang, ẩm thực, sản xuất công nghiệp, bảo hiểm & đầu tư, y tế, bất động sản, bán lẻ, công nghệ & du lịch…
Số tài sản của Fosun International lớn gấp 4,6 lần so với các ông chủ Man City và lớn hơn 21 lần so với nhà Glazer của MU (4,9 tỷ USD). Fosun International như đã đề cập là một tập đoàn đa ngành và đa quốc gia nên Wolves chỉ là một phần nhỏ trong số tài sản kiếm tiền của họ. Lý do CLB này chỉ không đầu tư mạnh tay như Man City là vì không muốn dính phốt luật tài chính UEFA chứ họ thừa sức dùng tiền giữ chân và mua thêm các cầu thủ.
Jeff Shi (phải) là chủ tịch của Wolverhampton và phó chủ tịch tập đoàn Fosun International
Đứng ở vị trí thứ 3 chính là Chelsea của ông trùm người Nga Roman Abramovich với khối tài sản 12,9 tỷ USD. Abramovich đến nay vẫn đầu tư đều đặn cho CLB, thậm chí sắp bơm thêm tiền cho dự án xây sân vận động mới, đã bị đình trệ khoảng 2 năm do ông bị cấm nhập cảnh vào Anh trong lúc xảy ra căng thẳng chính trị Anh – Nga.
100% cổ phần của Arsenal được sở hữu bởi doanh nhân Stan Kroenke, người sở hữu Arsenal. Kroenke những năm qua đã trở thành mục tiêu chỉ trích của fan Arsenal vì sự keo kiệt trong đầu tư và chỉ nghĩ tới lợi nhuận thay vì thành tích. Arsenal mùa 2019/20 mua cầu thủ thực tế chỉ hơn 1 triệu bảng so với đội mới lên hạng Aston Villa, sở hữu bởi 2 doanh nhân Nassef Sawiris & Wesley Edens với tài sản 9,2 tỷ USD.
Nhưng độ keo kiệt của Kroenke chưa chắc đã bằng Mike Ashley, chủ sở hữu của tập đoàn Sports Direct International và CLB Newcastle. Tài sản 2,8 tỷ USD của Ashley thậm chí còn nhiều hơn tập đoàn Fenway Sports Group (2,7 tỷ USD) sở hữu Liverpool, nhưng sự chắt bóp chi tiêu của Ashley khiến Newcastle thường trực trong nhóm trụ hạng nên không ngạc nhiên khi các fan đội bóng này buồn bã vì vụ đổi chủ hụt vừa qua.
Cũng cần nói thêm rằng chủ giàu chưa chắc đội bóng cũng giàu và thoải mái chi tiêu. Leicester City của tập đoàn King Power (5,9 tỷ USD), hay Tottenham của Joe Lewis (6,2 tỷ USD) khó đọ được với khả năng mua sắm của MU, dù nhà Glazer có tài sản ít hơn.
Ở cuối danh sách có một số CLB không vượt quá 1 tỷ USD tài sản. Watford & Bournemouth được sở hữu bởi những ông chủ có tài sản chỉ khoảng 110-120 triệu USD, và riêng tổng tài sản của Norwich còn không bằng giá Chelsea mua Danny Drinkwater.
Riêng Sheffield United lại khác, hoàng tử Abdullah bin Al Saud tới từ Saudi Arabia khá giàu nhưng 255 triệu USD ông đầu tư cho CLB là tiền túi chứ không lấy từ công ty nào mình sở hữu.
Lộ diện 'ông vua hiệp 2' ở Ngoại hạng Anh mùa này
Không phải bất kỳ ông lớn nào mà chính Wolverhampton lại là CLB cực kỳ lợi hại ở hiệp 2 Premier League 2019/20.
Mới đây, Wolves đã hạ Aston Villa 1-0 để tạm chiếm vị trí thứ 5 của Man United tại Ngoại hạng Anh mùa này. Người ghi bàn duy nhất cho "Bầy sói" là tiền vệ 25 tuổi Leander Dendoncker, ở phút thứ 62.
Cho tới nay, Wolves đã sở hữu cả thảy 45 bàn ở Premier League 2019/20, và theo thống kê, 33 bàn trong số này (chiếm 73%) được họ ghi trong hiệp 2, đạt tỷ lệ cao hơn bất kỳ CLB nào khác. Có thể nói, Wolves chính là "ông vua hiệp 2" ở Ngoại hạng Anh mùa này.
Điều này cho thấy dù thi đấu không mấy ấn tượng trong hiệp thi đấu đầu tiên, song Wolves luôn biết cách hạ sát đối thủ trong hiệp 2. Sự lỳ lợm cũng như sắc sảo của đội chủ sân Molineux sau giờ nghỉ là chìa khóa quan trọng giúp họ đang cạnh tranh sòng phẳng với các ông lớn cho tấm vé dự Champions League mùa tới.
Ngoài ra, còn một thống kê khá thú vị nữa về Wolves. Đó là nếu Premier League 2019/20 kết thúc ở vòng 19, tức nửa mùa giải, đoàn quân của HLV Nuno Espirito Santo sẽ xuống hạng khi đứng bét bảng với 27 điểm. Tuy nhiên, nếu chỉ tính kết quả của nửa mùa sau, Wolves sẽ đứng thứ 3 sau nhà vô địch Liverpool và đội nhì bảng Man City.
Rõ ràng, điều này cho thấy Wolves đã hoàn toàn lột xác ở giai đoạn hai của mùa 2019/20 để có thứ hạng tốt như hiện tại. Với những gì đã và đang trình diễn, Wolves xứng đáng có một suất dự cúp châu Âu mùa tới.
Ngoại hạng Anh "phá rối" Champions League Chính phủ Anh dự kiến buộc mọi du khách khi nhập cảnh phải tiến hành cách ly đủ 14 ngày kể từ đầu tháng 6, vô tình đẩy Giải Ngoại hạng Anh, bóng đá châu Âu vào tình cảnh hỗn loạn mới. Giải bóng đá Đức trở lại có phần suôn sẻ trong vài ngày qua, đã và đang là nguồn động lực...